Công an không quân hàm, số hiệu
Góp phần lớn giữ gìn trật tự an ninh, làm việc căng thẳng, áp lực cao nhưng chế độ cho công an viên còn nhiều bất cập…
2 giờ 30 sáng, chuông điện thoại trụ sở Công an xã Bà Điểm (Hóc Môn) réo dồn: “Khu Tiền Lân mới xảy ra vụ trộm nè mấy chú ơi!”, công an viên (CAV) Nguyễn Ngọc Tiến – Tổ trưởng Tổ trực ban hình sự – cùng đồng nghiệp lập tức lao đi. Đó là chuyện thường ngày của CAV, những chiến sĩ CA không quân hàm, số hiệu.
CAV là lực lượng bán chính quy giữ gìn an ninh trật tự xã. Ở những tỉnh thành khác, công việc của CAV không quá căng thẳng. Riêng tại TP.HCM tốc độ đô thị hóa quá nhanh, dân nhập cư vì lý do kinh tế, đa số chọn sống vùng rìa TP nên những huyện, xã vùng ven bỗng chốc “vượt mặt” cả quận, phường nội thành về sự phức tạp. Vì thế, CAV phải gánh một áp lực nặng nề.
Công an viên Hà Văn Đặng đang giải thích thủ tục cho dân – Ảnh: N.Tập
So với một phường trung bình ở nội thành, xã Bình Hưng (Bình Chánh) có diện tích gấp gần 10 lần (1.372 ha), dân số gấp khoảng ba, bốn lần (gần 70.000 người), trong đó 80% là dân tạm trú. Chưa kể, xã Bình Hưng còn giáp ranh với sáu phường của Q.8, Q.7 và Nhà Bè, lưu lượng người ra vào đông nên việc quản lý địa bàn rất khó khăn. Bình thường, một CA khu vực nội thành phụ trách dưới 2.000 nhân khẩu. Tại xã Bình Hưng, một CAV phụ trách gần… gấp đôi.
Video đang HOT
Làm CAV 28 năm nhưng lương của tui vẫn bằng CAV mới vào làm một tháng
CAV Hà Văn Đặng
(xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM)
Phức tạp không kém, xã Bà Điểm (Hóc Môn) có 67.000 dân, diện tích 705 ha, giáp ranh với 4 phường, 7 xã (trong đó khu vực An Sương và ấp Hậu Lân là trọng điểm ma túy và mại dâm) nhưng cũng chỉ có 36 CAV và 8 CA chính quy. Dù vậy, 6 tháng đầu năm 2012, CAV xã Bình Hưng (Bình Chánh) đã tham gia phá 87 vụ phạm pháp hình sự, ma túy, đá gà, đánh bạc, bắt 300 đối tượng. CAV xã Bà Điểm (Hóc Môn) tham gia phá 79 vụ, bắt 257 đối tượng…
Áp lực cao, công việc cũng nguy hiểm. CAV Nguyễn Ngọc Tiến (xã Bà Điểm) cho biết: “Bị gọi điện thoại hăm dọa như cơm bữa, tôi cũng quen rồi, không sợ. Những lúc đi bắt ma túy, tôi còn bị con nghiện chống trả, cắn lại chảy cả máu. Lúc đó không sợ, nhưng nghĩ lại cũng thấy… ớn vì mấy con nghiện thường dễ có HIV”. CAV Nguyễn Hoàng Sa – Tổ trưởng Tổ trực ban hình sự xã Bình Hưng – chặc lưỡi cười: “Vợ tui thấy nghề này nguy hiểm quá, khuyên giải nghệ hoài, nhưng biết sao được, cái nghề này nó ngấm vào máu rồi”. Ông Mai Thống Nhất – Trưởng CA xã Bình Hưng – cho biết: “CAV thường là dân địa phương nên nắm rất rõ địa bàn, có mặt kịp thời khi có chuyện. Đổi bốn, năm CA chính quy để lấy CAV Hoàng Sa tôi cũng không chịu”.
Hiện nay, tổng thu nhập của CAV chỉ tròm trèm 2 triệu đồng/tháng (chưa đến một nửa so với CA chính quy) nhưng cường độ làm việc như nhau. Ba ngày có một ngày trực 24/24, ngày lễ vẫn làm.
