Công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an: “Lực lượng Công an nhân dân góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”.
Cách đây 60 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới: Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước.
Chiến thắng Điện Biện Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, được ví như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, có sự đóng góp quan trọng của lực lượng Công an nhân dân.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ; lực lượng Công an được giao nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Thứ Bộ Công an (nay là Bộ Công an) xác định rõ: “Công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn này” (1).
Toán gián điệp (đều là nữ) của Pháp bị lực lượng Công an bắt giữ và khống chế sử dụng,
phục vụ công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Từ những kinh nghiệm trong công tác bảo vệ chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Tây Bắc, đáp ứng quy mô và tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biện Phủ, Thứ Bộ Công an đã thành lập “Ban Công an tiền phương” nằm trong Hội đồng cung cấp Mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch; ở một số địa phương, trước hết là các tỉnh Tây Bắc, đã lập ra các Ban Công an tiền phương trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch.
Các Ban Công an tiền phương đã được Thứ Bộ Công an giao nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng, các ngành tham gia chiến dịch, tập trung bảo vệ đội ngũ dân công, bảo vệ an toàn giao thông- vận tải, bảo vệ kho tàng, bảo vệ các cuộc hành quân, nơi trú quân của bộ đội; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn tình báo, gián điệp, biệt kích, phỉ, phản động ở cả vùng hậu phương và trên toàn tuyến mặt trận.
Lực lượng Công an đã chủ động tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch. Tại những khu vực có cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, lực lượng Công an đã phát động phong trào “Phòng gian, bảo mật”, tổ chức cho quần chúng tham gia giám sát, phát hiện những người lạ mặt, những hoạt động nghi vấn; lập các trạm gác và kiểm tra giấy tờ, kịp thời phát hiện bọn gián điệp, chỉ điểm trà trộn trong số cán bộ các cơ quan của ta hoặc đồng bào khu vực các cơ quan đóng quân để thâm nhập điều tra, phá hoại.
Ở những địa bàn Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng quân, lực lượng Công an đã phối hợp với lực lượng Bảo vệ quân đội thiết lập trạm gác và thành lập các đội tuần tra, canh gác bảo vệ trước khi Bộ Chỉ huy chiến dịch chuyển đến và tổ chức nhiều tuyến canh phòng nghiêm ngặt, trong đó Công an bảo vệ tuyến ngoài. Ban Công an tiền phương đã phối hợp với lực lượng bảo vệ của Trung ương và quân đội bố trí lực lượng bảo vệ trên các tuyến đường, nhất là ở những đầu mối giao thông, những nơi hiểm trở mà kẻ địch dễ lợi dụng mai phục, ám sát.
Video đang HOT
Mặc dù tình hình chiến sự diễn ra ác liệt, kẻ địch chống phá bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Quân đội và các lực lượng khác có liên quan và sử dụng đồng bộ biện pháp công tác công an, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã được bảo đảm bí mật, tuyệt đối an toàn trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.
Để bảo đảm thắng lợi của chiến dịch Điện Biện Phủ, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tăng cường hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược; huy động hơn 260.000 dân công, 628 xe ô tô, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 mảng nứa, hơn 800 ngựa thồ cùng hàng chục nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ để vận chuyển hơn 2 vạn tấn lương thực trên tuyến đường hàng nghìn kilômét từ các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng… đến Điện Biên Phủ.
Trong quá trình phục vụ chiến dịch, thực dân Pháp đã tung nhiều toán gián điệp, cài người vào nội bộ ta, thu thập tin tức nơi đóng quân, việc chuyển quân, hàng hóa và kho tàng của ta để chỉ điểm cho máy bay địch bắn phá. Trước tình hình đó, lực lượng Công an đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, quân đội và các ngành chức năng tiến hành các biện pháp bảo vệ an toàn về người, hàng hóa phục vụ chiến dịch, đập tan âm mưu, hoạt động phá hoại của địch; phát động phong trào quần chúng “Phòng gian, bảo mật” với khẩu hiệu “Ba không” sâu rộng trong nhân dân, nhất là dọc các tuyến đường từ hậu phương ra mặt trận.
Qua đó, ý thức cảnh giác của quần chúng được nâng cao, đã phát hiện cho Công an nhiều tên gián điệp, chỉ điểm; tham gia ngụy trang kho tàng, bến bãi, nơi đóng quân, chuyển quân và tham gia bảo vệ hàng hóa vận chuyển ra chiến trường. Song song với công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong trào “Phòng gian, bảo mật”, lực lượng Công an đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, phân loại, điều chuyển số đối tượng nghi là gián điệp, chỉ điểm, cơ sở mạng lưới của chúng và những đối tượng nguy hiểm khác ra khỏi địa bàn xung yếu, làm trong sạch địa bàn, bảo đảm an toàn cho quân đội, dân công, hàng hóa ra mặt trận.
