Công an làm việc với 2 người cầm đầu nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”
Nguyễn Thị Thương và Nguyễn Chu Truyền là 2 người cầm đầu nhóm tự xưng “ Trừ quỷ Bảo Lộc”.
Nhóm này có hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng các phương pháp phản khoa học, khiến dư luận bức xúc, gây mất an ninh trật tự
Chiều 12/5, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã mời bà Nguyễn Thị Thương (SN 1975) và ông Nguyễn Chu Truyền (SN 1948), là hai người cầm đầu nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”, cùng trú tại phường 1, TP Bảo Lộc, tới làm rõ thông tin mà nhóm này mới phát tán trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.
Công an tỉnh Lâm Đồng làm việc với Nguyễn Thị Thương và Nguyễn Chu Truyền.
Bà Nguyễn Thị Thương và ông Nguyễn Chu Truyền tiếp tục sử dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ các thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 và vaccine phòng COVID-19.
Tại các video có tên “Tiếng Nói Sự Thật Đến Từ Đâu? Buổi Chia Sẻ Trực Tiếp – Tiếng Nói Sự Thật Phần 221″, đăng tải công khai trên trang Youtube “Exorcise The Demons” có nội dung cho rằng: “dịch COVID-19 không phải là một cơn dịch thiên nhiên… là do ma quỷ xen vào… việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là để đưa các mầm bệnh khác vào cơ thể, làm phân hủy hệ gen của con người… COVID-19 không sợ nóng, không sợ lạnh và cũng không sợ lửa, nhưng lại sợ nước… Do đó, có “nguồn nước thánh thiên” là để chữa COVID-19…”.
Theo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, những thông tin trên là sai sự thật, không đúng theo quy định về công tác về phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế. Các cơ quan chức năng đã xác định, thực chất cái gọi là “nguồn thánh thiên” mà nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” tung hô chính là nước lã được lấy từ giếng của gia đình Nguyễn Thị Thương.
Tại buổi làm việc với cơ quan Công an, bà Thương và ông Truyền thừa nhận những thông tin trên là do 2 người tự nói ra theo ý nghĩ “tâm linh”, không liên hệ với các cơ quan chức năng để kiểm chứng tính chính xác của thông tin, không có cơ sở khoa học, tài liệu chính thống về các nội dung trên.
Video đang HOT
Quá trình thực hiện video, bà Thương, ông Truyền có sự bàn bạc, thống nhất với nhiều người khác về cách thức tổ chức, quay video, nội dung thông tin sẽ cung cấp, chia sẻ để đăng tải lên mạng Internet cho nhiều người khác biết đến và xem video.
Nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc” sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin sai sự thật.
Nguyễn Thị Thương có thái độ ngoan cố, không thành khẩn trong việc khai báo. Ông Nguyễn Chu Truyền đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của bản thân, thành thật ăn năn, hối lỗi.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà Nguyễn Thị Thương 10 triệu đồng, ông Nguyễn Chu Truyền 7,5 triệu đồng.
Công an tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục thu thập thông tin, củng cố tài liệu, chứng cứ về quá trình tham gia của các trường hợp khác trong video để xử lý.
Nguyễn Thị Thương và Nguyễn Chu Truyền là 2 người cầm đầu nhóm tự xưng “Trừ quỷ Bảo Lộc”. Từ năm 2012 tới nay, nhóm này có hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên truyền mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng các phương pháp phản khoa học (“trừ quỷ”, đánh đập, bạo lực…), khiến dư luận bức xúc, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Giết chú họ vì nghi "làm ma" hại con cháu mình
Nghĩ rằng ông Cho đã làm "ma ngũ hải" nên cháu nội mới bị ốm, quấy khóc, Mỷ nảy sinh ý định giết chết nạn nhân.
Ngày 23-1, Thượng tá Hoàng Văn Thìn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, sau một thời gian tiến hành điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT đã làm rõ vụ án giết người do mê tín dị đoan, xảy ra tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Trước đó, sáng 21/12/2021, Phòng CSHS Công an tỉnh Hà Giang nhận được tin báo, tại khu vực lán nương gần thôn Cẳng Tẳng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, người dân phát hiện ông Sình Sía Cho (SN 1945, là người trong thôn) nằm gục chết ven đồi, trên người có nhiều vết thương.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Phòng CSHS, các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an huyện Đồng Văn nhanh chóng có mặt, tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác minh, điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 6/1/2022, Cơ quan CSĐT đã bắt giữ đối tượng gây án là Sình Pà Mỷ (SN 1976, ngụ thôn Cẳng Tẳng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), chính là cháu họ nạn nhân.
Kết quả điều tra cũng làm rõ: Ông Sình Sía Cho sinh ra, lớn lên ở thôn Cẳng Tẳng, năm 1984 ông Cho đưa cả gia đình sang huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang sinh sống. Gần đây, ông cùng con trai thứ là Sình Mí Nhù quay về thôn Cẳng Tẳng và ở nhờ gia đình cháu họ là anh Sình Chúng Say và vợ là Giàng Thị Mỷ.
