Công an Thanh Hóa nỗ lực ngăn chặn “vũ khí nóng” trôi nổi
Thượng tá Lê Khắc Minh – Trưởng Phòng CSĐT TP về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay, cứ 10 vụ án ma túy được khám phá thì có đến 6 vụ các đối tượng phạm tội tàng trữ “vũ khí nóng”, súng quân dụng, công cụ hỗ trợ, sẵn sàng chống trả khi bị vây bắt, truy đuổi.
Tính trong 2 năm 2022 và 2023, qua các vụ án ma túy do công an các đơn vị ở Thanh Hóa khám phá, đã thu giữ 16 khẩu súng quân dụng và gần 250 viên đạn các loại. Trước tình hình trên, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch, tập trung đấu tranh với tội phạm chế tạo, mua bán, tàng trữ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.
Gã đầu bếp “ buôn súng”
Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Lê Khắc Minh cho biết: “Quá trình đấu tranh với tội phạm ma túy, chúng tôi xác định ngay từ đầu, các đối tượng trong các vụ án đều có “vũ khí nóng” để anh em chủ động các biện pháp đấu tranh, hợp đồng tác chiến nhanh, hiệu quả nhất, tránh để xảy ra sai sót không đáng có. Qua các vụ án đã khám phá, đấu tranh với các đối tượng, gần đây, chúng tôi phát hiện một đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sản xuất vũ khí quân dụng trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Mọi hoạt động giao dịch, mua bán đều diễn ra trên không gian mạng…”.
Đại tá Dương Văn Tiến – Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cùng ban chuyên án kiểm tra, đánh giá tang vật thu giữ.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Dương Văn Tiến, Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và Đại tá Nguyễn Hữu Mạnh (nay là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định), Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, một chuyên án chung của các phòng nghiệp vụ thuộc lực lượng Cảnh sát và lực lượng An ninh Công an tỉnh do Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy chủ trì phối hợp với các phòng kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh điều tra, cảnh sát hình sự, kỹ thuật hình sự và Phòng Cảnh sát cơ động được thiết lập. Các trinh sát, điều tra viên dày dạn kinh nghiệm được huy động tham gia chuyên án, tập trung lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để điều tra phá án.
Với tinh thần phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ, chỉ sau một thời gian ngắn tập trung điều tra, bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự nhạy bén của các trinh sát, điều tra viên, ban chuyên án đã phát hiện và nắm rõ quy luật hoạt động của các đối tượng trong đường dây chuyên chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí quân dụng quy mô lớn liên tỉnh do Nguyễn Trần Du (SN 1993, thường trú tại thôn Thái Hòa, xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cầm đầu móc nối với một số đối tượng ở phía Nam mua vũ khí và bán cho nhiều đối tượng hình sự ở nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc.
Theo tài liệu trinh sát thu thập được, Nguyễn Trần Du đã vào tỉnh Bình Dương làm ăn, sinh sống hơn 10 năm nay. Trước khi phạm tội, Du làm nghề đầu bếp cho một nhà hàng trên địa bàn Bình Dương, trong một lần lang thang trên mạng xã hội, Du quen biết rồi thân thiết với các đối tượng mua, bán linh kiện chế tạo súng, vũ khí quân dụng trái phép. Qua một vài phi vụ giao dịch, thấy có lời, kiếm tiền nhanh hơn nghề nấu ăn, Du bỏ nghề, dấn sâu vào con đường mua bán vũ khí bất hợp pháp. Bằng các kỹ năng học lỏm trên mạng xã hội, Du trực tiếp đặt hàng các linh kiện rời (tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng) rồi mày mò, chế tạo các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng sát thương y như súng quân dụng, rồi bán lại cho các đối tượng có nhu cầu. Trong đó, đáng chú ý là mối quan hệ mật thiết giữa Nguyễn Trần Du và Huỳnh Văn Quá (SN 1994) ở tỉnh Cà Mau. Du được xem là “thầy” dạy cho Quá cách đặt hàng, cách chế tạo, lắp ráp các linh kiện thành vũ khí… rồi rao bán trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Nguyễn Trần Du (X) cùng các đồng phạm và tang vật trong chuyên án.
Thủ đoạt hoạt động của các đối tượng là tạo các tài khoản trên mạng xã hội rồi tham gia các hội nhóm rao bán vũ khí quân dụng. Khi có người đặt mua, các đối tượng chọn cách thanh toán qua tài khoản ngân hàng, riêng vũ khí thì vận chuyển bằng ô tô, sau đó thuê shipper giao cho khách. Quá trình giao dịch, các đối tượng sử dụng mạng xã hội hoặc sim rác, sim không chính chủ để liên lạc khi cần thiết, nhằm tránh sự theo dõi của lực lượng chức năng.
