Công an TPHCM cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “đi vào lòng người”
Công an TPHCM khuyến cáo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không có việc gì nhẹ nhàng, đầu tư ít tiền mà tạo ra siêu lợi nhuận.
Chiều 7/3, UBND TPHCM cùng các sở, ngành tổ chức buổi họp báo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022. Đây là buổi họp báo đầu tiên được tổ chức kể từ khi ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TPHCM, chịu trách nhiệm làm người phát ngôn của UBND thành phố.
Tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TPHCM, thông tin, cơ quan chức năng đã ghi nhận các vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền thông qua mua bán hàng hóa trên mạng xã hội hoặc mua bán tiền ảo. Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an thành phố đã tiếp nhận 33 vụ việc liên quan, đã xử lý 2 vụ và những trường hợp còn lại đang được củng cố hồ sơ.
“Thủ đoạn chính, chủ yếu của các loại hình này đánh vào lòng tham của bị hại, nạn nhân. Các đối tượng kêu gọi mức tiền đầu tư thấp, lãi cao, công việc nhẹ nhàng và mức lợi nhuận hấp dẫn để dẫn dụ. Các kịch bản, thủ đoạn dễ đi vào lòng người”, lãnh đạo Công an TPHCM nêu rõ.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TPHCM, tại buổi họp (Ảnh: T.N.).
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cũng chia sẻ thêm, các đối tượng lừa đảo có hình thức kêu gọi làm cộng tác viên bán hàng qua mạng để chiếm đoạt số tài khoản ngân hàng. Người dân cần hết sức cảnh giác bởi không có việc gì nhẹ nhàng, đầu tư ít tiền mà tạo ra siêu lợi nhuận.
Video đang HOT
Riêng đối với lĩnh vực đầu tư tiền ảo, Công an TPHCM đưa ra lời khuyên người dân không nên tham gia. Lý do là lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo qua mạng.
“Sau khi lâm vào tình huống bị lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất. Chúng tôi đã có chuyên đề và chỉ đạo công an địa phương tiếp nhận các vụ việc. Tuy nhiên, trước hết, điều quan trọng nhất là người dân cần cảnh giác với tình trạng này”, Phó Giám đốc Công an TPHCM nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về các sai phạm xuất hiện trong quãng thời gian thành phố phòng, chống dịch Covid-19, đại diện Công an TPHCM cho hay, trong bức tranh tổng thể, địa phương có rất nhiều điểm tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tiêu cực, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.
Công an TPHCM đã xử lý một số vụ việc lợi dụng công tác an sinh xã hội trong dịch, lợi dụng hoạt động chích vaccine Covid-19, mua bán vật tư y tế, chiếm đoạt thuốc điều trị Covid-19 bán ra thị trường… Hầu hết vụ việc đã được kết luận điều tra, chuyển qua Viện kiểm soát và Tòa án để thụ lý.
“Một số vụ việc hiện nay vẫn đang được điều tra, tiếp tục mở rộng vụ án. Tiến độ các vụ việc đảm bảo quy định pháp luật, công tác phối hợp giữa các cơ quan được thực hiện nhịp nhàng”, Phó Giám đốc Công an TPHCM khẳng định.
Công an Thừa Thiên-Huế "đánh mạnh" tội phạm lợi dụng dịch bệnh hoạt động
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã liên tục triệt phá, đấu tranh làm rõ gần 100 vụ án, chuyên án với các loại tội phạm, như trộm cắp, cướp và cướp giật tài sản; tàng trữ trái phép chất ma túy; lừa đảo qua mạng, lừa đảo bán suất tiêm vaccine ngừa COVID-19; cho vay nặng lãi.
Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, giữa lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trong khi người dân đang lo lắng thì nhiều đối tượng đã lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm tội. Có nhiều vụ án dù dấu vết để lại hiện trường mờ nhạt, nhưng với quyết tâm sớm đưa truy tìm đối tượng xử lý nghiêm theo pháp luật, Phòng CSHS đã điều tra làm rõ nhiều vụ án, chuyên án lớn.
Cơ quan Công an đọc lệnh bắt đối tượng Nguyễn Thị Hồng lừa đảo 33,7 tỷ đồng.
Đơn cử, vụ bà Trương Thị X. (SN 1958, trú tại phường Hương Long, TP Huế) bị mất trộm 21 lượng vàng SJC và 121 triệu đồng. Theo bà X., do bà thường xuyên ở nhà một mình, cửa nhà không an toàn nên số tài sản này bà thường bỏ trong túi nilon rồi cho vào túi xách và luôn mang bên người khi ra khỏi nhà.
Bà X. làm nghề cho vay tiền góp nên có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ sau chưa đầy 8 giờ nhận được tin báo của bị hại, Phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định thủ phạm gây án là Nguyễn Thị Thu (SN 1974, ở số 57 Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP Huế).
Hay 2 vụ mất cắp tài sản tại tiệm bạc, tiệm vàng vừa xảy ra trên địa bàn TP Huế, chỉ sau vài giờ tiếp nhận được trình báo của bị hại, các trinh sát hình sự đã bắt gọn các đối tượng gây án. Cuối tháng 9/2021, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng (SN 1974, trú tại đường Huyền Trân Công Chúa, phường Đúc, TP Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Hồng dùng thủ đoạn gian dối, với "chiêu lừa" góp tiền mua bán heo và bò với số lượng lớn bán cho khách tại Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Nội để chia lợi nhuận. Tin lời đối tượng, nạn nhân đã góp 6 tỷ đồng và cho vay 27,7 tỷ đồng. Tổng số tiền đối tượng chiếm đoạt là 33,7 tỷ đồng. Số tiền này, đối tượng không dùng vào việc kinh doanh mua bán heo, bò mà dùng hết vào việc đề đóm, trả tiền lãi vay và mua 2 căn nhà ở...
