Công an hàng loạt tỉnh phản pháo Bộ trưởng Đinh La Thăng
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích với Chính phủ lý do triển khai xây dựng mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 bị đẩy giá, chậm là do có tình trạng giang hồ cát cứ.
“Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng”, Bộ trưởng Thăng ấm ức
Giang hồ cát cứ, xã hội đen thâu tóm
Lý do này được đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2013. Bộ trưởng Bộ Giao thôngVận tải Đinh La Thăng cho biết, hiện nay, Bộ Giao thông đang tiến hành triển khai xây dựng mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 theo Nghị quyết của Chính phủ. Tuy nhiên, các dự án giao thông này đều đang “đội” giá, tiến độ chậm.
Theo Bộ trưởng Thăng, nguyên nhân là do gặp khó khăn ở khâu giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, xã hội đen ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng.
Bộ trưởng Thăng nêu: ‘Hiện nay, hàng loạt các dự án vướng mặt bằng như: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Cầu Nhật Tân, cao tốc Sài Gòn – Long Thành… đều chậm tiến độ thi công do liên quan đến công tác bàn giao mặt bằng của đia phương. Thậm chí, tổng mức đầu tư của hầu hết dự án giao thông tăng lên cao là do giải phóng mặt bằng chậm’.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải &’mách’ Chính phủ về lo lắng trong việc cung cấp nguồn vật liệu xây dựng để tiến hành thi công các dự án. &’Hầu như nguồn vật liệu ở địa phương đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân khai thác. Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng’.
“Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thầu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo. Thậm chí, nhiều mỏ nguyên vật liệu nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Đơn vị khai thác dùng mọi cách để chèn ép, cá biệt có thể dính dáng đến xã hội đen để bắt chẹt nhà thi công,” Bộ trưởng Thăng ấm ức.
Một lãnh đạo Bộ GTVT chiều 1/7 ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Thăng cho rằng có một thực tế, do đòi hỏi của kinh tế thị trường nguồn mỏ vật liệu đã được địa phương cấp phép cho các đơn vị, cá nhân khác nhau trên địa bàn khai thác.
“Trước đây các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông vào tới tận các khu mỏ để tự khai thác, nên kiểm soát được từ đầu tới cuối chất lượng vật liệu, còn giờ thì phải mua lại của các doanh nghiệp địa phương. Dù tất cả nguyên liệu đầu vào đều phải kiểm soát hết, nhưng sẽ khó hơn”, vị lãnh đạo Bộ GTVT trình bày thêm.
Video đang HOT
“Tại nhiều dự án phát hiện nguồn vật liệu không đảm bảo phải loại, đổ đi nhiều. Nếu thấy vật liệu có nghi vấn, xét nghiệm lại mà thấy không đảm bảo thì yêu cầu đổ khỏi công trường”, vị lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
Đổ cho giang hồ làm chậm tiến độ là vô lý
Trước thông tin mà Bộ trưởng Thăng đưa ra, ông Nguyễn Huy Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên phản bác lại: ‘Làm gì có chuyện đó. Nếu nói dự án đường Hà Nội – Thái Nguyên bị chậm tiến độ, đẩy giá thì không thể bởi đây là vùng giáp ranh với Hà Nội’, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trước đây ông từng nghe chuyện nhà thầu đang lấy đá ở địa phương này thấy chỗ khác rẻ hơn lại đi đến chỗ khác lấy nên có sự tranh chấp giữa các đại lý với nhau.
‘Chứ còn việc giang hồ, xã hội đen cát cứ nguồn vật liệu xây dựng thì tôi chưa bao giờ nghe thấy. Nếu mà nói có việc đó làm chậm tiến độ là vô lý‘, ông Tuấn bức xúc.
Bộ trưởng nói ở nơi khác, Thanh Hóa không có chuyện này
Ông Trần Văn Thực, Chánh văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa cũng không đồng tình với nguyên nhân mà Bộ trưởng Đinh La Thăng phản ánh với Chính phủ.
Theo ông Thực, những năm trước đây tại khu vực khu kinh tế Nghi Sơn có nghe câu chuyện cát cứ nguồn vật liệu xây dựng gây khó khăn cho việc triển khai các dự án. ‘Thế nhưng 2 năm nay UBND tỉnh tập trung chỉ đạo Công an Tỉnh làm quyết liệt, biểu hiện này được ngăn chặn. Hiện nay không có đơn vị nào phản ảnh lên về vấn đề này’, ông Thực nói.