Sau một thời gian tích cực điều tra, thu thập đủ tài liệu chứng cứ và xác định rõ vị trí, vai trò của các đối tượng trong đường dây, ngày 21/2/2024, ban chuyên án quyết định phá án. Theo đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Phòng An ninh điều tra và Công an thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) bắt quả tang đối tượng Nguyễn Trần Du khi hắn đang giao dịch mua bán súng quân dụng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tại chỗ, lực lượng Công an đã thu giữ 3 khẩu súng ngắn và 63 viên đạn các loại. Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Trần Du tại phòng trọ (phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), Cơ quan điều tra thu giữ thêm 30 viên đạn. Tiếp tục đấu tranh, mở rộng chuyên án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ thêm 3 đối tượng trong đường dây này, gồm: Phạm Văn Sơn (TP Hải Phòng), Huỳnh Văn Quá (Cà Mau) và Nguyễn Hải Âu (Long An). Khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng này, Cơ quan điều tra đã thu giữ 11 khẩu súng ngắn, 1 súng bút tự chế, 5 quả lựu đạn, 8 quả nổ tự chế, hàng nghìn viên đạn, đầu đạn, vỏ đạn của các loại súng, linh kiện chế tạo súng và máy móc, hóa chất, dụng cụ để chế tạo vũ khí…
Thượng tá Lê Khắc Minh cho biết, các loại vũ khí sau khi thu hồi đều được Phòng Kỹ thuật hình sự giám định chặt chẽ, kết quả cho thấy, số vũ khí này đều có sức công phá rất mạnh, giống như các loại vũ khí được sản xuất theo quy định. Riêng công cụ hỗ trợ, bọn chúng chỉ cần thay thế một số bộ phận như piston, nòng… là đã trở thành một khẩu súng quân dụng.
Tại Cơ quan công an, bước đầu các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Trong đó, Nguyễn Trần Du và Nguyễn Hải Âu là 2 đối tượng chuyên đặt mua súng, các linh kiện súng, lựu đạn của Huỳnh Văn Quá, sau đó cải tiến, chế tạo thành vũ khí quân dụng để bán cho các đối tượng hình sự kiếm lời. Sau khi mua được súng của Huỳnh Văn Quá qua mạng xã hội Zalo, Nguyễn Trần Du đã mời chào và bán cho Phạm Văn Sơn 2 khẩu súng ngắn côn quay, 2 quả lựu đạn và 50 viên đạn với giá 30 triệu đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 đối tượng trên để điều tra về tội “Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”, theo Điều 304, Bộ luật Hình sự.
Bằng cách học lỏm trên mạng xã hội, các đối tượng đã chế tạo nhiều loại vũ khí.
Sau chuyên án thuốc nổ, lộ đường dây mua bán súng liên tỉnh
Hơn một năm trước, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang gần 50 công nhân của Công ty CP Đầu tư xây dựng Tân Sơn (Cụm công nghiệp Vĩnh Minh, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang nhồi thuốc nổ vào các lỗ khoan khai thác đá. Tại hiện trường, Cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 750 kg các hạt tinh thể đã được chế tạo thành thuốc nổ Anfo, gần 20 kg thuốc nổ AD1, hơn 100 kíp nổ, 1.500 m dây cháy chậm và nhiều tang vật khác có liên quan.
Mở rộng vụ án, Cơ quan điều tra thu giữ tại tầng hầm của Công ty Tân Sơn 450 kg tiền chất thuốc nổ, 55 vỏ bao đựng tiền chất thuốc nổ mà các đối tượng đã sử dụng (tương đương 1.375 kg). Căn cứ tài liệu và kết quả điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 14 đối tượng về tội “Chế tạo trái phép vật liệu nổ”. Trong đó xác định Trần Văn Quỳnh (SN 1975, trú tại thôn 8, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là quản lý mỏ đá, đã trực tiếp chỉ đạo các đối tượng sử dụng tiền chất thuốc nổ để chế tạo thành thuốc nổ Anfo.
Sau khi triệt phá thành công chuyên án trên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện, đấu tranh triệt xóa đường dây mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ với quy mô lớn hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Thủ đoạn mua bán của các đối tượng này hết sức tinh vi, chúng thường sử dụng sim điện thoại không chính chủ để liên lạc và không giao hàng trực tiếp cho người mua mà thường giao tiền trước mới gửi hàng. Để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng, các đối tượng thường cất giấu thuốc súng, vật liệu nổ ở một địa điểm bí mật, nơi hẻo lánh, sau đó lựa chọn vào các thời điểm đêm khuya, mờ sáng để thông báo cho người mua đến lấy.
