Công an TP.HCM: Ba người giúp sức cho bà Nguyễn Phương Hằng đã phạm tội liên tục, thời gian dài
Công an TP.HCM xác định ba người vừa bị khởi tố vì giúp sức tích cực cho bà Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện hành vi phạm tội liên tục nhiều lần, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận xã hội.
Lê Thị Thu Hà ( Facebook cá nhân Ha Lee) làm việc với cơ quan điều tra – Ảnh: Công an cung cấp
Tối 1-12, Công an TP.HCM cho biết kết quả điều tra mở rộng vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam), cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thị Mai Nhi (39 tuổi, ngụ quận 12), Lê Thị Thu Hà (30 tuổi), Huỳnh Công Tân (28 tuổi, cùng ngụ tỉnh Bình Dương) đã giúp sức tích cực cho bà Hằng, thực hiện hành vi phạm tội liên tục nhiều lần, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận xã hội.
Hành vi giúp sức thể hiện qua việc tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội; đăng tải thời gian, chủ đề livestream lên trang mạng xã hội; kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet, chuẩn bị sân khấu để bà Hằng livestream; đăng tải nội dung xúc phạm trên trang cá nhân và phục vụ hoàn toàn cho bà Hằng khi trực tiếp livestream phát ngôn xúc phạm cá nhân. Việc giúp sức của Nhi, Tân chỉ dừng lại đến khi bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Do vậy, ngày 30-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, ra lệnh khám xét đối với Nhi, Hà và Tân về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” và đã được Viện kiểm sát nhân TP.HCM phê chuẩn cùng ngày.
Ngày 1-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM phối hợp Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã thi hành lệnh khám xét chỗ ở đối với ba người này.
Cơ quan Cảnh sát điều tra làm việc với Nguyễn Thị Mai Nhi (áo hồng) – Ảnh: Công an cung cấp
Theo cơ quan điều tra, bà Hằng có sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok.
Từ tháng 3-2021 đến 23-3-2022, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Hằng tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp và đăng tải các bài viết trên qua mạng ineternet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau; trong đó, có nội dung về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung xúc phạm, gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều cá nhân nên các cá nhân này đã gửi đơn tố cáo.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ xác định nhiều nội dung do bà Hằng phát ngôn, đăng tải trên mạng xã hội đã vi phạm điểm a, khoản 3, điều 16 và điểm d, khoản 1, điều 17 Luật An ninh mạng 2018; điểm d, khoản 1, điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Ngày 24-3-2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Hằng.
Ngày 6-4, Công an tỉnh Bình Dương có quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ngày 6-7, Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định khởi tố bị can Hằng về tội này.
Ngày 30-10, Công an tỉnh Bình Dương chuyển hồ sơ vụ án đến Công an TP.HCM để tiếp nhận điều tra theo thẩm quyền.
Ngày 31-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định nhập vụ án hình sự xảy ra tại TP.HCM và Bình Dương lại.
Ngày 2-11, cơ quan điều tra đã kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố bị can Hằng tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ngày 21-11, cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do bà Hằng thực hiện theo đơn tố giác của ông Nguyễn Đức Hiển (phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM) và bà Lê Thị Giàu (63 tuổi, ngụ quận 1).
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để điều tra bổ sung, ngày 29-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định nhập vụ án để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các cá nhân có liên quan nhằm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra làm việc với Huỳnh Công Tân – Ảnh: Công an cung cấp
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định ba ‘trợ thủ đắc lực’ của bà Hằng có vai trò đồng phạm, giúp sức cho bà Hằng livestream xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự các cá nhân: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng Lê Công Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam thêm, loạt 'phe cánh' trợ thủ nhận tin bất lợi, không thoát tội?
Không chỉ bà Nguyễn Phương Hằng mà hàng loạt trợ thủ, giúp sức của bà cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mới đây vào ngày 6/9, theo Zing, bà Nguyễn Phương Hằng đã nhận lệnh gia hạn tạm giam thêm 1 tháng 27 ngày từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM. Trước đó, VKSND TP.HCM trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng.