Bên cạnh đó, Công an các địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng bắt giữ hàng loạt đối tượng ngay sau khi gây án. Mới đây, Công an phường Vỹ Dạ phối hợp với Công an TP Huế đã bắt đối tượng Nguyễn Thị Thủy Tiên (SN 1999, trú tại Hải Định, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) "nổ" rằng quan hệ với nhiều người trong lực lượng Công an, Quân đội có rất nhiều suất tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên muốn bán lại với 1 suất tiêm từ 4-5 triệu đồng.
Với thủ đoạn này, Tiên đã lừa đảo của hàng chục bị hại, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng. Công an TP Huế cũng vừa liên tục bắt giữ nhiều đối tượng gây ra hàng loạt vụ cướp giật táo tợn trên địa bàn. Gần đây nhất, ngày 3/10, do dịch bệnh kéo dài nhiều người gặp khó khăn về kinh tế, Đặng Văn Tuấn (SN 1997, trú tại xã Đồng Sơn, Hạ Long, Quảng Ninh) vào Huế hoạt động cho vay "tín dụng đen".
Chỉ trong thời gian ngắn, Tuấn cho nhiều người vay tiền với lãi suất từ 121,67%/năm đến 240%/năm thu lợi bất chính gần 240 triệu đồng. Ngày 6/10, Công an TP Huế đã khởi tố đối tượng Tuấn về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Những ngày qua, Công an huyện Phú Lộc cũng liên tiếp điều tra làm rõ, bắt giữ nhiều đối tượng về các hành vi: trộm cắp, lừa đảo, tàng trữ trái phép chất ma túy...
Trong đó, có vụ án lần đầu xảy ra trên địa bàn mà các shop hoa cần nâng cao cảnh giác, đó là đối tượng nghiện ma túy Đặng Văn Nhật (SN 2002, trú xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc) gọi đến shop hoa, yêu cầu làm bó hoa 50 bông bằng tiền có mệnh giá 500 ngàn đồng/bông với tổng số tiền 25 triệu đồng. Sau khi thực hiện xong yêu cầu của khách hàng, chủ cửa hàng đưa đi giao thì bị đối tượng cầm bó hoa này rồi "cao chạy xa bay"...
Cùng với việc "đánh mạnh" tội phạm đảm bảo ANTT địa bàn, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn tiếp tục duy trì công tác chống dịch. Từ ngày 5/10, Huế bắt đầu đợt triển khai đón lượng lớn công dân từ các tỉnh phía Nam về sau một thời gian dài tạm ngưng. Những ngày này, có hàng chục ngàn người dân ở phía Bắc và các địa phương Bắc miền Trung trở về từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bằng xe máy qua địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã túc trực tại cửa ngõ phía Nam của Thừa Thiên-Huế để trực tiếp chỉ đạo lực lượng CSGT, Công an huyện Phú Lộc đảm bảo ATGT tại các chốt kiểm soát y tế, tránh tập trung đông người, trung chuyển người về qua đèo Hải Vân...
Theo Thượng tá Đặng Văn Phúc, Phó trưởng Công an huyện Phú Lộc, địa bàn Phú Lộc nằm trên tuyến QL1A, những ngày qua, có ngày cao điểm, có gần 4.000 người với hơn 2.200 phương tiện từ miền Nam về qua địa bàn.
Công an huyện đã bố trí hàng chục CBCS tập trung tại đỉnh đèo Hải Vân cũng như trên QL1A qua thị trấn Lăng Cô để đảm bảo tình hình ANTT, bảo vệ tài sản cho người dân trên đường về quê khi dừng chân để ăn uống, nghỉ ngơi. Đồng thời, phối hợp với lực lượng Biên phòng tuần tra ở các tuyến biên giới, đường mòn, đường sông trên địa bàn để kiểm soát tình trạng người dân xâm nhập trái phép vào địa bàn.
Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Công an TP Huế, Công an huyện Phú Vang tăng cường đến đảm bảo nhiệm vụ ANTT ở bên ngoài và gần các khu cách ly tập trung vừa được kích hoạt lại. Dự kiến, những ngày tới, số lượng người về cách ly tập trung tại Huế rất lớn nên các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng triển khai nhiều biện pháp chống dịch, như kiểm soát không cho người dân trốn cách ly khi về quê; giám sát các phương tiện vận tải đường dài khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, truy vết nhanh F1 khi phát hiện ca cộng đồng, phối hợp với các khu cách ly cấp huyện yêu cầu người cách ly đảm bảo quy định phòng, chống dịch...
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận định rằng, thời gian tới, lượng người về từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ rất lớn, các chốt kiểm soát y tế trên địa bàn cần tiếp tục duy trì hoạt động tốt, tránh tình trạng ùn ứ, tập trung đông người.
Nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, đề nghị nghị mỗi huyện cần chủ động chuẩn bị ít nhất 1 khu cách ly và sẵn sàng vận hành lại các khu cách ly trước đây để đảm bảo công tác cách ly tập trung. Lực lượng Công an hỗ trợ người dân về quê khi đi qua tỉnh, hạn chế việc ùn tắc tại các chốt
Đại tá Đinh Văn Nơi đã "đụng" vào những vụ trọng án nào ở An Giang? Mặc dù Đại tá Đinh Văn Nơi chỉ giữ chức vụ Giám đốc Công an An Giang khoảng 20 tháng nhưng người dân nơi đây cho rằng, ông là khắc tinh của các loại tội phạm, xử lý triệt để, không có vùng cấm. "Tôi không có sân trước, sân sau" Tháng 6/2020, Đại tá Đinh Văn Nơi - Phó Giám đốc Công...