Công an Hải Phòng công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tham nhũng
Công an TP Hải Phòng công khai số điện thoại 0818.131.131 tiêp nhân xư lý tin phan ánh tiêu cưc, tham nhung cua cán bô, chiên sĩ sau vụ thu phí căn cước 100.000 đồng.
Tối 9/4, Công an TP Hải Phòng thông tin về việc công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tiêu cực.
Theo đó, từ ngày 15/10/2020, Giám đốc Công an TP Hải Phòng đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đường dây điện thoại nóng (0818.131.131) và tiếp nhận xử lý tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ trên địa bàn.
Số điện thoại đường dây nóng đã được niêm yết công khai ở tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính tại công an các đơn vị, địa phương.
“Công an TP Hải Phòng sẵn sàng tiếp nhận 24/24h những phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân cũng như việc chấp hành quy trình, quy chế công tác của cán bộ, chiến sĩ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định”, thông báo nêu.
Trụ sở xã Tiên Minh, nơi xảy ra vụ việc thu phí 100.000 đồng của người dân đến làm căn cước gắn chip. Ảnh: Nguyễn Dương.
Video đang HOT
Trước đó , Zing có bài viết Người Hải Phòng nộp 100.000 đồng để làm căn cước gắn chip. Bài phản ánh việc người dân ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, phải đóng lệ phí 100.000 đồng khi đổi giấy tờ tùy thân cũ sang thẻ căn cước gắn chip.
Tối 7/4, Công an TP Hải Phòng phản hồi về vụ việc. Theo đó, sau khi nhận được thông tin, thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an TP Hải Phòng, đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ chức năng và Công an huyện Tiên Lãng vào cuộc xác minh.
Kết quả ban đầu xác định sự việc xảy ra vào ngày 4/4, anh B.V.L. (thôn Xa Vỹ, xã Tiên Minh) cùng bố là ông B.K.H. và mẹ V.T.T. lên trụ sở UBND xã Tiên Minh để làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Sau khi làm xong, bà V.T.T. đã nộp cho một cán bộ Công an xã Tiên Minh số tiền 200.000 đồng và đề nghị cấp biên lai nhưng không được đáp ứng.
Nhận thông tin, Công an huyện Tiên Lãng đã phối hợp với UBND xã Tiên Minh kiểm tra, rà soát và xác định có công an xã bán chuyên trách đã thu tiền sai quy định của hơn 10 người dân đến làm thủ tục cấp căn cước công dân với số tiền 100.000 đồng/người. Đến nay, Công an xã Tiên Minh đã chủ động hoàn trả tiền và xin lỗi người dân.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Tiên Minh Vũ Văn Hướng ký quyết định đình chỉ 15 ngày đối với hai công an viên tên Bùi Văn Thoại và Vũ Văn Bảo để làm rõ việc người dân khiếu nại thu tiền làm thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sai quy định.
Quy định quan trọng để phòng ngừa tham nhũng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nghị định quy định rõ việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị... Báo Hànộimới ghi nhận nhiều ý kiến đồng tình của các tầng lớp nhân dân khi cho rằng đây là quy định quan trọng, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tham nhũng.
Quang cảnh buổi tọa đàm khoa học "Người đứng đầu với công tác phòng, chống tham nhũng" do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức tháng 9-2020. Ảnh: TTXVN.
Bà Nguyễn Thúy Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Khâm Thiên (quận Đống Đa):
Căn cứ để đấu tranh và loại bỏ hành vi tham nhũng
Kiểm soát tài sản, thu nhập là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, bởi đây là cách nắm bắt thông tin chuẩn xác nhất về thu nhập, việc chuyển hóa thu nhập thành các dạng tài sản, các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư của cá nhân. Thông qua kiểm soát, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định tổng thu nhập hợp pháp của cán bộ, công chức. Cũng từ kiểm soát kết hợp với các biện pháp xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kết luận về hành vi làm giàu bất chính của cán bộ, công chức, làm căn cứ để đấu tranh và loại bỏ hành vi tham nhũng. Theo tôi, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập phải được quy định cụ thể nhằm tạo sự chuyên nghiệp trong thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Cổ Loa (huyện Đông Anh):
Phù hợp với thực tiễn hiện nay
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được xây dựng trên tinh thần "kiểm soát" rất mạnh mẽ, với 4 quy định: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Có thể thấy, các quy định này tạo ra cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý hiệu quả, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh xác minh, làm rõ tài sản, thu nhập được kê khai và tính trung thực trong giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành với những quy định mới trong kê khai tài sản, thu nhập là bước hiện thực hóa Luật Phòng, chống tham nhũng và phù hợp với thực tiễn hiện nay. Đơn cử như kê khai tài khoản ở nước ngoài, kê khai tổng thu nhập giữa hai lần kê khai; phương thức và thời điểm kê khai cũng được tiếp cận theo hướng mới. Hy vọng, việc kê khai đi vào thực chất sẽ có tác dụng phòng ngừa tham nhũng hiệu quả.
Luật sư Đinh Thị Nguyên, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì):
Căn cứ quan trọng để "định vị" đối tượng tham nhũng
Theo quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, bản kê khai tài sản của lãnh đạo, quản lý và người dự kiến được bổ nhiệm chức vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp... sẽ được niêm yết công khai tại đơn vị đang công tác. Về hình thức, việc công khai bản kê khai tài sản sẽ diễn ra tại các cuộc họp cơ quan hoặc được niêm yết tại đơn vị trong 15 ngày, tùy theo chức vụ, vị trí công tác. Đây là việc làm cần thiết và là căn cứ quan trọng để "định vị" đối tượng tham nhũng.
Tuy nhiên, xác minh tài sản chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ phụ thuộc vào cách công khai bản kê tài sản của người có chức vụ, quyền hạn. Thực tế cho thấy, nếu các bản kê khai của người có chức vụ, quyền hạn chỉ được niêm yết công khai trong nội bộ cơ quan thì rất có thể rơi vào tình trạng "giơ cao đánh khẽ", nội bộ "đóng cửa bảo nhau". Do đó, cần có cơ chế công khai để giám sát, phát hiện kịp thời những "tài sản bất minh".
Ông Nguyễn Chiếm Sơn, Bí thư Chi bộ số 5, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy):
Đưa nội dung kê khai vào cơ sở dữ liệu để mọi người dễ giám sát
Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020 của Chính phủ được ban hành ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Việc kê khai và công khai toàn bộ tài sản, phát sinh tài sản hằng năm của người có chức vụ, quyền hạn là biện pháp cực kỳ cần thiết giúp tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tôi kỳ vọng, quy định này sẽ góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tham nhũng. Song theo tôi, để việc kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trở nên chính xác, công minh, chúng ta cần đưa ngay nội dung kê khai vào cơ sở dữ liệu để mọi người dân và cơ quan chức năng dễ dàng tiếp cận, giám sát. Rõ ràng, việc càng có nhiều cách giám sát đặc biệt sẽ càng giúp ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tẩu tán tài sản.
Sạt lở núi ở Phước Sơn: Tìm thấy 9 thi thể Trong ngày 2-11, thi thể 2 bé gái và một cán bộ xã bị mất tích do sạt lở núi vừa được tìm thấy, hiện còn 4 người ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đang mất tích. Chiều 2-11, thượng tá Lê Nho Tâm, Trưởng Công an huyện Phước Sơn, cho biết lực lượng chức năng và người dân đã tìm thấy...