Công an TP Hồ Chí Minh giữ nguyên đề nghị truy tố bị can Tất Thành Cang
Sau khi Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh trả hồ sơ điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ hành vi phạm tội, đảm bảo tài liệu, chứng cứ để kết luận hồ sơ điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Tất Thành Cang và 19 đồng phạm có sai phạm tại IPC, Sadeco.
Ngày 14/11, Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) cùng cấp, đề nghị truy tố bị can Tất Thành Cang và 19 đồng phạm về tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Trong đó, Tề Trí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận – IPC, 100% vốn Nhà nước) và 6 bị can bị đề nghị truy tố thêm tội: “Tham ô tài sản”.
Sau thời gian điều tra bổ sung theo đề nghị của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, làm rõ lời khai của các bị can và một số tình tiết vụ án.
Bị can Tất Thành Cang nhận các quyết định khởi tố.
Đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ hành vi phạm tội, các bị can đều thừa nhận hành vi phạm tội theo cáo trạng đã truy tố, đảm bảo tài liệu, chứng cứ để đề nghị truy tố 20 bị can nói trên theo đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Do đó, Công an TP Hồ Chí Minh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện KSND cùng cấp, giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 20 bị can về các tội danh đã nêu tại bản kết luận điều tra bổ sung lần 2.
Công an TP Hồ Chí Minh xác định ông Tất Thành Cang khi là Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có bút phê đồng ý để Sadeco (công ty con của Công ty Tân Thuận IPC – doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) phát hành 9 triệu cổ phiếu và bán cho Công ty CP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim) với giá 40.000 đồng/cổ phần mà không qua đấu giá, thẩm định giá theo quy định.
Cơ quan điều tra xác định, giá phát hành cổ phần của Sadeco thấp hơn giá trị thực rất nhiều, do Tề Trí Dũng sử dụng kết quả thẩm định giá của HSC – doanh nghiệp không có chức năng thẩm định, khiến tài sản của Sadeco bị đánh giá thấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước 1.103 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát tài sản nhà nước là hơn 669 tỷ đồng, gồm vốn của UBND TP Hồ Chí Minh là hơn 485 tỷ đồng, tương đương 44%; vốn của Thành ủy TP Hồ Chí Minh là hơn 184 tỷ đồng, tương đương 16,7%.
Các bị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC, Chủ tịch HĐQT Sadeco), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco), Đỗ Công Hiệp (nguyên Kế toán trưởng Sadeco) còn vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong việc chi tiền của Công ty Sadeco cho nhiều cá nhân không thuộc diện đi du lịch nước ngoài, nhưng vẫn đi dưới danh nghĩa “tham quan, khảo sát, học tập” trái quy định, gây thiệt hại cho Công ty Sadeco gần 3,6 tỷ đồng. Trong đó thiệt hại vốn nhà nước gần 2,2 tỷ đồng.
Kết luận điều tra bổ sung còn thể hiện bị can Tề Trí Dũng và một số cá nhân có hành vi “Tham ô tài sản” qua việc chi tiền thù lao, quỹ khen thưởng với số tiền chiếm hưởng, tham ô là hơn 4,7 tỷ đồng
257 miếng kim loại thu giữ tại Công ty Alibaba là vàng, trị giá 743 triệu
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền.
Theo đó, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và 19 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị can Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm), Nguyễn Thái Lực (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa Ốc Xanh) bị đề nghị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
Bị can Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng Công ty Alibaba) bị đề nghị truy tố tội rửa tiền.
Nguyễn Thái Luyện trước khi bị bắt (ảnh: TL).
Theo kết luận điều tra bổ sung, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã thành lập 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán cho 5.671 bị hại, chiếm đoạt số tiền 2.435 tỷ đồng.
Để đảm bảo quá trình thi hành án, Công an TPHCM đã kê biên các bất động sản tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng trị giá là 1.536 tỷ đồng.
Nhà chức trách đã phong tỏa, tạm giữ 45,4 tỷ đồng từ các tài khoản ngân hàng của các bị cáo và các công ty con thuộc Công ty Alibaba .
Đồng thời, Công ty Alibaba cũng có 23 chiếc xe ô tô. Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận 23 chiếc xe này có giá trị 15,2 tỷ đồng.
Quá trình khám xét tại trụ sở Công ty Alibaba, Công an TPHCM thu giữ 257 miếng kim loại màu vàng. Kết quả cho thấy 257 miếng vàng này được hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận có giá trị 743 triệu đồng.
Riêng 20 thỏi kim loại màu vàng, trọng lượng 7,3kg, kết quả giám định toàn bộ số hợp kim trên không phải là vàng.
Ngày 5/3/2020, nhà chức trách thu giữ 15 miếng vàng khi thi hành lệnh khám xét đối với Võ Thị Thanh Mai. Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận 15 miếng vàng này trị giá 359 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đã ra quyết định tạm giữ các khoản tiền do Công ty Alibaba đặt cọc cho các chủ nhà là 1,6 tỷ đồng.
Nữ Giám đốc bất ngờ bị tâm thần sau khi chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng Trần Thị Mỹ Hiền bị cáo buộc là chủ mưu, tổ chức bán các dự án "ma", chiếm đoạt số tiền hơn 260 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình điều tra, "siêu lừa" này trưng ra giấy tờ chứng minh mình... bị tâm thần. Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TPHCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Hồng...