Công an vào cuộc vụ khách hàng mất 32 tỷ đồng sổ tiết kiệm BIDV
Trước thông tin khách hàng phản ánh mất 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm tại Phòng giao dịch D2 Giảng Võ, chi nhánh Tây Hồ, BIDV cho biết đã mời công an vào cuộc.
Đại diện BIDV cho biết, ngày 9.9, khách hàng Ngô Phương Anh đã trực tiếp đến Phòng giao dịch D2 Giảng Võ, chi nhánh Tây Hồ đề nghị tất toán Sổ tiết kiệm.
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận đề nghị, đối soát với hồ sơ khách hàng hiện có, BIDV Tây Hồ nhận thấy một số dấu hiệu không khớp đúng trong các chứng từ giao dịch và lưu giữ giữa ngân hàng và khách hàng. Xét thấy sự việc cần được xác minh để đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho khách hàng, BIDV đã thu thập thông tin, hồ sơ có liên quan đến vụ việc, báo cáo cơ quan Công an đề nghị làm rõ theo qui định của pháp luật.
Đến ngày 12.9, đại diện cơ quan Công an đã có cuộc họp với BIDV chi nhánh Tây Hồ. BIDV chi nhánh Tây Hồ đã nỗ lực, tích cực phối hợp với cơ quan Công an để làm rõ, nhanh chóng xác minh bản chất sự việc và giải quyết khiếu nại của bà Ngô Phương Anh.
BIDV khẳng định mọi quyền lợi chính đáng, hợp pháp của khách hàng nói chung và của bà Ngô Phương Anh nói riêng luôn được đảm bảo. Sau khi có kết luận chính xác bản chất sự việc từ cơ quan chức năng, BIDV sẽ thông báo chính thức công khai, minh bạch theo đúng qui định của pháp luật đối với công ty đại chúng.
Video đang HOT
Trước đó, theo đơn tố cáo và phản ánh của khách hàng trên báo Tuổi trẻ, bà Ngô Phương Anh (tại Đà Lạt) làm đơn tố cáo ông Phạm Thế Long – Giám đốc phòng giao dịch D2 Giảng Võ, cùng một số nhân viên ngân hàng BIDV chiếm đoạt 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm do bà đứng tên.
Cụ thể, bà Phương Anh cho biết, ngày 20. 4 bà Bùi Thị Anh Thư (35 tuổi, thường trú tại đường Đào Duy Từ, Đà Lạt) đề nghị bà đi cùng tới BIDV chi nhánh Tây Hồ để hoàn tất thủ tục sang tên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng. Việc sang tên do bà Thư mua miếng đất trị giá 36 tỉ đồng của gia đình bà Anh tại Đà Lạt cách đó ít tháng. Trước đó, để trả số tiền mua nhà đất 36 tỷ đồng, bà Anh Thư đã làm hợp đồng ủy quyền cho bà Phương Anh sở hữu một sổ tiết kiệm có kỳ hạn 30 tỷ đồng mang tên Bùi Thị Anh Thư, do phòng giao dịch D2 Giảng Võ BIDV chi nhánh Tây Hồ phát hành vào ngày 21.1 và ngày hết hạn là 21.4.2016.
Tại ngân hàng, bà Anh Thư và bà Phương Anh gặp ông Phạm Thế Long, ông Chung. Theo bà Phương Anh, đây là hai người của ngân hàng đứng ra xử lý các thủ tục. Ông Long nói bà Anh và bà Thư đưa chứng minh nhân dân để photo và đưa một tờ giấy trắng không có nội dung yêu cầu bà ký phía dưới. Điểm đáng chú ý theo bà Phương Anh tố cáo là ký vào tờ giấy trắng đó là do ông Long yêu cầu để ngân hàng xác nhận xem có giống với mẫu chữ ký của bà từng đăng ký tại ngân hàng hay không. Sau đó, ông Long cho biết thủ tục đã hoàn tất và hẹn bà Phương Anh ngày 22.4 quay lại nhận sổ. Phản ánh trên báo Tuổi trẻ, bà Phương Anh kể: “Sáng 22.4, tôi trở lại phòng giao dịch D2 Giảng Võ làm thủ tục nhận sổ tiết kiệm. Ông Long đưa hơn 10 tờ giấy có tiêu đề “giấy nộp tiền” nhưng không có nội dung, yêu cầu tôi ký phía dưới.
Do chủ quan, tôi chỉ nghĩ phát hành sổ tiết kiệm mới nên ký để nộp vào thẻ mới nên đồng ý. Ngoài ra, còn có hai tờ giấy màu hồng cam kết không rút tiền trước thời hạn. Sau đó ông Long và ông Chung đưa sổ tiết kiệm mới kèm theo 5 bản sao y do ông Long ký và đóng dấu. Nhận sổ tiết kiệm mới mang tên Ngô Phương Anh có kỳ hạn là 3 tháng, trị giá 32 tỷ đồng, tôi và chồng tin tưởng gửi trả lại sổ tiết kiệm mang tên Bùi Thị Anh Thư cho ông Chung cầm”.