Vai trò rất quan trọng
Thượng tá Trần Văn Trung – Phó trưởng phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, CA TP.HCM – cho biết: “TP hiện có đến 56/58 xã là trọng điểm phức tạp an ninh trật tự nên CAV giữ vai trò rất quan trọng. Xã Thái Mỹ, Phước Vĩnh An (Củ Chi) chỉ có CAV (chưa có CA chính quy) nhưng luôn là &’lá cờ đầu’ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Chờ “chính quyền đô thị”
Theo điều 19, Pháp lệnh CA xã (năm 2008) có ghi “CAV được thực hiện BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, CAV Nguyễn Thị Thanh Thúy (xã Bình Hưng) cho biết: “Tụi em đến nay vẫn chưa có chế độ BHXH và BHYT. Chưa kể, theo Pháp lệnh CA xã, CAV có thời gian công tác liên tục từ 15 năm trở lên khi nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Vậy những CAV làm việc dưới 15 năm, khi nghỉ việc vẫn… tay trắng”. Không quân hàm, số hiệu, không “thăng tiến nghề nghiệp”, CAV “già” nhất xã Bình Hưng, anh Hà Văn Đặng, cho biết: “Làm CAV 28 năm nhưng lương của tui vẫn bằng CAV mới vào làm một tháng”. Ông Mai Thống Nhất, Trưởng CA xã Bình Hưng, nói: “CAV làm việc tốt, sau 3 năm nên tuyển thẳng vào CA chính quy. Như thế, anh em mới có động lực phấn đấu”.
Trong một cuộc họp mới đây về mô hình chính quyền đô thị giữa TP.HCM và lãnh đạo Bộ Nội vụ, Phó chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí cho biết TP nắm rõ và rất chia sẻ với những vất vả và bất hợp lý trong công việc của CAV. Hiện TP hỗ trợ mỗi CAV 800.000 đồng/tháng (thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng của CAV hiện nay đã tính luôn phần hỗ trợ của TP) nhưng cũng không thể nâng tổng thu nhập của CAV lên mức đủ để họ an tâm công tác.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cải cách hành chính, nếu TP.HCM được áp dụng mô hình chính quyền đô thị (là mô hình quản lý tập trung ở cấp TP), thì sự thiệt thòi của những CAV sẽ có nhiều cơ hội được giải quyết.
Theo TNO
Giả danh đại úy cảnh sát lừa đảo tài sản
Ngày 6.9, Công an P.Long Tâm đã bàn giao Đoàn Văn Minh (40 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cho Công an TP.Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) để điều tra làm rõ về hành vi giả danh cảnh sát lừa đảo tài sản người khác.
Sáng cùng ngày, khi Minh đang mặc cảnh phục, đeo hàm đại úy để mượn 4 triệu đồng của anh Lê Văn Đông (ngụ P.Long Tâm) thì bị Công an P.Long Tâm kiểm tra giấy tờ, bắt quả tang.
Minh tự nhận mình là cán bộ công an đang công tác tại Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP.HCM để mượn tiền của anh Đông.
Khi bị bắt giữ, Minh khai nhận nguyên là trung úy thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an TP.HCM, bị đuổi khỏi ngành từ năm 1999 vì vi phạm kỷ luật.
Bộ cảnh phục Minh mặc là của Minh trước đây khi còn công tác trong ngành công an, còn quân hàm đại úy Minh khai mượn của một người quen.
Hiện Công an TP.Bà Rịa đang xác minh các bị hại mà Đoàn Văn Minh đã lừa đảo.
Theo TNO
Giả danh cảnh sát giao thông kiếm tiền dịp Tết Thấy có nhiều người vi phạm luật giao thông vào dịp Tết, Tuân tự đi may bộ đồ sắc phục cảnh sát giao thông, mang quân hàm trung tá rồi chặn người đi đường bắt nộp phạt. Đêm 30/1, hành vi giả danh cảnh sát của Nguyễn Văn Tuân (29 tuổi, xã Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã bị Đội cảnh sát...