‘Mới đây tại hội nghị triển khai kế hoạch mở rộng Quốc lộ 1A cũng chưa thấy có nhà thầu nào phản ánh. Cơ quan cũng không nhận được đơn từ về vấn đề này. Hiện Quốc lộ 1A đang mở rộng đoạn Thanh Hóa – Nghệ An cũng không có đơn vị nào báo cáo hay phản ánh với đơn vị Công an tỉnh’, ông Thực diễn giải.
Bình luận về việc Bộ trưởng Thăng nói dự án chậm, đội giá, ông Thực cho rằng không biết các địa phương khác thế nào nhưng ở Thanh Hóa công an tham gia chỉ đạo đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng. ‘Việc bộ trưởng nói có thể chung là như thế ở nơi khác, chứ Thanh Hóa không thấy biểu hiện’, ông Thực cho biết.
Kiểm tra lại không thấy. Chẳng qua thiếu tiền
Ông Nguyễn Huy Hải, Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Phước khẳng định: “Công an tỉnh chưa nhận được bất kể một phản ánh nào về tình trạng đó của các đơn vị thi công. Qua thực tế theo dõi của công an tỉnh thì hầu hết vật liệu được vận chuyển bằng xe của các đơn vị thi công, xe của đơn vị nào vận chuyển cho đơn vị đó”.
Tuy vậy, Công an tỉnh Bình Phước cũng đã chỉ đạo lực lượng rà soát lại toàn bộ nguồn cung vật liệu và các công trình giao thông để nắm chắc lại một lần nữa xem có vấn đề gì không.
“Tôi khẳng định là tới nay địa bàn tỉnh Bình Phước chưa phát hiện có tình trạng như đồng chí Bộ trưởng Giao thông đã nói”, ông Hải nói thêm.
Về việc còn có không tình trạng ngăn trở các nhà thầu chở vật liệu từ địa phương khác tới thi công công trình, ông Hải cũng khẳng định là không có hiện tượng đó.
Theo ông Hải, nguồn vật liệu làm đường chủ yếu là cát và đá địa phương đều có sẵn, cát thì sông gần đó các nhà thầu tự khai thác, còn đá thì doanh nghiệp địa phương rất nhiều có cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân khai thác.
“Nếu không có dự án thì cũng chẳng còn biết bán cho ai. Giờ kinh tế đình đốn, cũng chẳng có mấy dự án cần vật liệu. Ngay cả các chủ mỏ đá cũng ngán không dám bán cho các nhà thầu vì không đòi được tiền. Có thực trạng như thế”.
Và thực tế, theo Chánh văn phòng Công an Bình Phước, giờ nhà thầu cũng chỉ làm chủ yếu theo kiểu đối phó. Việc chính là chắp vá, san lấp những chỗ hư hỏng, ổ gà, ổ voi tạm thời để phương tiện lưu thông dễ dàng, còn để tiến hành thi công mặt đường bài bản, đúng yêu cầu kỹ thuật là đường mới thì vẫn dậm chân tại chỗ. Ông Hải dùng từ “chậm lắm”.
Về lý do dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 qua tỉnh Bình Phước chậm tiến độ, theo ông Hải chủ yếu là từ lý do kinh tế, thiếu nguồn vốn đầu tư.
Theo xahoi
Doanh nghiệp vận tải ngồi trên "đống lửa"
Trong bối cảnh khó khăn, kinh doanh thất bát, dự thảo Thông tư về thu phí đường bộ của Bộ Tài chính đang khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải như ngồi trên "đống lửa".
Doanh nghiệp vận tải đang lo sốt vó vì phí đường bộ tăng
Dồn dập tăng trên các trạm thu phí
Theo dự thảo Thông tư về thu phí đường bộ cho các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khung phí mới đối với ôtô dao động từ 10.000 - 200.000 đồng một vé cho mỗi lượt, tùy vào trọng tải xe. Cụ thể, đối với ôtô dưới 10 chỗ thì mức thu tối thiểu là 10.000 và tối đa là 35.000 đồng một lượt. Năm 2013 vẫn áp dụng mức thu tối đa không quá 2 lần mức thu tối thiểu khung; năm 2014 mức thu tăng lên 2,5 lần mức khung (riêng nhóm xe container không quá 2 lần); năm 2015 tăng lên 3 lần (nhóm container không quá 180.000 đồng/vé lượt) và từ năm 2016 trở đi áp dụng mức thu kịch trần (3,5 lần).