Với thông tin phản ánh trên, bà Phương Anh cho rằng đã ký vào hơn 10 tờ giấy có tiêu đề “giấy nộp tiền”. Đây là chi tiết thứ hai đáng chú ý, sau khi bà Phương Anh đã ký vào tờ giấy trắng khi làm thủ tục ngày 21.1.
Đến ngày 21.6, ông Chung nhắn tin vào điện thoại di động của bà Phương Anh: “Sổ ở BIDV tới thời hạn phải trả, cháu cho chị Thư mượn tiền để làm sổ cho cô, bây giờ đã đến hạn tất toán. Cô ra Hà Nội giúp cháu, nếu không tên cô sẽ bị treo trên toàn hệ thống ngân hàng, sau này không ai giao dịch với cô đâu”.
Nhận được nhiều tin nhắn từ ông Chung, ngày 1.7 bà Phương Anh đã nhờ người quen làm tại BIDV ở TP.HCM kiểm tra thì phát hiện 32 tỉ đồng đã bị rút sạch vào trưa 22.4. “Ngày 9.9, gia đình tôi thuê luật sư tới phòng giao dịch D2 Giảng Võ yêu cầu lãnh đạo chi nhánh giải thích sự việc.
Phòng giao dịch cho chúng tôi xem toàn bộ chứng từ giao dịch tôi nộp tiền cho hơn 10 người mà tôi không hề quen biết với số tiền là 32 tỷ đồng mà tôi đã ký chuyển và nộp tiền vào ngày 22.4. Riêng tờ giấy trắng tôi ký lại được trưng ra là giấy báo mất sổ tiết kiệm”, bà Phương Anh nói với bảo Tuổi trẻ. Từ đó đến nay, bà Phương Anh gửi đơn tố cáo và tường trình vụ việc tới Công an Hà Nội. Sự việc đang chờ cơ quan công an xác minh sau khi BIDV đã mời cơ quan công an vào cuộc.
Theo: Phi Long
Dân Việt
LienVietPostBank nói gì về việc ưu tiên tuyển dụng người cùng họ với Sếp?
Đại diện ngân hàng cho biết chỉ ưu tiên tuyển người họ Dương làm việc ở những huyện nghèo, vùng sâu vùng xa.
Hai ngày cuối tuần, việc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) ưu tiên tuyển dụng người có cùng họ Dương với ông chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Công Minh đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Cụ thể, thông tin trên trang web họ Dương Việt Nam cho biết, để phát triển và ưu tiên tạo cơ hội việc làm cho con cháu trong dòng tộc, hội đồng thông báo về việc sẽ ưu tiên tuyển dụng con em họ Dương vào làm việc ở các phòng giao dịch tại các huyện mở mới phòng giao dịch của LienVietPostBank khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Các ứng viên là những sinh viên họ Dương đã tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài nước chuyên ngành kinh tế: Quản trị kinh doanh, tài chính NH, kế toán - kiểm toán...Ứng viên phải qua phỏng vấn, nếu phù hợp mới được tuyển dụng. Ứng viên chỉ được ưu tiên tuyển dụng, không ưu tiên sắp xếp công việc, tồn tại, phát triển và nếu trong quá trình làm việc không đáp ứng được công việc hoặc vi phạm kỷ luật sẽ bị cho nghỉ việc hoặc buộc thôi việc theo quy định của ngân hàng.
Liên hệ với LienVietPostBank, đại diện ngân hàng cho biết ông chủ tịch HĐQT cũng đã xác nhận về việc ưu tiên tuyển dụng này. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ưu tiên tuyển người họ Dương làm việc ở những huyện nghèo, vùng sâu vùng xa.
Vị đại diện cho biết thêm, đợt tuyển dụng ưu tiên này chỉ có hơn 60 trường hợp và đều là các vị trí đơn giản, không ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng cũng thực hiện theo các bước tuyển dụng thông thường chứ không hề có xét tuyển đặc cách.
Được biết, LienVietPostBank vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt cho phép mở 7 Chi nhánh tại 7 tỉnh gồm Phú Yên, Hưng Yên, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Lai Châu, Sơn La và Bình Định để mở rộng mạng lưới Chi nhánh tại 63 tỉnh/thành và mở thêm 62 Phòng Giao dịch tại 22 tỉnh/thành phố. Với sự mở rộng này, LienVietPostBank chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới lớn nhất với Chi nhánh đầy đủ ở tất cả 63 tỉnh/thành trên toàn quốc và hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện đến tận cấp huyện, xã.
Theo_2Sao
Chủ động giải quyết khiếu nại, tố cáo Tuy nhiên, do thực tế khiếu nại, tố cáo trên địa bàn khá phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách, cơ chế trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đặc thù, cho nên vẫn còn tồn tại nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài. Chẳng hạn như khiếu nại về chính sách đền bù, thu hồi đất tại...