Đáng nói, Viện Kiểm sát cũng đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ các hành vi đồng phạm của những cá nhân liên quan đến vụ việc, giúp sức cho các hành vi của bà Hằng.
Theo đó, Nguyễn Phương Hằng nhận được sự giúp sức từ các nhân viên Công ty CP Đại Nam cùng 2 luật sư tham gia phát biểu trong các buổi livestream của nữ CEO. Cơ quan điều tra cũng đã trưng cầu giám định các nội dung đối với các cá nhân tham gia giúp sức cho bà Nguyễn Phương Hằng, khi có tiếp tục xử lý theo pháp luật.
Có thể thấy không chỉ bà Nguyễn Phương Hằng phải trả giá cho những phát ngôn ảnh hưởng đến danh dự người khác trong thời gian qua mà nhiều người giúp sức cho bà cũng phải chịu sự xử lý theo pháp luật.
Theo nửa đầu năm 2021, Bà Nguyễn Phương Hằng đã trở thành hiện tượng mạng xã hội, được hàng trăm ngàn người theo dõi khi liên tục livestream tố cáo ông Võ Hoàng Yên cũng nhưng nói về đời tư của 1 loạt nghệ sĩ trong showbiz, đặc biệt đã tạo nên vụ ồn ào từ thiện của hàng loạt người nổi tiếng.
Với những phát ngôn 'bóc trần' đời tư các nhân vật đình đám mà chỉ dựa trên những 'giấc mơ' bà Hằng đã định hướng dư luận khiến nhiều người mong chờ livestream của bà mỗi ngày. Chính vì 'quyền lực ảo' này mà bà Hằng càng ngày càng sa đà vào các phát ngôn mất kiểm soát.
Livestream của bà Nguyễn Phương Hằng luôn có đội ngũ ekip hùng hậu
Đáng nói, bà Hằng còn có "phe cánh" trợ giúp đắc lực trong các buổi livestream là bà N.T.M.N. (trợ lý của Nguyễn Phương Hằng tại Công ty cổ phần Đại Nam), ông H.C.T. (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam). Nếu đã theo dõi các livestream của bà Hằng sẽ nhận thấy nữ CEO được đội ngũ trợ giúp đắc lực từ khâu kỹ thuật đến tư liệu và không thiếu những lời tung hô bà chủ Đại Nam trên mạng xã hội.
Chưa kể việc các luật sư N.Đ.K., Đ.A.Q cũng liên tục xuất hiện trong livestream của bà Hằng với những bình luận về pháp luật, khiến nữ CEO Đại Nam càng ảo tưởng khi cho rằng mình đang làm đúng.
Livestream của bà Hằng có sự xuất hiện của các luật sư
Chưa kể đến, khi bà Hằng còn là một hiện tượng đã có hàng loạt kênh Youtube chia sẻ thông tin liên quan đến nữ CEO nhằm mục đích câu like, tăng thu nhập.
Các youtuber có liên quan đến vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng
Chính hành vi của các 'phe cánh' này đã khiến bà Nguyễn Phương Hằng nhấn chìm trong sự tung hô và lạc biết. Đáng nói, các cá nhân này cũng góp phần định hướng thông tin sai lệch, ảnh hưởng danh dự của nhiều 'nạn nhân', gây loạn không gian mạng.
Vì thế, liên quan đến vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng, nữ CEO không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn của mình mà những người 'tát nước theo mưa', trợ thủ cho bà chủ Đại Nam cũng phải đối diện với sự trừng trị của pháp luật.
TP.HCM: Khởi tố 3 bị can giúp sức Nguyễn Phương Hằng livestream xúc phạm nghệ sĩ Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 bị can giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng, gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân. Liên quan vụ án Nguyễn Phương Hằng, ngày 1.12, nguồn tin của Thanh Niên...