Công an Trung Quốc cam kết hỗ trợ cảnh sát Hong Kong
Bộ Công an Trung Quốc cam kết hướng dẫn và hỗ trợ cảnh sát Hong Kong xử lý các trường hợp vi phạm luật an ninh quốc gia.
“Chúng tôi phải chỉ đạo cảnh sát Hong Kong ngăn chặn bạo lực và gây rối, nhằm ngăn ngừa, trừng trị hành vi phạm tội của một nhóm rất nhỏ gây nguy hại cho an ninh quốc gia”, Bộ Công an Trung Quốc (MPS) hôm 5/7 dẫn lời lãnh đạo bộ này trên website.
Trong một cuộc họp gần đây nhằm nghiên cứu và triển khai luật an ninh Hong Kong, lãnh đạo Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố kiên quyết áp dụng và thực thi luật an ninh ở đặc khu.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai để giải tán biểu tình phản đối luật an ninh ở Hong Kong hôm 24/5. Ảnh: Reuters.
“Chúng ta phải trừng phạt theo luật các hành vi phạm tội như ly khai, lật đổ, tổ chức khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, tờ Legal Daily dẫn một tuyên bố gần đây của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Tuyên bố cho hay cơ quan này sẽ kiên quyết cùng với chính phủ, Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia và cảnh sát Hong Kong đảm bảo an ninh cho đặc khu.
Video đang HOT
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 30/6 thông qua luật an ninh Hong Kong, hình sự hóa các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc là những đơn vị đầu tiên của chính phủ Trung Quốc lên tiếng về luật an ninh Hong Kong kể từ khi luật được thông qua, song không nêu chi tiết về cách các cơ quan này dự định hợp tác với cảnh sát Hong Kong để thực thi luật.
“Cơ chế liên lạc hiện tại giữa Bộ Công an Trung Quốc và Hong Kong sẽ tiếp tục và trên hết, mối quan hệ giữa bộ này và cảnh sát Hong Kong sẽ được tăng cường”, Tian Feilong, giáo sư luật tại Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, nhận định.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Liên Hợp Quốc quan ngại luật an ninh Hong Kong
Văn phòng Nhân quyền LHQ lo ngại các điều khoản "mơ hồ và quá rộng" trong luật an ninh Hong Kong có thể khiến các nhà hoạt động bị bắt.
"Chúng tôi được báo rằng những vụ bắt bớ theo luật được thực hiện ngay lập tức, dù chưa có đầy đủ thông tin và chưa rõ về phạm vi của các tội danh", phát ngôn viên Văn phòng Quyền con người Liên Hợp Quốc Rupert Colville nói trong cuộc họp báo hôm nay tại Geneva, Thụy Sĩ.
Luật an ninh Hong Kong, có hiệu lực từ ngày 1/7, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Cảnh sát Hong Kong bắt khoảng 370 người tham gia biểu tình phản đối luật an ninh ngay ngày đầu có hiệu lực, trong đó 10 người bị buộc tội theo đạo luật này.
"Chúng tôi quan ngại rằng định nghĩa về một số tội danh trong luật là mơ hồ và quá rộng, không phân biệt đầy đủ giữa hành vi bạo lực và phi bạo lực. Điều này có thể dẫn đến cách giải thích mang tính phân biệt hoặc mang tính cá nhân trong thực thi đạo luật, có thể làm suy yếu hoạt động bảo vệ nhân quyền", Colville nói.
Colville cho rằng tội danh "thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài" có thể khiến các nhà hoạt động bị truy tố vì thực thi quyền tự do ngôn luận, lập hội nhóm và hội họp hòa bình. Các điều khoản trong đạo luật đảm bảo cho suy đoán vô tội cùng các quyền đối với thủ tục tố tụng và xét xử công bằng phải được giữ nguyên, phù hợp với các hiệp ước quốc tế bảo vệ quyền dân sự và chính trị, theo Colville.
Cảnh sát Hong Kong bắt một người biểu tình (ngồi dưới đất), ngày 1/7. Ảnh: AFP.
Bắc Kinh bị nhiều nước chỉ trích khi quyết định áp luật an ninh mới với đặc khu hành chính Hong Kong. Những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ tại Hong Kong và nhiều quốc gia cho rằng đạo luật vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", vốn được quy định trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Quyền tự trị Hong Kong và trình lên Tổng thống Donald Trump. Theo dự luật này, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ Trung Quốc thực thi luật an ninh, hạn chế quyền tự chủ của Hong Kong. Đối tượng bị trừng phạt có thể là các quan chức Trung Quốc, cảnh sát Hong Kong hoặc các ngân hàng hợp tác với những quan chức thực thi luật an ninh.
Dự luật Quyền tự trị Hong Kong sẽ trở thành luật khi được Trump ký thông qua. Tuy nhiên, Nhà Trắng chưa bình luận liệu Trump có ký dự luật này hay không.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Liên minh châu Âu (EU) nói luật có nguy cơ gây suy yếu nghiêm trọng mức độ tự trị cao của Hong Kong, đồng thời tác động tiêu cực đến sự độc lập tư pháp và pháp trị tại đặc khu.
Anh thông báo cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh, cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch. Quy định nhập cư mới sẽ được thực hiện "trong vài tháng tới", Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc cho rằng luật an ninh làm suy giảm quyền tự trị của Hong Kong. Bắc Kinh cũng yêu cầu các nước không can thiệp công việc nội bộ liên quan tới vấn đề Hong Kong.
Hàng trăm người bị bắt, cảnh sát bị đâm trong ngày đầu tiên luật an ninh Hong Kong có hiệu lực Cảnh sát Hong Kong bắt khoảng 370 người khi hàng nghìn người biểu tình phản đối luật an ninh mới bất chấp lệnh cấm. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình cũng khiến 1 cảnh sát bị thương vì bị đâm ở vai. Biểu tình phản đối luật an ninh mới ở Hong Kong hôm 1/7. Theo SCPM, cảnh sát Hong...