Công an TP.HCM: Lưu thông không ùn tắc khó có nguy cơ lây lan dịch bệnh
Thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM – cho biết các ngành chức năng TP đã nhận định việc lưu thông không ùn tắc sẽ khó có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh.
Ông Bùi Hòa An – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM – trao đổi thông tin tại buổi họp báo – Ảnh: ĐAN THUẦN
Tại buổi họp báo chiều 2-9, ông Bùi Hòa An – phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM – cho biết thống kê từ 25-8 đến nay phương tiện lưu thông trên đường giảm trung bình từ 83-85% so với trước dịch.
Các loại xe trên đường thống kê được ngày 1-9 gồm: 11% là xe máy; 25% là xe từ 4 chỗ đến 9 chỗ; 4,9% là xe 16 chỗ; 58,5% là xe tải; còn lại là xe trên 35 chỗ và xe tải nặng, đây là những phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch và phục vụ lưu thông hàng hóa.
Theo ông An, Sở Giao thông vận tải TP ước lượng những tuyến đường không thể lưu thông so với trước đây chiếm khoảng 70%. Do đó lượng phương tiện lưu thông hiện nay dù chỉ khoảng 10% nhưng chủ yếu di chuyển trên các tuyến đường chính, tuyến đường được phép lưu thông, từ đó tạo cảm giác lưu lượng phương tiện giao thông tăng lên.
Thượng tá Lê Mạnh Hà trao đổi thông tin báo chí – Ảnh: ĐAN THUẦN
Trong khi đó, thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM – chia sẻ các ngành chức năng TP cũng đã có đánh giá và nhận định rằng việc lưu thông không ùn tắc khó có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh vì người với người lướt qua nhau rất nhanh. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là sự giao lưu giữa người với người, giữa nhà với nhà.
Theo ông Hà, thời gian vừa qua lãnh đạo TP đã có nhiều cuộc họp đánh giá và bổ sung các phương án cung ứng hàng hóa đến với người dân. Theo đó, vừa qua đã thêm 20.000 nhân viên siêu thị và dự kiến cho phép thêm khoảng 25.000 shipper để phục vụ cung ứng, vận chuyển hàng hóa, phục vụ nhu cầu người dân.
Thượng tá Hà khẳng định các lực lượng đang lưu thông trên đường là thuộc diện đối tượng buộc phải ra đường để thực hiện nhiệm vụ.
Nói về khả năng lây nhiễm tại các chốt kiểm soát do có sự tiếp xúc khi kiểm tra giấy tờ, quét mã QR, thượng tá Hà cho biết lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đầy đủ việc đeo khẩu trang, găng tay sát khuẩn.
Công an TP.HCM cũng đang thí điểm hệ thống camera nhận diện, quét mã QR tự động ở chốt kiểm soát tại vòng xoay Dân Chủ với thời gian xử lý chỉ khoảng 5 giây nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người dân và lực lượng trực chốt.
Video đang HOT
Ông Phạm Đức Hải – phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM – cho rằng một TP mà không có người ra đường thì là một “TP chết”.
Do đó để phục vụ công tác phòng, chống dịch thì phải có các lực lượng tham gia và buộc phải lưu thông như: y bác sĩ, công an, tình nguyện viên, lực lượng đi chợ hộ, người dân cần đi cấp cứu, xe chở hàng hóa, shipper…
Ông Hải khẳng định đến hiện tại, TP đã thực hiện nghiêm giãn cách xã hội đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Về công tác xét nghiệm cho các shipper, ông Nguyễn Hoài Nam – phó giám đốc Sở Y tế – cho biết vào ngày 30 và 31-8, các trạm y tế đã xét nghiệm cho 542 shipper, phát hiện 7 trường hợp dương tính. Ngày 1-9, xét nghiệm cho 2.898 shipper, phát hiện 27 trường hợp dương tính. Ngày 2-9, TP xét nghiệm cho 3.291 shipper, phát hiện 30 người dương tính.
Ngành y tế đang đẩy nhanh xét nghiệm ở các vùng đỏ, cam, tăng cường xét nghiệm vùng xanh, hướng đến ngày 6-9 sẽ có báo cáo tổng thể để có đánh giá.
TP.HCM cấp bách triển khai công tác hỗ trợ người dân trước giờ G
Trước thời điểm (ngày 23/8) siết chặt giãn cách "ai ở đâu, ở đấy", UBND TP chỉ đạo các địa phương và sở, ban, ngành thực hiện các công việc cấp bách.
Trong đó ưu tiên việc chăm lo an sinh cho người dân khó khăn vì dịch Covid-19.
Ngày 22/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch đã triển khai kế hoạch thực hiện các công việc trong phòng, chống dịch từ ngày 22/8 đến ngày 6/9.
Gần 3.000 quân nhân về cơ sở hỗ trợ dân
Ban Chỉ đạo yêu cầu thực hiện nghiêm nhà cách ly nhà; tổ dân phố/tổ nhân dân cách ly tổ dân phố/tổ nhân dân; khu phố/ấp cách ly khu phố/ấp; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn...
Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp cùng Sở Nội vụ, Công an, Bộ đội Biên phòng thành phố tham mưu Kế hoạch thành lập Tổ Công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao ("vùng cam") và rất cao ("vùng đỏ").
Các quân nhân sẽ về thẳng phường, xã và thị trấn cùng Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ dân
Trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Tuấn Bảo, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh TP cho biết, sáng ngày 23/8, lực lượng chi viện từ Quân khu 7 sẽ xuống thẳng các xã, phường và thị trấn để bước vào thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
Cụ thể, 2.890 quân nhân sẽ chi viện về 310 xã, phường và thị trấn của 22 quận, huyện và TP Thủ Đức để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển nhu cầu an sinh xã hội đến tận người dân; kết hợp tư vấn tuyên truyền cho người dân trong công tác chống dịch.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức ra quyết định về việc tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất, mức độ lây lan của dịch bệnh đối với các phường, xã, thị trấn thuộc"vùng cam" và "vùng đỏ". Các phường, xã, thị trấn ra quyết định thành lập các Tổ công tác đặc biệt tại "vùng cam" và "vùng đỏ".
Đồng thời, các địa phương tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Trong đó, từ 23/8 - 06/9, Công an, Bộ Tư lệnh thành phố phối hợp với các quận, huyện, TP Thủ Đức tiến hành các chốt kiểm tra, lực lượng tuần tra để kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm.
Lập kho chứa thực phẩm hỗ trợ dân
Về chăm lo an sinh xã hội, Ban chỉ đạo yêu cầu Sở LĐ-TB&XH cùng các địa phương từ 22/8 - 25/8, bổ sung đầy đủ cho các đối tượng còn thiếu trong gói hỗ trợ an sinh số 2, thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ nhà trọ (miễn, giảm tiền điện, nước)
Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 triển khai 500.000 túi an sinh, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn; chuẩn bị các suất ăn dinh dưỡng cung cấp cho các trường hợp F0 có hoàn cảnh khó khăn. Từ 24/8 - 6/9, triển khai thêm 1,5 triệu túi an sinh trong kế hoạch.
Hai triệu túi anh sinh đã sẵn sàng để hỗ trợ dân
Về cung ứng hàng hóa, giao Sở Công Thương trên cơ sở hệ thống phân phối sẵn có của thành phố, phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương trong việc điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho thành phố.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức thành lập các Tổ cung ứng hàng hóa địa phương; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ cung ứng hàng hóa địa phương triển khai phương án cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn.
Rà soát, lựa chọn địa điểm tập kết hàng hóa để tiếp nhận hàng hóa từ hệ thống phân phối, tổ chức phân phối cho người dân; đánh giá năng lực hệ thống kho chứa, triển khai phương án trưng dụng, thiết lập kho chứa phù hợp, đảm bảo năng lực dự trữ lương thực, thực phẩm trên địa bàn để tổ chức cung ứng cho người dân.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Sở GTVT phối hợp Công an thành phố đảm bảo, tạo điều kiện lưu thông cho một số đối tượng, phương tiện vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm thiết yếu để kịp thời cung ứng, phân phối cho người dân.
Vào tận nhà dân để tiêm vắc xin
Về công tác xét nghiệm, Ban Chỉ đạo yêu cầu từ 22/8, Trung tâm điều phối xét nghiệm bổ sung vào Kế hoạch xét nghiệm một số đối tượng sau: nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).
Đội tiêm lưu động sẽ vào tận nhà dân tiêm vắc xin
Về công tác tiêm vắc xin, TP ưu tiên tổ chức tiêm vắc xin ở "vùng đỏ" và " vùng cam":
Trong đó, đội tiêm vắc xin di động đến tận nhà dân để tiêm cho người không có điều kiện ra đường; tổ chức đội tiêm ở địa điểm phù hợp, bên trong hoặc sát khu phong tỏa, mời bà con từng hộ đến tiêm.
Tại khu chung cư, phối hợp với Ban quản lý chung cư, mời tuần tự các hộ cùng tầng ra tiêm, có thể tổ chức vào buổi tối.
Về điều trị F0 tại nhà, giao Sở Y tế tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch triển khai các trạm y tế lưu động trong ngày 22/8.
Tiếp nối các trạm y tế lưu động đã được thành lập vào ngày 20/8, Sở Y tế xây dựng lộ trình triển khai thành lập các trạm y tế lưu động còn lại với sự thống nhất của từng địa phương, chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thành lập 135 trạm y tế của 14 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Tân, Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, TP Thủ Đức) đi vào hoạt động trước ngày 24/8.
Giai đoạn 2: thành lập 225 trạm y tế của 18 quận, huyện (quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn) đi vào hoạt động trước ngày 27/8.
Phạt 6 triệu đồng đối với chủ xe vận chuyển 200 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi Ngày 11/1, thông tin từ Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết, Công an huyện vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tiêu hủy 200 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đồng thời ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 triệu đồng đối với chủ xe vận chuyển số lợn trên hành vi...