Công an sẽ trả lời vụ 5 triệu Yen trong vài ngày tới
Trễ nhất 1 tuần công an quận Tân Bình sẽ trả lời bằng văn bản đến chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, người phát hiện 5 triệu Yen trong chiếc loa về quyền sở hữu số tiền này.
Chiều 5-5, chị Hồng đã làm giấy tờ ủy quyền cho luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP HCM) để hỗ trợ pháp lý miễn phí.
Cùng ngày, luật sư Hải đã có buổi làm việc với công an quận Tân Bình yêu cầu trả lại 5 triệu Yen cho thân chủ của mình.
Chị Hồng vẫn tiếp tục bán nghề ve chai để mưu sinh.
Luật sư dẫn ra các văn bản pháp lý để yêu cầu công an quận Tân Bình bác lá đơn của bà Phạm Thị Ngọt (người tự nhận số tiền 5 triệu Yen là của chồng mình). Đồng thời, ông Hà cho rằng vụ việc này không có dấu hiệu tranh chấp dân sự nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Video đang HOT
Luật sư Hải cho biết công an quận Tân Bình đang nhờ lãnh đạo cấp quận tham mưu, sau đó sẽ trả lời tường tận vụ việc bằng văn bản cho chị Hồng, trễ nhất là ngày 12-5.
Trao đổi với Báo, bà Phạm Thị Ngọt thông tin rằng vẫn đang tiếp tục tìm thêm bằng chứng nhưng phải mất rất nhiều thời gian, bởi vừa liên hệ trong và ngoài nước. Trong khi đó, chồng bà, ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi) vẫn đang chăm sóc mẹ già bệnh nặng nên khả năng quay sang Việt Nam rất khó, ông chỉ có thể ủy quyền cho bà bằng giấy tờ.
Theo Ngươi lao đông
Vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật: Lẽ ra phải bác đơn của bà Ngọt?
Trước tình tiết bà Ngọt gửi đơn trình báo đến cơ quan công an, cho rằng chủ sở hữu 5 triệu yên Nhật có thể là chồng mình, luật sư Phạm Thanh Bình, Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng, cơ quan công an hoàn toàn có thể bác đơn của bà Ngọt.
Lý giải về việc có thể bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt, người xuất hiện "phút 89" trong vụ việc người mua ve chai nhặt được 5 triệu yên trong chiếc loa cũ, luật sư Bình cho rằng, trước hết phải khẳng định bà Ngọt chỉ là một người biết tới sự việc này. Nếu đúng thì số tiền là của người chồng Nam Phi chứ không phải của bà Ngọt. Về mặt pháp lý cũng không phải là tài sản chung của bà Ngọt. Do đó bà Ngọt không phải chủ sở hữu của số tiền trên.
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện tại đã hết thời hạn thông báo nhưng người chồng Nam Phi của bà Ngọt, người được cho là chủ thật sự của số tiền trên vẫn không xuất hiện thì rõ ràng phải giải quyết cho người nhặt ve chai theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, khi bà Ngọt đưa ra những căn cứ về số tiền hơn 5 triệu yên là của chồng bà, bà Ngọt khẳng định chưa bao giờ nhìn thấy số tiền đó mà chỉ nghe chồng bà nói lại là "có cất số tiền khoảng 6 triệu yên trong một cái hộp nhưng nhiều lần chuyển nhà quá (3 lần) không nhớ nổi đã để cái hộp ở đâu" cho thấy điểm bất hợp lý nếu là chủ sở hữu thực sự.
Bà Phạm Thị Ngọt. Ảnh: Trung Kiên
Với những tình tiết trên, luật sư Phạm Thanh Bình nhận định, cơ quan công an hoàn toàn có thể bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt ngay từ đầu và giải quyết số tiền 5 triệu yên Nhật được nhặt được bởi người ve chai. Bên cạnh đó, luật sư Bình cũng nhấn mạnh, nếu trong trường hợp chồng bà Phạm Thị Ngọt khẳng định số tiền trên là của mình thì phải đưa ra đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ của số tiền này.
Cụ thể, bà Ngọt phải chứng minh được số tiền đó từ đâu mà có, được mang về Việt Nam một cách hợp pháp hay không? Nếu không trực tiếp mang vào mà thông qua phương thức vận chuyển khác như qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chức năng thì cũng phải đầy đủ giấy tờ. Nếu cá nhân nào chuyển lậu số tiền này sẽ bị tịch thu theo quy định quản lý ngoại hối.
Cũng liên quan đến vụ việc này, luật sư Nguyễn Văn Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, với vụ việc của bà Ngọt, nếu không chứng minh được số tiền trên là của mình, người trình báo có thể bị phạt hành chính về hành vi dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản người khác. Người vi phạm có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Trước đó, vụ vợ chồng người mua ve chai phát hiện hơn 5 triệu yên trong thùng chiếc loa cũ đang gây xôn xao dư luận khi sắp đến ngày "phán quyết" số tiền thì bất ngờ bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, quê Quảng Nam, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) gửi đơn đến cơ quan công an trình báo và cho rằng chồng bà, ông Efolayan Caleb (quốc tịch Nigeria) có thể là chủ nhân của số tiền trên.
Bà Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Trung Kiên
Liên quan đến vụ việc "phán quyết" số tiền hơn 5 triệu yên, Công an quận Tân Bình cho biết, tổ xử lý vẫn đang đợi phía vợ chồng bà Ngọt cung cấp chứng cứ chứng minh là chủ số tiền trên. Do đó, cơ quan công an vẫn chưa thực hiện thủ tục tiếp theo đối với bà Huỳnh Thị Ánh Hồng, người nhặt được 5 triệu yên Nhật trong thùng loa. Bên cạnh đó, theo như lời bà Ngọt thông tin với báo chí, bà không phải là chủ sở hữu của số tiền 5 triệu yên, mà là của ông Caleb Afolayan.
Với các giấy tờ mà bà Ngọt cung cấp tính đến thời điểm này, bà không được thừa nhận là vợ chồng với ông Caleb, nên luật pháp Việt Nam không bảo hộ. Theo thông lệ quốc tế, khi đăng ký kết hôn phải có mặt cả vợ và chồng, nhưng bà Ngọt chỉ gửi chữ ký qua Nigeria để ông Caleb làm giấy chứng nhận kết hôn. Giả sử bà Ngọt có ở Nigeria một thời gian, có thể đăng ký kết hôn với ông Caleb tại đây. Tuy nhiên, sau khi trở về Việt Nam, phải làm thủ tục ghi chú kết hôn mới được công nhận là vợ chồng.
Trong khi đó, về phía bà Huỳnh Thị Ánh Hồng, người phát hiện số tiền 5 triệu yen, cho biết, sẽ yêu cầu Công an Q.Tân Bình, cho mốc thời gian cụ thể để giải quyết vụ việc này. Bà Hồng chia sẻ đã quá mệt mỏi và không yêu cầu phải trả lại số tiền. Bà Hồng chỉ mong cơ quan công an nhanh chóng xác minh số tiền là của ai, để đỡ mất thời gian ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Vụ 5 triệu yen: Sung công quỹ nếu là tiền không hợp pháp Theo các luật sư, nếu bà Phạm Thị Ngọt không chứng minh được tiền do chồng bà ta gửi về, số tiền trên đương nhiên thuộc về người nhặt được. Trường hợp tiền thực sự của chồng bà Ngọt gửi về nhưng qua con đường không hợp pháp, số tiền 5 triệu yen có thể bị sung công quỹ Những ngày qua, dư...