Công an vào cuộc vụ mua bán giấy chứng minh nhân dân dễ như… mua rau
Ngày 26.3, trao đổi với PV Báo Lao Động, thiếu tá Phạm Ngọc Thanh – Phó Trưởng Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa cho biết: Ngay sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng mua bán Giấy chứng minh nhân dân (CMND) công khai diễn ra trên địa bàn, đơn vị này đang tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các thông tin báo nêu.
Ông Thanh cũng cho biết: “Trên địa bàn phường Láng Hạ có khoảng 20 cửa hàng cầm đồ. Chúng tôi sẽ yêu cầu các chủ cửa hàng cam kết dừng ngay hành vi mua bán Giấy CMND”.
Trước đó, như Lao Động đã điều tra, hiện nay tình trạng mua bán Giấy CMND diễn ra công khai tại nhiều cửa hàng tại Hà Nội. Không những thế, lợi dụng việc mua bán Giấy CMND quá dễ dàng, kẻ xấu sẽ sử dụng những thông tin cá nhân từ CMND của người khác vào những mục đích xấu, như mở thẻ ngân hàng, sau đó lợi dụng chiếm đoạt tài sản, để lại những hậu quả khó lường. Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý những hành vi vi phạm này.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, LS Nguyễn Văn Thái – đoàn Luật sư TP.Hà Nội – cho rằng, hành lang pháp lý đối với việc mua bán Giấy CMND đang có một lỗ hổng lớn.
Video đang HOT
“Hiện tại chưa có quy định rõ ràng thể hiện rằng cấm mua bán CMND hay thẻ căn cước công dân” – LS Thái nói. Theo đó, luật pháp cấm cho thuê, cấm cho mượn CMND, giấy tờ tùy thân nhưng lại không cấm việc mua bán, trao đổi, dù rằng những hành vi hoàn toàn tương tự, thậm chí còn ở mức độ nguy hiểm hơn. Và khi những hành vi này diễn ra ngang nhiên thì đối tượng chịu rủi ro nhất lại chính là chủ nhân của CMND. Các đối tượng xấu hoàn toàn có thể sử dụng CMND vào mục đích bất hợp pháp.
Theo LS Thái, chúng ta cần đưa hành vi mua bán CMND vào những hành vi bị cấm của pháp luật để tránh những rủi ro cho chủ sở hữu CMND và ngăn cản các đối tượng muốn lợi dụng thông tin của người khác vào mục đích xấu.
NGUYÊN HA – PHAM DUNG
Theo Laodong
Dọa giết phóng viên đối mặt với tội hình sự
Trao đổi với PV Báo NTNN/Dân Việt, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, việc các nhà báo, phóng viên bị đánh, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân cũng như gia đình không còn là chuyện hiếm gặp trong một vài năm gần đây.
"Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong xã hội, luôn tồn tại một bộ phận muốn chà đạp lên pháp luật để kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, các hành vi đó, có khi chỉ bị lôi ra ánh sáng khi có sự vào cuộc quyết liệt của các nhà báo, phóng viên chân chính, sẵn sàng đương đầu cái sai, cái xấu, hành vi tiêu cực trong xã hội" - ông Thơm nói.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng hành vi dọa giết PV Báo NTNN của đối tượng Bình đã có dấu hiệu cấu thành tội "Đe dọa giết người". ảnh: NVCC
Luật sư Thơm cho rằng, bất kỳ một hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự. Cụ thể như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản...
Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số159/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
"Tuy nhiên, dường như các chế tài kể cả là hình sự hay hành chính đều chỉ xử phạt dựa vào tính chất, mức độ của hành vi của các đối tượng vi phạm gây ra cho bản thân người bị xâm hại, mà chưa xem xét đến khía cạnh hành vi vi phạm đó là nguy hiểm cho xã hội. Bởi những việc đó trực tiếp xâm phạm đến quyền được tiếp cận thông tin của công dân, mà đây là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận đối với mỗi công dân" - luật sư Thơm phân tích.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, các sự việc hành hung, đe dọa phóng viên nhà báo đang tác nghiệp chân chính được xử lý thời gian qua, chỉ mới được xem xét ở mặt một công dân bị đe dọa, hành hung. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận hành vi "Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin..." là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là "Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm". Luật sư Nguyễn Anh Thơm đề nghị: "Trường hợp đối tượng nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhà báo, nếu có căn cứ xử lý về hình sự thì khi xét xử phải xử lý nghiêm minh. Chúng ta phải cương quyết không cho hưởng án treo đối với những loại tội phạm xâm hại đến quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo chân chính".
Đối với sự việc của PV Dương Dũ Tuấn (phóng viên thường trú Báo NTNN/Dân Việt tại Bình Định) bị dọa giết, luật sư Thơm nhận định, đối tượng đã thực hiện hành vi chặn xe, dùng dao đe dọa tấn công và có thể tấn công ngay lập tức buộc phóng viên phải xóa dữ liệu đã tác nghiệp trước đó đã có dấu hiệu cấu thành tội "Đe dọa giết người", theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người nào phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Bên cạnh đó, hành vi của đối tượng Bình cũng có thể bị xử lý về tội danh "Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin...", theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo Danviet
Bắt quả tang nam thanh niên đang "vặt trộm" cục nóng điều hòa nhà chờ xe buýt BRT Nguồn tin cho biết, Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, đã bàn giao đối tượng trộm cục nóng điều hòa ở nhà chờ xe buýt BRT cho Công an quận Đống Đa xử lý theo thẩm quyền. Theo nguồn tin, vào khoảng 23h ngày 10-12, Vũ Ngọc Long, SN 1996, trú tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo,...