Công an làm việc với ông già U70 bị tố cáo hiếp dâm bé gái 13 tuổi
Ngày 18.9, thông tin từ Công an huyện Ngọc Hiển ( Cà Mau) cho biết, đơn vị đã mời ông L.M.B (65 tuổi, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) đến cơ quan để thẩm vấn do liên quan đến tố cáo hiếp dâm trẻ em.
Theo báo cáo của Công an xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, chiều 17.9, đơn vị này tiếp nhận tin báo của chị L.T.H.M (46 tuổi, ngụ xã Viên An) tố cáo ông B hiếp dâm con gái chị là cháu L.T.N.T (13 tuổi) dẫn đến có thai.
Qua xác minh ban đầu của Công an xã Viên An cho thấy, cách đây khoảng 6 tháng, vợ chồng chị M đi làm, để lại cháu T và em gái của T ở nhà. Lợi dụng không có người lớn ở nhà, giữa khuya ông B đã lẻn vào nhà thực hiện hành vi hiếp dâm cháu T. Lúc này, T và em gái tri hô, ông Bắc bỏ về, đồng thời dặn 2 cháu không được nói lại chuyện này cho cha mẹ biết.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, thời gian gần đây chị M phát hiện cháu T có biểu hiện bất thường nên tra hỏi, cháu đã T kể lại chuyện mình bị ông B hiếp dâm.
Sau đó, T được gia đình đưa đi khám, bác sĩ kết luận cháu T đã có thai hơn 27 tuần. Vợ chồng chị M đã đến gặp ông B, ông này thừa nhận việc mình hiếp dâm cháu T và năn nỉ đừng nói cho ai nghe, ông còn hứa sẽ lo lắng cho mẹ con cháu T.
Hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc.
Theo Danviet
Video đang HOT
Săn "thần dược quý ông" trong rừng, kiếm nửa triệu/ngày là thường
Sâm đất (còn được gọi là sá sùng) được xếp vào hàng những loại thực phẩm và thuốc có tác dụng bổ dưỡng cao cấp, thậm chí được mệnh danh là "địa sâm".
Trong rất nhiều công dụng của sá sùng thì tác dụng chữa liệt dương, bổ dương, tráng khí cho quý ông được chú ý nhiều hơn cả.
Từ bao đời nay, người dân ở vùng đất rừng ngập mặn Mũi Cà Mau, đã chọn tán rừng làm nơi mưu sinh, kiếm sống. Cuộc sống dưới tán rừng đã giúp cho nhiều hộ dân nơi đây được ổn định, tăng thu nhập cho gia đình. Bởi nơi đây, có rất nhiều sản vật có gia trị kinh tế cao như sâm đất, vọp, ốc len...
Sâm đất có màu xám đen, da nhám sần, dài khoảng 2 - 3cm
Hôm có chuyến công tác tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, để tìm hiểu về cuộc sống, lao động của người dân xứ rừng. Đến đây, chúng tôi mới cảm nhận được đời sống kinh tế của người dân địa phương này vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng ẩn sâu trong sự vất vả ấy, lại là một ý chí kiên cường, biết phấn đấu, vươn lên để thoát khỏi cuộc sống đói nghèo.
I. 9 giờ sáng một ngày cuối tuần, tôi nhận lịch hẹn của anh bạn đồng nghiệp báo rằng, sẽ đi công tác huyện Ngọc Hiển và vào tận rừng sâu để ghi nhận thực tế về cuộc sống, mưu sinh của người dân địa phương và tôi đã đặt lịch hẹn trước. Đúng hẹn, tôi và anh bạn đến gặp ông Tăng Quốc Đoàn (50 tuổi), ngụ xã Tân Ân là người trực tiếp đưa chúng tôi vào rừng sâu.
Để vào được rừng, tận mắt chứng kiến cuộc sống mưu sinh của người dân, ông Đoàn đã đưa chúng tôi vào rừng bằng chiếc vỏ máy (phương tiện di chuyển trên sông nước), lượn lờ qua những kênh rạch nhỏ, hai bên triền sông là hình ảnh những rặng đước trải dài, một màu xanh thẳng tắp khiến chúng tôi mê mẩn. Xa xa, là hình ảnh những chiếc vỏ máy nằm treo leo trên bãi cạn.
Khoanh nhanh trừ muỗi lúc nào cũng trên vành nón mỗi khi vào rừng
Thấy chúng tôi thắc mắc, vì sao vỏ máy để đó, mà không có người trông coi, không sợ kẻ xấu trộm mất hay sao? Ông Đoàn giải thích: "Không mất đâu, vỏ máy là của người dân đi đào sâm đất trong rừng đó. Ở xứ này, người ta đi đông lắm, họ neo đậu phương tiện ở đó, rồi đi vào rừng sâu để đào trùng mưu sinh".
