Công an phát tờ rơi cảnh báo cướp giật: Đừng sợ sự khác biệt!
Ở TPHCM đang có một chuyện rất hay: Công an phát tờ rơi cảnh báo cho du khách quốc tế về nạn cướp giật, về sự gian dối, về những điều tưởng là phải xấu hổ mà che giấu…
So với những cảnh báo, những tờ rơi xuất hiện tại các địa điểm công cộng, đông du khách nước ngoài ở một số quốc gia khác thì ý tưởng này không mới, nhưng ít nhất nó vẫn rất khác biệt, lạ lẫm, thậm chí là “nhạy cảm” khi áp dụng ở TPHCM. Đã có những lo ngại, có chỉ trích và cả tán dương. Xét cho cùng, cũng chỉ bởi 2 chữ: khác biệt.
Có người từng nói đại ý rằng, sáng tạo bao giờ cũng có một phần là phủ định cái cũ, thực chất là chống lại thói quen, tập quán đã trở nên không thích ứng nữa với điều kiện mới. Một khi ta chống lại hay cố gắng xóa bỏ cái cũ thì dĩ nhiên là cái cũ cũng tìm đủ mọi cách để cưỡng lại ta. Những tờ rơi của Công an TPHCM hẳn không phải sự sáng tạo, nhưng là sự khác biệt trong một bối cảnh chung, có lẽ cũng như vậy.
Tờ rơi nhắc nhở du khách cẩn thận đang tạo ra thông tin trái chiều
Công an phát tờ rơi cảnh báo tội phạm: Thế nào mới là có trách nhiệm?
Có người sợ những tờ rơi này đang bêu xấu hình ảnh đất nước trong mắt du khách quốc tế, có người lại nghĩ lực lượng công an tự lộ ra cái yếu kém của mình khi để tình hình an ninh trật tự phức tạp như thế… Nhưng hãy đừng vội sợ hãi, lo lắng. Cái chúng ta cần sợ hơn là cảnh cướp giật xảy ra như cơm bữa trên đường phố, là chuyện giữa thời văn minh mà vẫn cần những “hảo hán” như dũng sĩ bắt cướp hay được tuyên dương, là sự bất an của khách nước ngoài và chính chúng ta, là văn hóa kinh doanh chộp giật làm hoen ố hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Nếu ai từng đến chợ đêm phố cổ Hà Nội thi thoảng sẽ được nghe tiếng loa phát thanh cảnh báo nạn móc túi ra rả trên phố Hàng Đào mỗi buổi chiều. Lễ hội ở nhiều nơi cũng có những thông báo tương tự cho khách thập phương. Không ít tuyến xe buýt dán cảnh báo và trưng số điện thoại nóng của cảnh sát… Rõ là chúng ta đã làm cả rồi, chỉ khác biệt về hình thức và cấp độ mà thôi.
Cái cũ cần xóa bỏ ở đây chính là sự co cụm về tinh thần trước một thứ mới mẻ lạ lẫm, trước một cái dở, cái kém của chính mỗi con người. Rộng hơn thì đó là việc ngại đối diện thực tế tiêu cực mà chỉ muốn tung hê nhau bằng những báo cáo nhàm tai “thực trạng, nguyên nhân, giải pháp…”.
Hãy để cho bạn bè thế giới thấy rằng, họ đến Việt Nam và được bảo vệ, được chăm sóc đến nơi đến chốn, hãy trấn an họ như cảnh sát khắp các nước vẫn làm thế. Hãy để họ về nước và nói với người khác rằng: Đến Việt Nam, bạn sẽ được an toàn!
Video đang HOT
Thế nên, đừng sợ sự khác biệt!
Theo Gia đình Xã hội
Nét thanh bình phố phường Hà Nội 100 năm trước
Không ồn ào như hiện nay, đường phố Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có người đi bộ, xe kéo, xe điện... Bên đường - những dãy nhà cổ kính cao từ hai đến ba tầng khiến người xem nhận thấy nét thanh bình của Hà Nội một thời.
Phố hàng Bạc những năm đầu thế kỷ 20 chỉ có xe kéo và người đi bộ
Nét thanh bình của phố hàng Buồm
Xe điện chạy xuyên qua phố hàng Đào
Nét đơn sơ của phố hàng Đồng
Dãy nhà cổ kính bên phố hàng Giầy
Một góc phố hàng Mắm
Người dân đi lại trên phố Nhà thờ Lớn
Kiến trúc mang đậm phong cách Pháp ở phố Tràng Tiền
Phố hàng Chiếu chạy qua những dãy nhà cổ kính
Cảnh người dân lao động trên phố hàng Vải
Người dân đi bộ qua phố Mã Mây
Ngã năm bờ Hồ rợp bóng cây
Phương tiện trên đường Đinh Tiên Hoàng của 100 năm trước là xe điện và xe kéo
Quang Phong
(Sưu tầm)
Theo Dantri
Bảo tồn, tôn tạo các công trình trong phố cổ Hà Nội UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, UBND quận Hoàn Kiếm về việc cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp công trình trong khu phố cổ Hà Nội. Theo đó, UBND TP Hà Nội giao Ban quản lý phố cổ Hà Nội (thuộc UBND quận Hoàn Kiếm) nghiên cứu thực hiện bảo tồn,...