Công an huyện Mỹ Đức: Khởi tố 11 cán bộ xã
Ngày 6-10, Công an huyện Mỹ Đức cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 11 bị can nguyên là cán bộ xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, để tiếp tục làm rõ về hành vi lợi dụng trách nhiệm quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các đối tượng tham nhũng trong vụ án
Từ đầu năm 2011, 11 cán bộ của xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, đã lợi dụng quyền hạn được trao để bán đất thu tiền của người dân thuộc 5 thôn và 1 xóm, xã Hợp Thanh, Mỹ Đức, sau đó không nộp tiền bán đất vào ngân sách mà dùng chi tiêu cá nhân với số tiền trên 1 tỷ đồng.
Qua rà soát, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc giao, bán đất trái thẩm quyền thu tiền của 5 thôn và 1 xóm thuộc xã Hợp Thanh (tổng số tiền trên 1 tỷ đồng trong đó có 804 triệu đồng thu của 5 thôn).
Cơ quan CSĐT CAH Mỹ Đức đã tiến hành thụ lý điều tra làm rõ nhiều sai phạm từ Chủ tịch UBND xã Hợp Thanh cho đến thủ quỹ, cán bộ dưới quyền lợi dụng trách nhiệm quyền hạn trong khi thi hành công vụ, không nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà ăn tiêu cá nhân.
Video đang HOT
Sau nhiều tháng điều tra, Cơ quan CSĐT CAH Mỹ Đức đã điều tra làm rõ những sai phạm đồng thời tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Ngọc Điệp (SN 1977, thôn Ải, xã Hợp Thanh, nguyên Trưởng thôn Ải); Phạm Ngọc Thạch (SN 1957, nguyên Chủ tịch UBND xã Hợp Thanh); Nguyễn Bình Thư (SN 1975, ở thôn Thọ, nguyên cán bộ văn phòng kiêm thủ quỹ của thôn); Lê Văn Dụ (SN 1968, ở thôn Phú Hiền, nguyên Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phú Hiền); Nguyễn Văn Ơn (SN 1957, thôn Phú Hiền, nguyên Phó Chủ tịch HĐND xã, Đảng ủy viên phụ trách thôn Phú Hiền, Hợp Thanh); Nguyễn Xuân Hơn (SN 1957, thôn Phú Hiền, nguyên Chi hội phó Hội Cựu chiến binh xã Hợp Thanh); Nguyễn Thị Hòa (SN 1973, ở thôn Phú Hiền, nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Hợp Thanh); Nguyễn Văn Hữu (SN 1950, Trưởng thôn Vân, Hợp Thanh); Nguyễn Văn Quyết (SN 1956, Trưởng xóm 19, Hợp Thanh); Phạm Văn Tuấn (SN 1966, nguyên Trưởng thôn Vài, Hợp Thanh); Đinh Quang Thuần (SN 1955, nguyên Trưởng thôn Thọ) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 281 – Bộ luật Hình sự. Cơ quan CSĐT CAH Mỹ Đức đang tiếp tục củng cố hồ sơ để sớm đưa các cán bộ biến chất ra xét xử trước pháp luật.
Theo ANTD
Cán bộ xã hành xử như "xã hội đen"
Mua gỗ trắc khai thác trái phép, sử dụng súng hăm doạ người dân..., đó là những việc làm mang tính "xã hội đen" của ông Phạm Duy Chinh - Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, Gia Lai.
Mua gỗ trắc và môi giới bằng lái xe môtô
Theo anh Trường ở làng Kon Jốt, xã Hà Đông, huyện Đăk Đoa, cuối năm 2009, ông Phạm Duy Chinh đưa cho anh 500.000 đồng "uống nước" và nhờ anh hỏi mua gỗ trắc của người dân trong làng Kon Jốt. Để giúp ông Chinh, anh Trường đã hỏi những người thường xuyên khai thác lâm sản trái phép và mua cho ông khoảng 8m3 gỗ trắc.