Bộ GTVT cho hay, trên hệ thống quốc lộ hiện còn 37 trạm thu phí, trong đó 33 trạm thu phí BOT và 4 trạm thu phí đã nhượng quyền cho các DN để lấy tiền đầu tư, sửa chữa đường bộ (trạm Phù Đổng, trạm Hoàng Mai, trạm Bàn Thạch trên QL1 và trạm Bãi Cháy trên QL18). Hiện nay, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Tài chính nỗ lực để hoàn thành việc đàm phán mua lại của các nhà đầu tư trong năm 2013.
Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép cải tạo, nâng cấp QL1 và QL14 bằng hình thức BOT. Để hoàn vốn cho các nhà đầu tư, Chính phủ cũng cho phép mức thu bằng 3,5 lần so với hiện tại (sau khi hoàn thành vào năm 2016). Bộ GTVT tính toán, riêng QL1 sau khi hoàn thiện sẽ có khoảng 21 trạm thu phí BOT. Cùng với mức tăng theo dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính, đồng loạt các trạm BOT trên cả nước có thể tăng mức phí kịch trần 35.000 đồng/lượt/xe tiêu chuẩn vào năm 2016. Chưa kể QL14 với chiều dài 580km cũng được cải tạo, nâng cấp theo hình thức BOT, hoàn thiện vào năm 2016. Như vậy, ước tính, số lượng trạm BOT vào năm 2016 sẽ xấp xỉ 60 trạm.
Khó khăn dồn lên vai người dân
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, chỉ tính riêng 21 trạm thu phí trên QL1 mở rộng, với mức thu từ 30.000-35.000 đồng/xe tiêu chuẩn thì gánh nặng phí đối với DN vận tải tuyến Bắc - Nam đã rất lớn. Chưa kể, như dự thảo Thông tư này, mức thu chung áp dụng cho tất cả các trạm BOT sẽ tăng lên đồng loạt. Vì vậy, nên xem xét giãn các thời điểm tăng phí đường bộ, vì mức phí tăng lên dần theo các năm như lộ trình Thông tư đưa ra là quá gần và dồn dập. "Xét cho cùng thì DN chịu phí, nhưng phí đó sẽ tính vào giá cước và giá thành hàng hóa, nên người dân phải chịu. Giãn lộ trình tăng phí cũng là một cách hỗ trợ tích cực cho DN, người dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay".
Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính đã khiến các DN vận tải như ngồi trên đống lửa. Trong bối cảnh khó khăn nhiều năm nay, vận tải kinh doanh sa sút nhưng vẫn phải cõng nhiều loại phí. Ông Nguyễn Việt Anh, Chủ nhiệm HTX Vận tải Bắc Nam cho hay, nếu các mức phí qua trạm BOT đồng loạt tăng với mức đưa ra của Bộ Tài chính thì DN vận tải sẽ rất khó khăn. Theo ông Việt Anh, HTX Vận tải Bắc Nam chạy hàng container Bắc Nam, mỗi tháng, ngoài tiền phí bảo trì đóng trên đầu phương tiện, thì mỗi xe phải mất thêm khoảng 5 triệu đồng tiền phí qua các trạm. Theo Hiệp hội Vận tải Hải Phòng, hiện nay, ngoài khoản phí bảo trì rất lớn phải nộp, mỗi năm các DN phải nộp phí tới gần 200 tỷ đồng khi qua 2 trạm 1 và 2 trên QL5, chưa kể các trạm khác.
Việc tăng phí qua các trạm giúp DN thu hồi vốn, tăng cường tính xã hội hóa trong hạ tầng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu Dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính được thông qua thì việc tăng phí đồng loạt trên các trạm BOT là khó lòng tránh khỏi. Chưa kể, các DN sẽ áp dụng mức tăng kịch trần cho phép để giảm thời gian thu hồi vốn.
Theo ANTD
Nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 Ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo chỉ đạo triển khai thực hiên các Nghị quyết của Đảng và Quôc hôi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực. 6 tháng của năm 2013 đã đi qua với...