Công an TP.HCM đã cấp hơn 80.000 giấy đi đường mẫu mới
Số giấy đi đường mới được Công an TP.HCM cấp là hơn 80.000, trong đó số lượng giấy cấp cho nhóm 3A ( nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối) chiếm hơn 1/2 tổng số giấy được cấp ra.
Sáng 25-8, nhiều người chưa có giấy đi đường mẫu mới vẫn được cho qua, nhưng CSGT nhắc nhở từ ngày mai (26-8) phải có giấy mới – Ảnh: MINH HÒA
Ngày 24-8, Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ cấp in gửi lại giấy đi đường có chữ ký, đóng dấu cho cơ quan đầu mối là các sở, ngành. Sau đó, sở, ngành gửi lại cho các cơ quan, đơn vị để chuyển lại cho cán bộ, nhân viên… thuộc đối tượng được phép ra đường theo công văn 2800, 2850 của UBND TP.HCM.
Số giấy đi đường được cấp trong ngày là hơn 80.000 giấy, trong đó số lượng giấy cấp cho nhóm 3A (nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối) chiếm hơn 1/2 tổng số giấy được cấp ra. Nhóm này do Sở Công thương chủ trì quản lý, cấp giấy, được phép hoạt động từ 6h sáng đến 18h chiều mỗi ngày trong địa bàn một quận, huyện.
Từ 0h ngày 25-8, tất cả đối tượng trong 17 nhóm tại công văn số 2800 và nhóm bổ sung tại công văn 2850 được phép di chuyển phải có giấy đi đường mẫu mới do Phòng PC08 hoặc Công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn cấp.
Video đang HOT
UBND TP giao Công an TP làm đầu mối in và quản lý cấp giấy đi đường cho các lực lượng theo nhóm được phép lưu thông. Tuy nhiên, nhiều đơn vị, cá nhân đã hiểu sai về vấn đề này.
Công an TP được giao in và gửi giấy về các đơn vị đầu mối làm chủ quản để cấp cho cán bộ, công nhân viên và doanh nghiệp, các đơn vị đó quản lý.
Công an TP không trực tiếp cấp giấy, mà chỉ được giao in, quản lý cấp giấy.
Công an TP chỉ quản lý lượng giấy cấp ra bao nhiêu, cấp cho đơn vị nào, trong giấy có quy định một số nội dung về kỹ thuật để quản lý, có mã QR code để người sử dụng quét và khai báo thông tin về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.
Về phạm vi hiệu lực, giấy đi đường do Phòng PC08 và công an cấp quận, huyện, TP Thủ Đức được ủy quyền ký có hiệu lực toàn TP; giấy do trưởng công an phường, xã, thị trấn cấp được ủy quyền ký có hiệu lực trong phạm vi cấp huyện của nơi công an cấp xã đóng quân.
Với các phương tiện vận tải hàng hóa trong TP, các xe vận tải hàng hóa đã được cấp mã QR code, được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian được cấp phép. Với các xe vận tải hàng hóa không được cấp mã QR code, tài xế và người ngồi trên xe phải có giấy đi đường theo quy định.
Với người, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư y tế, các chốt, trạm kiểm soát của TP cho phép lưu thông khi có các giấy tờ chuyên môn, lý do đi lại, như giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng, hàng hóa.
50 chuyến xe đưa người dân từ TP.HCM về Bình Định là sai sự thật
Bình Định yêu cầu cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm hành vi giả mạo văn bản với nội dung địa phương này tiếp tục tổ chức 50 chuyến xe đón công dân từ TP.HCM về quê miễn phí.
Chiều 17/8, ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho hay thông tin địa phương này tổ chức hàng chục ôtô đón người dân từ vùng dịch TP.HCM về quê miễn phí là sai sự thật.
"Chúng tôi tiếp tục thuê 5 chuyến bay đưa người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ TP.HCM về quê miễn phí, bắt đầu từ ngày 15/8. Tỉnh không tổ chức 50 ôtô đưa người dân về quê như nội dung trong văn bản giả mạo chữ ký Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đang lan truyền trên mạng xã hội", ông Giang nói.
Bình Định thuê máy bay đón người dân từ TP.HCM về quê tránh dịch Covid-19. Ảnh: H.T.
Trước tình hình này, lãnh đạo Bình Định yêu cầu Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi để người dân yên tâm, đăng ký về quê, tránh bị lừa đảo. Công an Bình Định phối hợp với Công an TP.HCM điều tra, xử lý nghiêm người làm giả mạo văn bản của UBND tỉnh này.
Theo Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM, lợi dụng nhu cầu về quê của người dân, thời gian gần đây có rất nhiều nhóm trên mạng xã hội được lập ra với danh nghĩa đồng hương Bình Định để lừa gạt, lấy thông tin cá nhân phục vụ việc bán hàng, hay bán cho các nơi mua dữ liệu...
Có trường hợp người dân bị lừa gạt chuyển tiền qua tài khoản để đặt trước tiền mua vé xe tải về quê, hoặc bị lừa chuyển tiền ủng hộ Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM. Thậm chí, có nhiều trường hợp người dân bị lừa gạt để mua vé máy bay chương trình "Chuyến bay 0 đồng" đưa bà con Bình Định về quê, do UBND tỉnh Bình Định phối hợp Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM tổ chức.
Ngày 11/8, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho hay địa phương tiếp tục thuê 5 chuyến bay để đón miễn phí người dân từ TP.HCM về quê tránh dịch Covid-19. Mỗi chuyến bay vận chuyển khoảng 190 người, thời gian bắt đầu từ ngày 15/8 tới.
Tỉnh này đề nghị UBND TP.HCM cho phép Hội đồng hương Bình Định tại TP.HCM được phép tiếp tục tổ chức đưa người dân về quê theo kế hoạch; tạo điều kiện hỗ trợ các thủ tục, xét nghiệm SARS-CoV-2. Sau khi được đón về Bình Định, người dân được cách ly tập trung 10 ngày để theo dõi tình hình sức khỏe. Toàn bộ chi phí trong thời gian sống tại các khu cách ly tập trung đều được miễn phí.
Đây là đợt thứ hai địa phương này thuê máy bay tổ chức đưa người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về quê. Trong đợt đầu tiên, tỉnh này đã tổ chức 5 chuyến bay, đón được gần 1.000 người từ TP.HCM trở về địa phương.
Đường phố TP.HCM tấp nập trở lại Sáng 17-8, đường phố TP.HCM tấp nập hơn những ngày trước đây khi một số lĩnh vực được phép hoạt động. Công an tính toán có khoảng 1 triệu lượt người ra đường những ngày này. Xe cộ trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM sáng 17-8 Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 17-8, một số tuyến đường tại TP.HCM...