Đối với lực lượng dân công tham gia chiến dịch, quán triệt chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, lực lượng Công an đã phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức xét duyệt, lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình cách mạng, tình nguyện tham gia phục vụ chiến dịch. Ban Công an tiền phương đã tham mưu với Hội đồng cung cấp Mặt trận biên chế dân công thành các đại đội, trung đội, tiểu đội; phát động phong trào “Phòng gian, bảo mật”, “Ba không”; phổ biến quy tắc giữ gìn bí mật, cách thức phòng, chống máy bay địch bắn phá hoặc tập kích trên đường hành quân, vận chuyển.
Công an khu Tây Bắc tiễu phỉ ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La,
phục vụ công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Trong các lán trại hay các trạm nghỉ chân, cán bộ công an được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ thường xuyên bám sát các đoàn dân công để tổ chức công tác bảo vệ. Trên các tuyến đường quan trọng, lực lượng Công an đặt các đồn, trạm kiểm soát người và phương tiện qua lại; tổ chức các đội tuần tra vũ trang kiểm soát; tại các bến phà trọng điểm, lực lượng Công an phối hợp với lực lượng bảo vệ quân đội thành lập các ban bảo vệ, tổ chức sắp xếp, điều động cho các xe chở quân, kéo pháo, chở vũ khí, lương thực, hàng hóa. Các đồn, trạm công an thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác, thiết lập vành đai bảo vệ, kịp thời phát hiện bọn phá hoại và phòng, chống cháy, nổ.
Để bảo đảm yêu cầu giữ bí mật, phòng, chống các hoạt động do thám của địch đối với chiến dịch, Ban Công an tiền phương đã chỉ đạo Ban Công an tiền phương các tỉnh Tây Bắc, Công an các địa phương có tuyến hành lang vận chuyển đi qua tích cực đấu tranh, bóc gỡ các toán gián điệp biệt kích, gián điệp ẩn nấp do cơ quan tình báo Pháp cài cắm và tổ chức để hoạt động do thám, phá hoại, điều tra tình hình chuyển quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm của ta và hoạt động chỉ điểm cho máy bay địch bắn phá, ngăn chặn lực lượng ta tiến về Điện Biên Phủ.
Lực lượng Công an đã kịp thời khám phá nhiều vụ án quan trọng, bóc gỡ toàn bộ mạng lưới gián điệp, chỉ điểm địch cài cắm dọc hành lang các tuyến đường giao thông từ hậu phương ra mặt trận Điện Biên Phủ; tiêu diệt và bắt hầu hết các toán gián điệp địch tung ra để điều tra, thu thập tình báo, phá hoại cầu cống, bến phà, kho tàng, phương tiện vận chuyển, đánh phá các cơ quan đầu não của ta.
Công an Tây Bắc đã điều tra khám phá, bóc gỡ 5 tổ chức gián điệp do Pháp và Tưởng Giới Thạch gài lại, tiêu diệt 6 toán gián điệp biệt kích, bắt 70 tên gián điệp và hàng trăm tên do thám, chỉ điểm trên các tuyến đường hành quân và vận chuyển của bộ đội, dân công phục vụ chiến dịch, nhất là đã bắt toán gián điệp biệt kích GCMA gồm 4 tên nhảy dù xuống khu vực xã Mường Ó, Thuận Châu và toán 6 tên nhảy dù xuống Bản Nhạn (Sơn La) nhằm điều tra, ngăn chặn lực lượng của ta hành quân, vận chuyển trên đèo Pha Đin. Công an Liên khu III đã khám phá, bóc gỡ mạng lưới gián điệp gồm 16 tên hoạt động điều tra, chỉ điểm để máy bay địch đánh phá hoặc những tên trực tiếp phá hoại các kho tàng, cầu cống ở những nơi xung yếu trên các tuyến đường giao thông quan trọng của ta từ Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình lên Điện Biên Phủ.