Hiện nay, anh Say và Nhù đều bị Công an Trung Quốc bắt về hành vi Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Vào khoảng tháng 3/2021, ông Cho dựng lán ở riêng trên đất vườn rừng của gia đình chị Mỷ thuộc thôn Cẳng Tẳng để chăn nuôi gà cho chị Mỷ, hàng ngày vẫn qua lại giúp việc nhà cho cháu họ mình. Nhà Sình Pà Mỷ ở cạnh nhà chị Giàng Thị Mỷ, nên khoảng tháng 11/2021, khi làm lễ cúng cho cháu nội là Sình Mí Hùng mới vài tháng tuổi bị ốm, Sình Pà Mỷ mời ông Cho đến ăn cơm, uống rượu.
Uống rượu đến khi chỉ còn hai người, Sình Pà Mỷ bảo ông Cho: "Tôi đối xử tốt với ông vậy, tại sao ông lại không tốt với gia đình tôi, ông làm ma cho cháu tôi ốm mãi không khỏi?". Dù ông Cho nói mình không biết làm ma, Sình Pà Mỷ vẫn đe dọa: "Ông một mình ở trên lán, ông cẩn thận đấy, có ngày tôi giết chết ông". Ông Cho thách thức, Sình Pà Mỷ nảy sinh động cơ giết chết nạn nhân.
Sình Pà Mỷ
Mọi chuyện tưởng như chỉ dừng lại ở câu chuyện trong bữa rượu tàn, cho đến ngày 20/12/2021, khi Sình Pà Mỷ đi thăm người ốm ở thôn khác rồi ngồi uống rượu luôn với người nhà bệnh nhân. Tới 21h cùng ngày, Mỷ mới về nhà. Đến gần nhà, Mỷ lại nghe tiếng cháu nội khóc. Nghĩ rằng ông Cho đã làm "ma ngũ hải" nên cháu nội mình mới bị ốm, quấy khóc; lại liên tưởng cả đến việc con trai mình là Sình Mí Pó (SN 1997) bị chết khi mới 3 tuổi, chắc cũng do ông Cho làm "ma ngũ hải", Mỷ nảy sinh ý định giết chết ông Cho.
Nghĩ là làm, Mỷ không vào nhà mà men theo lối mòn về hướng lán ở của ông Cho. Trên đường đi, Mỷ nhặt 2 hòn đá to. Tới lán ở của ông Cho, Mỷ đứng trên sườn đồi, ném 2 hòn đá vào cửa chính. Nghe tiếng động, ông Cho cầm đoạn gậy, chạy ra chửi. Mỷ liên tiếp nhặt đá tai mèo trên sườn đồi ném vào ông Cho, khiến nạn nhân ngã úp sấp, bò lết.
Thấy ông Cho đã bị thương nặng, Mỷ vẫn không dừng lại, tiếp tục dùng đá và đoạn gậy mà ông Cho cầm theo để tấn công cho đến khi nạn nhân không còn cử động. Sau này, kết quả khám nghiệm tử thi xác định, ông Cho tử vong do gãy đốt sống cổ.
Sau khi xác định ông Cho đã chết, Sình Pà Mỷ về nhà. Trên đường về qua nhà chị Giàng Thị Mỷ, nghĩ rằng ông Cho ở cùng chị Mỷ thì chắc chị này cũng biết làm "ma ngũ hải", Sình Pà Mỳ lại nhặt 4 hòn đá tai mèo rồi ném về phía mái nhà chị Mỷ để "giải tà ma". Rất may, không có ai bị thương.
Trong quá trình điều tra, Phòng CSHS, Công an tỉnh Hà Giang cũng làm rõ, khoảng tháng 8/2021, khi cháu Sình Mí Hùng (cháu nội Mỷ) đi chữa bệnh ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang về nhà, Mỷ có nhờ một nữ thầy cúng trong thôn úp một chén nước theo phong tục dân tộc Mông cho cháu Hùng được khoẻ mạnh, không quấy khóc. Do chén nước này đã cạn, sáng 26/12/2021, Mỷ lại nhờ thầy cúng đến úp lại chén nước.
Các trinh sát cũng nắm được, trong buổi lễ, Sình Pà Mỷ còn nhờ thầy cúng úp thêm 1 chén nước để cho Công an không nghi ngờ Mỷ có liên quan đến việc ông Cho bị sát hại. Để làm phép, nữ thầy cúng dùng 1 chiếc cốc thuỷ tinh hình trụ tròn, loại trong suốt rồi đổ đầy nước, đặt lên bàn và yêu cầu các thành viên trong gia đình Mỷ nhúng đầu ngón tay vào nước trong cốc. Sau đó, thầy cúng đọc câu "thần chú": "Úp để cho gia đình không gặp những điều không mong muốn, úp miệng của cán bộ Công an" rồi dùng miếng gỗ nhỏ đậy chặt miệng cốc, làm động tác lật ngược khiến cốc nước úp xuống, nước trong cốc không chảy ra.
Gia chủ được nữ thầy cúng yêu cầu cất cốc nước này trên gác, phía trên bàn thờ. Tuy nhiên, "bùa chú" đã không linh nghiệm, Sình Pà Mỷ bị bắt giữ, xử lý về tội Giết người chỉ ít ngày sau đó.
Phạt hành chính thầy cúng chữa "bệnh căn" làm cô gái trẻ có bầu Sau khi bị khởi tố nhưng được cho tại ngoại, thầy cúng chữa "bệnh căn" làm cô gái trẻ có bầu đã bị xử phạt hành chính vì hành nghề mê tín dị đoan. Chiều 15/12, Đại tá Trần Văn Xuân - Trưởng Công an huyện Thăng Bình, Quảng Nam - cho biết, Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định xử phạt...