Công an TP.HCM truy nã quốc tế Woo Kyung Soo lừa đảo ‘tư vấn lao động, định cư Canada’
Công an TP.HCM truy nã Woo Kyung Soo (quốc tịch Úc) ‘ lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ tư vấn đưa người lao động đi nước ngoài làm việc và định cư tại Canada.
Ngày 25.6, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (PC03), Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định truy nã đối với bị can Woo Kyung Soo (48 tuổi, quốc tịch Úc), Giám đốc Công ty TNHH Universal Network Connection (viết tắt Công ty Universal Network Connection, trụ sở Q.1, TP.HCM) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị can Woo Kyung Soo bị truy nã quốc tế về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ảnh CTV
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM xác định, Công ty Universal Network Connection chưa được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2017 đến tháng 3.2020, Woo Kyung Soo đã đưa ra thông tin gian dối về việc có khả năng đưa người lao động đi làm việc và định cư nước ngoài; ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn xin cấp phép lao động định cư tại Canada với khách hàng. Sau khi nhận tiền của khách hàng, Woo Kyung Soo không thực hiện hợp đồng mà chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng rồi bỏ trốn.
Video đang HOT
Căn cứ chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, ngày 22.6, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định truy nã, bắt tạm giam bị can Woo Kyung Soo về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Do xác định Woo Kyung Soo đang bỏ trốn tại Hàn Quốc nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm thủ tục truy nã quốc tế đối với Woo Kyung Soo thông qua Văn phòng Interpol Việt Nam.
Nổ cán bộ VIP lừa xuất khẩu lao động, cuỗm gần 30 tỷ đồng
Vân nói dối có kinh nghiệm nhiều năm làm xuất khẩu lao động. Trạc mạo nhận là cán bộ cao cấp của cơ quan Nhà nước nên có nhiều mối quan hệ.
Với thủ đoạn này, Vân và Trạc đã lừa đảo 97 người có nhu cầu xuất khẩu lao động để chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng.
Sáng 27/4, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lại Thị Vân (SN 1980, ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và bị cáo Phạm Bá Trạc (SN 1959, ở quận Hà Đông, Hà Nội) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 BLHS.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, trong thời gian từ tháng 6/2017 đến 4/2020, Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều bị hại tố cáo Vân và Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua việc nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Tiến hành điều tra, cơ quan điều tra xác định, từ năm 2015 đến 2017, Vân và Trạc dù không có chức năng, không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Australia, nhưng đưa ra thông tin gian dối với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vân nói dối về việc chị ta có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Còn Trạc mạo nhận anh ta là cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước nên có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Sau khi tự đưa ra các thông tin gian dối, Vân và Trạc cam kết, người đi xuất khẩu lao động tại Australia sẽ được lao động từ 2 đến 4 năm với mức lương từ 3.000 đến 4.000 USD một tháng. Và người có nhu cầu đi lao động phải nộp tiền phí từ 5.000 đến 30.000 USD một người, tùy vào từng công việc.
Hai bị cáo Vân và Trạc tại phiên toà.
Cả Vân và Trạc đều hứa hẹn, sau khi mỗi người nộp tiền đặt cọc từ 2.000 đến 10.000 USD, trong thời gian khoảng ba tháng, người lao động được xuất cảnh sang Australia lao động và khi đó họ mới phải nộp nốt số tiền còn lại.
Trước sự hứa hẹn của Vân và Trạc, các bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố đã nộp trực tiếp hoặc thông qua trung gian nộp tiền và hồ sơ cho Vân, Trạc để nhờ làm thủ tục cho họ, hoặc cho người thân của họ đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Nhận tiền xong, Vân và Trạc tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, học tiếng Anh. Sau đó, người lao động được Vân và Trạc đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh... để làm visa.
Kết quả điều tra xác định, những việc làm trên của Vân và Trạc chỉ để lừa người lao động nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của họ. Thực tế thì Vân và Trạc không làm thủ tục gì để đưa người lao động đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Hết thời hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động đến đòi tiền. Lúc này, Vân và Trạc đã viết cam kết hứa hẹn sẽ trả lại tiền cho họ, nhưng sau đó bỏ trốn và chiếm đoạt tiền của người lao động.
Sau một thời gian bỏ trốn, ngày 11/7/2020, Trạc đến cơ quan điều tra đầu thú. Ngày 3/2/2021, Vân bị bắt theo lệnh truy nã.
Quá trình điều tra, Vân và Trạc thừa nhận đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng. Các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án yêu cầu Vân và Trạc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố cho biết, liên quan đến hành vi lừa đảo của hai bị cáo Vân và Trạc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông vừa chuyển hồ sơ vụ lừa đảo 34 bị hại ở tỉnh Hải Dương đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội.
Vì thế, đại diện Viện kiểm sát đề nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ vụ án này để sáp nhập vào vụ án mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông vừa chuyển hồ sơ. Ngoài ra, hai bị cáo Vân và Trạc còn khai thêm, ngoài những bị hại đã có tên trong hồ sơ vụ án, còn hai bị hại ở tỉnh Nghệ An trong vụ án lừa đảo 97 người lao động mà TAND TP Hà Nội xét xử sáng nay.
Sau khi hội ý, HĐXX tuyên bố trả hồ sơ vụ án này để sáp nhập hai vụ án vào nhau. HĐXX cũng đề nghị Viện kiểm sát ghi nhận thêm hai bị hại khác để đưa vào hồ sơ vụ án mà các bị cáo đã khai thêm trong quá trình xét xử.
Bắt đối tượng truy nã quốc tế đặc biệt nguy hiểm lẩn trốn ở Hà Nội Sau một thời gian trinh sát, tổ công tác của Phòng truy nã, truy tìm, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã Kim Jin Ki đang lẩn trốn ở một chung cư trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và Cục Cảnh sát...