Đặc biệt, giữa năm 1953, lực lượng Công an đã tập trung đấu tranh với toán gián điệp biệt kích gồm 4 tên (đều là nữ) làm nhiệm vụ điều tra các hoạt động quân sự, các cơ quan đầu não và hoạt động chuyển quân từ Việt Bắc đến Tây Bắc. Ta đã bắt, khống chế sử dụng toán gián điệp này cung cấp thông tin giả để đánh lạc hướng địch, phục vụ công tác bảo vệ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là vụ án gián điệp đầu tiên do lực lượng Công an khống chế, sử dụng điện đài, cung cấp tin giả cho địch, mở đầu cho công tác đấu tranh phòng, chống gián điệp biệt kích bằng phương thức phản gián điện đài.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương là đẩy mạnh các hoạt động, tiến công địch trên các chiến trường, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó, đồng thời tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để ta tập trung lực lượng, thực hiện cuộc quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, từ cuối năm 1953, lực lượng Công an đã phối hợp với Quân đội, dân quân, du kích tham mưu với các cấp ủy, chính quyền cách mạng phát động quần chúng nổi dậy, phá hàng trăm ban tề, diệt nhiều tên ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, mở rộng vùng tự do và khu du kích của ta.
Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị về mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ, để đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm Lai Châu, thực dân Pháp đã tổ chức các cụm phỉ trên quy mô lớn ở khu vực này hòng thực hiện mưu đồ “phỉ hóa toàn dân”. Từ ngày15/1/1954, thực dân Pháp phát động các cụm phỉ công khai nổi dậy chống phá từ biên giới Việt – Trung, Việt – Lào và ngày càng tiến sâu vào hậu phương của ta. Trước tình hình trên, Khu ủy Tây Bắc đã thành lập “Ban thống nhất chống phỉ” do đồng chí Trần Quyết, Phó Bí thư Khu ủy, Giám đốc Công an khu Tây Bắc làm Trưởng ban với lực lượng tham gia chủ yếu là Quân đội và Công an nhằm mục đích diệt phỉ để đại quân ta rảnh tay đánh địch ở Điện Biên Phủ.
Lực lượng Công an đã chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc tình hình về tổ chức, lực lượng, địa điểm, trung tâm phỉ, mạng lưới cơ sở của chúng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục quần chúng, nâng cao cảnh giác, không mắc mưu địch. Trên cơ sở nắm chắc tình hình, xây dựng phong trào quần chúng, lực lượng Công an đã phối hợp với Quân đội triển khai kế hoạch tấn công các hang ổ phỉ, huy động các lực lượng, các ngành tham gia, sử dụng đồng bộ cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để tiêu diệt và làm tan rã các hoạt động gây phỉ của địch.
Trước và trong chiến dịch Điện Biện Phủ, ta đã vừa gọi hàng, vừa truy quét, làm tan rã 7 cụm phỉ, dập tắt hàng chục vụ gây bạo loạn, tiêu diệt, bắt sống và buộc ra hàng 4.696 tên phỉ, thu giữ hàng nghìn khẩu súng và các phương tiện thông tin liên lạc; tác động, lôi kéo, vận động, giải thoát cho 1.600 người bị địch bắt ép theo phỉ trở về với gia đình và cách mạng; phá tan âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của địch ở các địa bàn trọng điểm, trực tiếp phục vụ quân đội ta tác chiến trong chiến dịch Điện Biện Phủ. Kết quả này đã củng cố được vùng mới giải phóng của ta, giáng một đòn chí mạng vào mưu đồ của thực dân Pháp là tổ chức gây phỉ hòng gây rối an ninh, trật tự, chặn đường vận chuyển của ta đến mặt trận Điện Biên Phủ.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lực lượng Công an nhân dân phấn khởi, tự hào ôn lại những chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử này.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là sức mạnh cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, hun đúc bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức; trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Theo ANTD
Nhân lên hàng triệu trái tim yêu sách
Sau 3 năm tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày sách và Bản quyền thế giới 23-4, Ngày hội sách và Văn hóa đọc lần thứ 4 diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề "Sách - Chìa khóa thành công" trở nên ý nghĩa hơn trong không khí tưng bừng chào đón ngày hội mới - Ngày Sách Việt Nam 21-4.
Rèn luyện thói quen đọc sách từ nhỏ
Ngày của những người yêu sách
Điểm hấp dẫn đầu tiên của Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm nay đó chính là người yêu sách có dịp được chiêm ngưỡng hàng trăm cuốn sách đoạt giải sách hay, sách đẹp được xếp lên những giá sách hình vòng cung dọc lối đi vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cùng với đó là những tấm pano ghi tiểu sử của những tác giả đã đoạt giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Từ sáng sớm, đã có rất đông học sinh, sinh viên và cả những phụ huynh tập trung tại đây để tham gia vào Ngày hội Sách lớn nhất trong năm. Phía trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, bên cạnh các gian hàng của những đơn vị quen thuộc như NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, NXB Thanh niên, NXB Phụ nữ... năm nay, có một số cái tên tương đối mới như Sách Vàng Online, Tủ sách Người mẹ tốt... cũng góp mặt vào sự kiện, giúp cho người đọc có thêm nhiều lựa chọn. Bên cạnh các mức giá ưu đãi giảm từ 10-50%, các gian hàng đồng giá từ 10.000 đồng/cuốn cũng thu hút đông đảo độc giả.