Ông Phạm Duy Chinh với khẩu súng dùng hăm doạ người dân.
"Ông Chinh đưa tôi 7 triệu đồng để mua 6 cột gỗ trắc đường kính hơn 25cm, dài hơn 3m của người trong làng Kon Jốt. Nhưng khi có người ở làng Kon Ma Har lấy gỗ trắc bán cho người khác, ông Chinh đã chửi bới, thậm chí lấy súng ra hăm doạ họ".
Không chỉ mua gỗ trắc trái phép, ông Chinh còn đến các buôn làng, vận động bà con nộp tiền học và thi lấy bằng lái xe mô tô tại xã. Mỗi người đăng ký học, thi phải nộp cho ông Chinh 380.000 đồng nhưng hầu hết đều không được thi, cũng không thể đòi lại số tiền đã nộp, trong đó có cả những cán bộ cấp xã.
Trao đổi với chúng tôi, bà Bé - Bí thư Đoàn xã Hà Đông thừa nhận: "Tôi cũng như người dân trong xã đều muốn có bằng lái xe môtô nên đã nộp tiền học và thi bằng lái cho ông Chinh. Nhưng đợi mãi không được thi. Khi nghe người dân thắc mắc nhiều quá, ông Chinh đã gặp riêng tôi và trả lại 380.000 đồng. Tôi may mắn được trả, còn rất nhiều người khác không dám đòi tiền dù không được học và thi".
Dùng súng đe doạ dân
Anh Bik ở làng Kon Ma Har nhớ lại: Đầu năm 2011, tôi và thầy giáo Thu ở Trường THCS Hà Đông có một hiểu lầm và xảy ra cãi vã. Nhưng khi xuống giải quyết, ông Chinh túm cổ áo tôi rồi gí súng ngắn vào bụng đe doạ. Tôi sợ lắm".
Trước đó, vào năm 2008, ông Chinh còn dùng súng đòi bắn một người đàn ông tên là Xít cũng ở làng Kon Ma Har với lý do Xít dám chở rễ cây gỗ trắc lên bán cho ông Tân là người kinh doanh trong xã Hà Đông. Dân làng Kon Ma Har thấy cảnh đó đều kinh sợ. Trong buổi họp làng vào ngày 31.7.2011 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hà Đông tổ chức, ông Chinh nói: "Tôi có giấy phép sử dụng súng, nên có quyền sử dụng khi cần thiết".
Ông Chinh cho rằng ông có quyền sử dụng súng bắn đạn hơi cay vì đây chỉ là công cụ hỗ trợ được cấp cho lực lượng công an xã sử dụng và ông hay đi đường rừng nên... được phép sử dụng loại vũ khí này (!?).
Mới đây, làm việc với chúng tôi, ông Phạm Duy Chinh thừa nhận bản thân ông có rút súng ra, chủ yếu để hăm doạ dân thôi chứ không có ý định bắn (!?). Và để minh chứng cho lời giải thích của mình, ông Chinh lục túi xách cá nhân lấy súng bắn đạn hơi cay và giấy phép sử dụng do thượng tá Lê Duy Long - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Gia Lai ký cấp cho... lực lượng Công an xã Hà Đông sử dụng chứ không phải cho cá nhân ông Chinh.
Dư luận nhân dân huyện Đăk Đoa rất bức xúc về việc ông Phạm Duy Chinh có những hành vi đe doạ người dân mà Huyện uỷ Đăk Đoa và Tỉnh uỷ Gia Lai chưa có ý kiến gì.
Theo Dân Việt
Khi người nhà cán bộ xã nổi máu côn đồ Công an xã Phú Mỹ, huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau đã 20 lần lập biên bản nhưng đối tượng vẫn tiếp tục vi phạm. Mới đây, Công an huyện Phú Tân ra quyết định phạt hai triệu đồng, gây bức xúc dư luận. Anh Khiêm trước căn nhà tám lần bị đập phá BỖNG DƯNG ĐẬP PHÁ NHÀ HÀNG XÓM Hơn 20...