Công an khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long
Sáng 17/6, cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội trước sự chứng kiến của bị can Nguyễn Hữu Khai (61 tuổi), Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long và những người có liên quan.
Việc khám xét tiến hành đến tận trưa, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến vụ án.
Trước đó, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Khai về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”, thực hiện khám xét đối với ông Nguyễn Hữu Khai tại trụ sở công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại huyện Hóc Môn, TP.HCM vào chiều 15/6.
Trưa 16/6, cơ quan điều tra đã di lý ông Nguyễn Hữu Khai từ TP.HCM ra Hà Nội để phục vụ điều tra.
Công an đọc lệnh khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long.
Video đang HOT
Năm 2011, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn ( Tập đoàn Bảo Sơn) đã mua lại 100% vốn cổ phần của 3 đơn vị thuộc Tập đoàn Bảo Long, gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông võ thuật Bảo Long với giá trị chuyển nhượng hơn 227,5 tỉ đồng.
Theo hợp đồng chuyển nhượng thì chuyển 227,5 tỉ đồng cho Tập đoàn Bảo Long cho việc mua cổ phần tại Bảo Long gồm toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm được chuyển sang sở hữu của Tập đoàn Bảo Sơn.
Cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến vụ án.
Tiếp đó, sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần, Tập đoàn Bảo Sơn đã ký một số hợp đồng cho ông Khai vay tiền dưới hình thức khoán kinh doanh, mua nguyên liệu sản xuất thuốc, trả nợ ngân hàng… để duy trì hoạt động bình thường và đời sống của cán bộ, nhân viên cho đến khi bàn giao.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Khai đã sử dụng không đúng mục đích số tiền trên. Đến nay, ông Khai còn chiếm giữ của Tập đoàn Bảo Sơn 12 tỷ đồng (10 tỷ đồng vay và 2 tỷ đồng tiền lãi suất); đồng thời không bàn giao cơ sở vật chất của Tập đoàn Bảo Long cho Tập đoàn Bảo Sơn như thỏa thuận, dẫn tới việc mất an ninh, trật tự tại khu vực trụ sở Tập đoàn Bảo Long tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Theo vietbao
Vì sao TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long bị bắt?
Thông tin Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long từ TP.HCM bị bắt giữ, rồi di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra trong 2 ngày cuối tuần qua đã gây sự chú ý của dư luận.
Trước đó, vào chiều ngày 15/6, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Khai. Việc tống đạt quyết định được cơ quan điều tra thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long ở xã Xuân Thới, huyên Hóc Môn, TP.HCM. Ông Khai bị tạm giam để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép.
Theo xác định ban đầu của cơ quan điều tra, từ năm 2011 đến nay ông Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn ở xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cụ thể, Tập đoàn Bảo Sơn đã mua cổ phần của các cổ đông tại Tập đoàn Bảo Long với số tiền đã chuyển 227,5 tỷ đồng và phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng hơn 53.000m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất.
Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai với tư cách là Chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Theo đánh giá, việc ông Nguyễn Hữu Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
Ông Nguyễn Hữu Khai
Cũng liên quan đến vụ việc này, năm 2012, hai bên đã đưa nhau ra TAND thành phố Hà Nội để giải quyết dân sự. Tuy nhiên sau đó, phía đại diện Tập đoàn Bảo Sơn đã rút đơn khởi kiện. Thay vào đó là các đơn tố cáo gửi lên cơ quan điều tra.
Ông Nguyễn Hữu Khai là người khá nổi tiếng. Ông chính là nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Nợ đời của nhà văn Hoàng Dự, được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập Đường đời, đã phát sóng trên VTV.
Sinh năm 1952 trong một gia đình nghèo khó ở xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, sau khi tham gia quân đội, ông Khai xuất ngũ trở về và theo học ngành kiến trúc. Tuy nhiên khi chưa tốt nghiệp, ông đã vướng vào vòng lao lý với tội danh vượt biên trái phép (sang Trung Quốc).
Thụ án xong, ông Khai trở về và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng những bài thuốc ông học được trong thời gian ở Trung Quốc. Sau đó, ông vào TP.HCM lập nghiệp. Tại cơ sở Đông Nam dược Bảo Long do Công an TP.HCM thành lập, ông Khai đã có cơ hội phát triển nghề thuốc.
Sau khi đơn vị này giải thể, ông Khai thành lập Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Từ một công ty ban đầu, ông Nguyễn Hữu Khai đã phát triển thành Tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh với hàng nghìn nhân viên. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Trong lĩnh vực võ thuật, ông Nguyễn Hữu Khai được biết đến là một võ sư nổi tiếng, người sáng lập ra "Bảo Long Y Võ". Năm 2005, ông Khai được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì Sức khoẻ cộng đồng. Năm 2007, ông Nguyễn Hữu Khai được vinh danh "Ngôi sao Việt Nam". Trước đó vào năm 2002, ông được Viện Hàn lâm khoa học Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự bởi luận án khoa học nghiên cứu sản phẩm đông dược đặc hiệu.
Theo 24h
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt? Vụ việc ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt vào ngày 15/6 có thể gọi là một sự kiện gây nhiều chấn động. Chấn động là vì ông Khai từng là tiến sỹ, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược gắn liền với thương hiệu Bảo Long. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật chính...