Cũng trong khuôn khổ Ngày hội sách và Văn hóa đọc, trong hai ngày 19 và 20-4 tại sân Thái học và hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra nhiều hoạt động phong phú như trình diễn thơ và văn xuôi do các tác giả đến từ Ban Văn trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam thực hiện; giao lưu với tấm gương giàu nghị lực - thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; trưng bày triển lãm sách báo, tư liệu với các chủ đề: 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam... cùng các cuộc thi xếp sách nghệ thuật, vẽ tranh kể chuyện theo sách.
Văn hóa đọc dựa trên nền tảng giáo dục
"Đọc từng câu chữ cha ông, mỗi trang sách, kiến thức luôn vọng về. Cho người đọc thấu tình đạt lý, cho người đọc không tự huyễn hoặc mình... Đọc mỗi trang thấm đẫm tình yêu dày chất nhân văn, triết lý thẳm sâu, đầy khả năng dự báo, giúp chúng ta nhìn thẳng vào mình, nhìn thẳng vào hiện tình đất nước" (trích lời hịch "Trang sách trang đời" - Nhà văn Nguyễn Khắc Phục).
Đọc sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, mỗi người, nâng cao dân trí, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của một quốc gia. Trong mấy chục năm qua, văn hóa đọc ở nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, hàng năm xuất bản hàng chục nghìn đầu sách với tổng số hàng chục triệu bản. Hiện nay cả nước có một hệ thống thư viện rộng khắp, trong đó có 1 thư viện quốc gia, 63 thư viện cấp tỉnh, 649 thư viện cấp huyện và khoảng 2.400 thư viện cấp xã, phường, thị trấn. Năm 2013, mức hưởng thụ bình quân của người dân ở mức 3,2 bản sách/người.
Việc thúc đẩy phong trào đọc sách trong xã hội đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều những lo lắng. Người Việt đang "ngại" đọc sách, giới trẻ bị cuốn vào thứ văn hóa nghe nhìn mang tính giải trí hơn là thông tin, trẻ em nông thôn, vùng sâu vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với sách... Để phong trào đọc sách thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, vai trò hệ thống giáo dục từ trong nhà trường, gia đình cần phải được đề cao hơn nữa.
Với việc tổ chức Ngày hội sách và Văn hóa đọc 2014, cùng với các hoạt động hưởng ứng đang diễn ra tại Hà Nội và trên khắp cả nước, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh một lần nữa thông điệp về sự quan trọng của sách và thói quen đọc sách, đồng thời đặc biệt kêu gọi các bậc phụ huynh kiên trì giáo dục, tạo điều kiện để con em mình được tiếp xúc với sách, từ đó sớm hình thành thói quen đọc sách, bồi đắp tri thức, khơi dậy hoài bão, tạo dựng những ước mơ tốt đẹp trong các em.
Tôi quan tâm đến sách nên hay tìm trên mạng thông tin về các sự kiện về sách. Khi chọn sách, tôi thường chọn sách theo thể loại như kinh doanh, văn hóa... Sau đó tôi tìm NXB nào biên dịch tốt hơn thì sẽ tìm mua sách của NXB ấy.
Nguyễn Thị Huyền Trang (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Khoảng 1 tháng tôi đi mua sách 2 lần, thường tìm mua sách ở các NXB hoặc phố sách như Đinh Lễ. Tôi thường quan tâm đến các tác giả phương Tây như Charles Dickens, Marc Levy, Guillaume Musso... và một số tác giả châu Á, đặc biệt là Haruki Murakami.
Phạm Hà My (Đại học Văn hóa HN)
Ngày 24-2-2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 284/QĐ-TTg về việc lấy ngày 21-4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Việc lựa chọn ngày này có ý nghĩa văn hóa sâu sắc bởi tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách "Đường Kách mệnh" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền thế giới 23-4. Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam 21-4 đã được tổ chức trang trọng tại quảng trường Lý Thái Tổ, Hà Nội vào tối 19-4.
Theo ANTD
Cuộc hội ngộ của các cựu chiến binh Điện Biên Phủ Hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), ngày 13/4, tại TPHCM đã diễn ra buổi gặp gỡ, giao lưu giữa các cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Buổi gặp gỡ, giao lưu có sự tham dự của các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh lịch sử cách...