Cơ quan công an xác định đây là đường dây chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ với quy mô và số lượng lớn. Đáng chú ý, các đối tượng trong đường dây đều là đối tượng có kinh nghiệm trong việc chế tạo, sản xuất, sử dụng và mua bán vũ khí, vật liệu nổ, hoạt động trong thời gian dài, ở nhiều địa bàn và có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Do vậy, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã xác lập chuyên án đấu tranh, triệt xóa.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tang vật của chuyên án triệt xóa đường dây mua bán súng liên tỉnh.
Sau một thời gian tích cực điều tra, khoảng 17h55 phút, ngày 10/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện bắt quả tang đối tượng Phạm Văn Đường (SN 1948) tại Mỹ Đức, Hà Nội khi hắn đang vận chuyển 3 túi nilon thuốc nổ và hàng nghìn hạt nổ. Tiếp tục truy xét, Cơ quan An ninh điều tra đã đồng loạt khám xét khẩn cấp nơi ở của 3 đối tượng gồm: Trần Văn Doanh (SN 1973, ở Đông Anh, Hà Nội), Kiều Thanh Tân (SN 1950, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Nguyễn Đình Tuấn (SN 1980, ở Lương Tài, Bắc Ninh). Đồng thời, xác định được địa điểm là xưởng chế tạo vũ khí, vật liệu nổ, thu giữ 20 khẩu súng, 15 viên đạn quân dụng, gần 5 kg thuốc nổ, gần 300 nghìn hạt nổ, hơn 8 triệu vỏ hạt nổ dùng để chế tạo hạt nổ, hơn 3 nghìn viên đạn ghém, hàng trăm kg đạn chì, hàng trăm nòng súng và nhiều máy móc, vật dụng, công cụ, phương tiện dùng để chế tạo, sản xuất đạn ghém, súng săn các loại…
Thực tiễn cho thấy, đối tượng sử dụng “vũ khí nóng”, súng quân dụng, công cụ hỗ trợ chủ yếu là các loại đối tượng hình sự, đối tượng ma túy. Ngoài việc sử dụng phòng thân, các đối tượng này sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí trên để giải quyết mâu thuẫn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự. Việc Công an tỉnh Thanh Hóa sớm phát hiện, bắt giữ các đối tượng có hành vi chế tạo, tàng trữ, mua, bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ với số lượng lớn đã góp phần quan trọng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Công an làm việc với người thông báo chốt CSGT
Ngày 15/3, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh làm việc với ông T.N.D, trú xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng.
Nội dung làm việc với ông T.N.D là "Đã thông báo, chia sẻ thông tin về hoạt động của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông".
Tại cơ quan Công an, ông T.N.D khai nhận làm nghề lái xe nên đã tham gia nhóm "AE Lái xe 93 & 61" để nắm bắt và thông báo về hoạt động của các chốt CSGT. Từ đó, giúp các lái xe né tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng khi tham gia giao thông.
Cơ quan Công an làm việc với ông T.N.D.
Thời gian qua, có nhiều người đã tham gia các hội, nhóm kín trên mạng xã hội như: zalo, facebook... nhằm thông báo, chia sẻ thông tin về hoạt động của các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông như các nhóm "AE Lái xe 93 & 61", "Hội ae chạy xe nhiệt tình giúp đỡ nhau Miền Nam", "Chuyên QL13-BD-BP-24/24", "Tem 93", "ae tài xế QL13, QL14"... Ông T.N.D là một trường hợp cụ thể bị triệu tập lên cơ quan Công an làm việc, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Tài liệu cơ quan Công an thu được.
Cơ quan Công an đề nghị cán bộ, đảng viên và người dân không tạo lập, tham gia các hội, nhóm nhằm thông báo chốt giao thông trên không gian mạng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy mưc độ vi phạm, có thể xử lý vi phạm hành chính, người thực hiện hành vi thông báo chốt CSGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm, hàng giả, vũ khí, vật liệu nổ, ma túy hoặc vô tình tiếp tay cho các đối tượng trốn truy nã để tiếp tục phạm tội.
Thu gom, chế tạo hàng loạt súng đạn rồi lập nick ảo rao bán Ngày 13/3, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, Phòng An ninh điều tra phối hợp với Công an huyện Văn Bàn đã triệt phá thành công đường dây "Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" và "Tàng trữ trái phép vật liệu nổ". Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Công an tỉnh...