Công an TP HCM điều tra nguyên nhân vụ sập giàn giáo làm 3 người chết
Chiều 11/7, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam Thành phố Hồ Chí Minh ( Ban Quản lý Khu Nam) đã công bố thông tin chính thức về sự cố tại công trình Tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn (phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo đó, vào lúc 7 giờ 35 ngày 10/7, đã xảy ra sự cố sập toàn bộ tầng 2 công trình xây dựng Tòa nhà Văn phòng Nam Sài Gòn tại Khu đô thị mới Nam thành phố thuộc Phường Tân Phong, Quận 7 (công trình vừa thi công đổ bê tông). Tổng diện tích sàn bị sập khoảng 1.200m2. Sự cố sập giàn giáo này đã làm 3 công nhân tử vong và 5 công nhân bị thương.
Nạn nhân tử vong gồm ông Nguyễn Cao Kỳ (sinh năm 1992, quê Quảng Ngãi), ông Dương Văn Nghĩa (sinh năm 1976, quê An Giang), ông Đặng Văn Hai (sinh năm 1959, quê Vĩnh Long). 5 người bị thương gồm ông Lê Ngọc Mai (sinh năm 1963, quê Quảng Ngãi), ông Đoàn Hồng Công (sinh năm 1986, quê Kiên Giang, đã xuất viện), bà Trần Thị Mười Ba (sinh năm 1970, quê Trà Vinh), bà Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1979, quê An Giang, đã xuất viện); ông Lê Văn Nhựt (sinh năm 1983 , quê Vĩnh Long, đã xuất viện).
Theo ông Hà Phước Thắng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Nam, ngay sau sự cố xảy ra, Thanh tra sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình. UBND phường Tân Phong cũng đã ban hành Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trạt tự xây dựng đô thị ngay trong ngày 10/7.
Cùng ngày, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 7 đã tổ chức đoàn đến thăm các nạn nhân điều trị tại bệnh viện, hỗ trợ mỗi người 5 triệu đồng; động viên gia đình có người mất và hỗ trợ mỗi gia đình 10 triệu đồng. Đơn vị thi công cũng đã hỗ trợ ban đầu cho mỗi nạn nhân bị thương nhẹ 10 triệu đồng, bị thương nặng 20 triệu đồng; lo toàn bộ chi phí mai tang cho các nạn nhân tử vong.
Ông Hà Phước Thắng cho biết: Ngay sau sự cố xảy ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, các lực lượng của Quận 7, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có mặt tại hiện trường triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố. Đồng thời, nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu và tìm kiếm nạn nhân bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Đến 23 giờ 30 ngày 10/7 đã tìm thấy và đưa xác nạn nhân cuối cùng ra khỏi hiện trường.
Hiện Ban giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giao cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố này.
Video đang HOT
Theo_Giáo dục thời đại
Vẫn còn người mắc kẹt trong vụ sập giàn giáo công trình 17 tầng
Chiều 10/7, Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM - đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về công tác cứu hộ vụ sập giàn giáo công trình tòa nhà 17 tầng (đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM) xảy ra sáng nay.
Đại tá Bửu cho biết, Phòng Cảnh sát PCCC quận 7 (thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM) nhận được tin báo sập giàn giáo và yêu cầu cứu hộ lúc 8 giờ sáng 10/7.
Hiện trường vụ sập giàn giáo
Khi lực lượng chữa cháy quận 7 đến nơi, do hiện trường và quy mô sự cố quá lớn nên quận 7 đã xin chi viện từ Trung tâm chỉ huy. Lúc này Trung tâm đã điều thêm Phòng Cứu nạn - cứu hộ và các Phòng chuyên môn khác đến hiện trường, cùng thực hiện việc ứng cứu.
Lính cứu hộ triển khai công tác cứu người
Khi lực lượng chuyên nghiệp đến nơi thì các công nhân tại đây đã đưa được 4 người ra ngoài chuyển vào bệnh viện cấp cứu.
Lúc này bên dưới khối sắt thép, bê tông khổng lồ vẫn còn 3 người đang bị vùi lấp. Ngay lập tức, Phòng Cứu nạn - cứu hộ đã triển khai đồng loạt các phương án để cứu người.
Bê tông ướt và sắt thép ngổn ngang cản trở công tác cứu hộ
Nhiều máy móc trang thiết bị được đưa vào hiện trường để triển khai công tác cứu người một cách nhanh nhất.
Đến trưa cùng ngày, lính cứu hộ đã đưa được 2 người ra ngoài, nhưng cả 2 đều tử vong.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang sử dụng mọi biện pháp để giải cứu công nhân còn lại bị chôn vùi dưới đóng sắt thép và bê tông.
Đến 17h chiều cùng ngày, tức là gần 10 tiếng sau khi xảy ra sự cố, vẫn còn một công nhân đang mắc kẹt, chưa được đưa ra ngoài, tình trạng mong manh. Như vậy vụ sập giàn giáo tính đến thời điểm này khiến 7 người thương vong.
Nạn nhân còn lại đang bị mắc kẹt dưới đóng sắt thép khổng lồ.
Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra hết sức gấp rút.
Kiểm tra, xác định trách nhiệm 2 vụ sập giàn giáo liên tiếp Trước hai vụ sập giàn giáo liên tiếp tại công trình 4 tầng ở Hậu Giang vào chiều ngày 9/7 và tại công trình 17 tầng TPHCM vào sáng ngày 10/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chỉ đạo việc khắc phục sự cố, kiểm tra công trình, xác định trách nhiệm... Cụ thể, Thứ trưởng Lê Quang Hùng yêu cầu Cục Giám định về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng các địa phương kiểm tra ngay hai vụ việc này, có giải pháp khắc phục sự cố kịp thời, xác định nguyên nhân, trách nhiệm các chủ thể tham gia trong quá trình xây dựng, khẩn trương báo cáo Bộ Xây dựng. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng cho biết, trước một số vụ việc mất an toàn trong thi công xây dựng gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ nghiên cứu, bổ sung các quy định chi tiết về bảo đảm an toàn thi công xây dựng trong các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng năm 2014. Được biết, trước đó, vào ngày 7/7 cũng xảy ra vụ sập tượng Phật trong khi xây dựng Chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm tự tại xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng đã yêu cầu Cục Giám định có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình làm rõ nguyên nhân và tổ chức khắc phục sự cố, phòng ngừa các sự cố tương tự có thể xảy ra, đồng thời tổ chức đoàn đến kiểm tra xử lý sự cố tại hiện trường. P.Thảo
Đình Thảo
Theo Dantri
TPHCM sẽ có tòa tháp cao nhất Việt Nam Tòa tháp đa chức năng cao 86 tầng thuộc dự án khu phức hợp Tháp quan sát trong khu đô thị mới Thủ Thiêm có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD sẽ là công trình cao nhất Việt Nam. Công trình dự kiênhoàn thành vào năm 2022 sẽ là điểm nhấn kiến trúc của TPHCM. UBND TPHCM vừa trao giấy chứng nhận đầu...