Đúng như lời ông Đoàn nói, dọc suốt quá trình chúng tôi di chuyển gần 10km bằng phương tiện thủy, cứ cách vài trăm mét, chúng tôi nhìn thấy có vài ba phương tiện được neo đậu ở bìa rừng, nhưng không thấy người. Thi thoảng, chúng tôi lại nghe, âm thanh lạ, được vang ra từ tận rừng sâu, làm âm vang một góc rừng, và chúng tôi lại thắc mắc. Theo ông Đoàn, đấy là tín hiệu của những người đi rừng, nhờ tín hiệu này, họ có thể tìm gặp, định hướng được bạn bè của mình đang ở vị trí nào trong rừng.
Sau gần 2 giờ đồng hồ, luồng lạch trong các kênh rạch, trước khi đưa chúng tôi vào rừng, ông Đoàn đã đưa chúng tôi ra tận cửa biển Kiến Vàng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân). Trước mắt chúng tôi là hình ảnh bãi cát vàng, lấp lánh dưới ánh nắng giữa trưa oi bức, xa xa ngoài đại dương, là hình ảnh những con tàu đánh bắt của ngư dân đang di chuyển, những cơn sóng biển nhấp nhô, thi thoảng lại nổi lên khiến cho chúng tôi cảm thấy lo sợ vì lần đầu tiên ra biển.
Cận cảnh đào sâm đất
II. Mặt trời đứng bóng, cũng là lúc chúng tôi cập bến tại một điểm có đông phương tiện neo đậu. Lúc này, ông Đoàn yêu cầu chúng tôi ngồi nghỉ dưới bóng cây, để chờ người đi rừng ra ngoài ăn trưa, sẽ theo chân họ tìm hiểu về cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây.
Không để chúng tôi phải chờ lâu, 5 phút sau khi cập bến. Lúc này, trong rừng lại vang lên liên tiếp nhiều âm thanh quen thuộc, kèm theo đó là tiếng cười nói rôm rả, náo nhiệt. Khi họ ra đến nơi, hình ảnh trước mắt chúng tôi là những người lấm lem bùn đất, quần áo xộc xệch, gương mặt khắc khổ thể hiện rõ sự vất vả, cơ cực. Thấy chúng tôi ghi hình, dường như họ ái ngại một điều gì đó và nụ cười vội tắt.
Như nhận ra điều băn khoăn trong mắt những người đi rừng, anh bạn tôi trấn an: "Các anh, chị cứ tự nhiên, thoải mái nhé...". Sau câu nói của anh bạn, mọi người như giải tỏa được áp lực, họ dần thân thiện, cởi mở với chúng tôi hơn.
Thành quả anh Thuận thu được sau 5 phút đào sâm đất
Qua ghi nhận thực tế, chúng tôi được biết, hằng ngày, họ vào rừng lúc 7 giờ sáng và đi dọc vào sâu trong rừng để đào trùng đất, bắt ốc len đem đi bán. Công việc vất vả là vậy, nhưng họ lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, luôn tin vào ngày mai với những điều tốt đẹp.
Anh Nguyễn Văn Thuận (32 tuổi), ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, cho biết: "Chúng tôi vào rừng từ lúc 7 - 8 giờ sáng, đến tận 13 giờ chiều mới về, công việc thì lúc này lúc khác, có ngày kiếm được năm, bảy trăm, có hôm lại lỗ tiền xăng, cũng bấp bênh lắm".
Nói về con sâm đất bắt được bán cho ai, để làm gì, thì anh Thuận chỉ biết bán cho thương lái, sau khi thu mua, họ bán lại cho một đầu mối khác là thương lái Trung Quốc hoặc bán cho một số nhà hàng, khách sạn, quán nhậu ở một số thành phố lớn.
"Mình thấy họ mua có giá thì bắt bán thôi chứ trước giờ tôi chưa ăn nó bao giờ. Nghe nói, con này chế biến nhiều món ăn ngon lắm, phục vụ cho khách nước ngoài", anh Thuận nói.
Theo ông Nguyễn Minh Dương 44 tuổi, ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, mỗi ngày ông bắt trung bình được 15kg sâm đất, giá bán dao động từ 32 - 34 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, ông Dương thu nhập khoảng 500 ngàn/ngày.
"Ở xứ này, ban ngày thì đi đào sâm đất, bắt ốc len, đêm thì đi bắt ba khía, hay đi biển mới có thu nhập thôi. Ngoài công việc ấy, tôi chẳng biết phải làm gì, bởi gia đình nghèo, không đất sản xuất", ông Dương cho biết.
Theo P.V (Kiến thức Gia đình số 37)
Khởi tố thanh niên 16 tuổi hiếp dâm bé gái khi đang chờ thụ án... hiếp dâm Chiều ngày 7/9 Công an tỉnh Vĩnh Long đã tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam Phạm Tuấn Khanh (16 tuổi, ngụ xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ) vì hành vi hiếp dâm bé gái 8 tuổi gần nhà. Phạm Tuấn Khanh tại cơ quan công an Theo điều tra, vào khoảng 11h15 ngày 2/9, hàng xóm phát hiện bé...