Công an xã có quyền phạt mũ bảo hiểm, đỗ xe trái quy định?
Đi chơi, chúc Tết ở quê tôi thường không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vì muốn đầu óc thoải mái, không bị hỏng mất kiểu tóc… Công an xã có quyền phạt lỗi đỗ xe trái quy định hoặc không đội mũ bảo hiểm với tôi hay không?
Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ, công an xã được quyền tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông đường bộ và theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9, khoản 2 quy định lực lượng công an xã có nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng.
Để làm rõ Nghị định này, Thông tư số 47/2011/TT-BCA do Bộ Công an ban hành đã nghiêm cấm lực lượng công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, mà chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý.
Video đang HOT
Hình minh họa.
Khoản 4, điều 7 của Thông tư quy định, lực lượng công an xã chỉ được xử lý các hành vi như: Điều khiển xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật; các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Đó là các hành vi bao gồm: Tụ tập từ ba xe trở lên ở lòng đường; bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách; chở theo hai người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ…
Mộc Miên (Tổng hợp)
Theo Nguoiduatin
Kéo giảm tai nạn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán
Chiều 17/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các biện pháp cấp bách bảo đảm trật tự ATGT.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp
Đồng thời Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét, lựa chọn một số giải pháp cụ thể, cấp bách, quyết liệt sao cho hiệu quả để kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí. Nhất là trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, số lượng xe ô tô, xe máy đăng ký ngày càng tăng, gây ra quá tải, tắc đường, kẹt xe, người dân căng thẳng khi tham gia giao thông...
Muốn vậy, các bộ, ngành, địa phương phải có kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện, có phân công, phối hợp, kiểm tra, xử lý. Chủ công là 2 Bộ: GTVT, Công an, các địa phương có nhiều "điểm đen", nhiều lễ hội, các đường ngang dân sinh...
"Ngay trong dịp Tết Nguyên đán, phải xử lý nghiêm việc không đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, nhất là các đô thị lớn", Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo. Riêng việc hoán cải tải trọng xe chở khách, chở hàng, xe container, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu xử lý nghiêm và cấm để xảy ra việc "lách luật" để doanh nghiệp hoán cải tải trọng xe, ảnh hưởng đến an toàn vận tải. Đồng thời, để triển khai các giải pháp đảm bảo ATGT, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý: "Không để xảy ra tiêu cực trong các lực lượng chức năng, làm mất uy tín và hình ảnh ngành và lực lượng thực thi công vụ".
Lê Sơn
Theo PLVN
Phòng CSGT TP Hà Nội: Tăng cường 24 tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm giao thông Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì phối hợp cùng với Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an Hà Nội thành lập 24 tổ công tác đặc biệt thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe...