Công an Hà Nội triệt phá ổ nhóm tội phạm “tín dụng đen” lớn nhất từ trước tới nay
Sau một thời gian xác lập chuyên án, ngày 25-1-2019, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) – CATP Hà Nội đã triệt phá ổ nhóm núp bóng doanh nghiệp tổ chức cho vay nặng lãi, bắt giữ 11 đối tượng và thu giữ hơn 11 tỷ đồng…
Cầm đầu đường dây tội phạm này là Triệu Đình Hoan (SN 1979) trú tại KĐT Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội). Hoan là đối tượng đã có 1 tiền án về tội “Vi phạm quy định điều khiển phương tiện về giao thông đường bộ” (nhưng được hưởng án treo).
Các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi
Cùng bị bắt với Hoan còn có các đối tượng: Triệu Thị Hạnh (SN 1985, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), hiện ở xóm Cầu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Nguyễn Thị Là (SN 1983, trú tại xã Đội Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) hiện ở làng Việt kiều Châu Âu, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông;
Nguyễn Huy Tiến (SN 1990, trú tại xóm Chùa, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), hiện ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; Đặng Đình Đạt (SN 1989, trú tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), hiện ở làng Việt kiều Châu Âu, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông;
Nguyễn Đình Tuân (SN 1984) hiện ở tại xóm Chùa, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Nguyễn Thị Hồng Hạnh (SN 1981, trú tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) hiện ở Chung cư Gold Mark – 136 Hồ Tùng Mậu, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm;
Video đang HOT
Đào Thùy Linh (SN 1983, trú tại phường Cống Vị, quận Ba Đình), hiện ở Tòa nhà Bắc Hà, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân; Nguyễn Quang Huy (SN 1984) hiện ở Chung cư Huyndai, phường Hà Cầu, quận Hà Đông;
Đỗ Mạnh Thắng (SN 1988, trú tại phường Phú Thịnh, TX Sơn Tây, Hà Nội), hiện ở phường Khương Thượng, quận Đống Đa; Nguyễn Đức Thắng (SN 1972) hiện ở phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.
Theo tài liệu của cơ quan Công an, năm 2010, Hoan mở Công ty Cổ phần đầu tư Hải Linh (Công ty Hải Linh) với chức danh là Chủ tịch hội đồng quản trị và đặt trụ sở tại xóm Chùa, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty này là các lĩnh vực xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính, hoạt động cấp tín dụng…
Sau khi lập công ty, Hoan đưa em gái là Triệu Thị Hạnh vào làm thủ quỹ, tuyển Nguyễn Thị Là làm kế toán, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Huy Tiến, Đặng Đình Đạt là nhân viên. Công ty Hải Linh do Hoan điều hành thực chất là tổ chức núp bóng doanh nghiệp để cho vay nặng lãi. Khách hàng của Hoan chủ yếu là các doanh nghiệp, hoặc cá nhân vay với mục đích đáo nợ ngân hàng. Tỷ lệ lãi suất Hoan cho vay dao động từ 2.000 đồng/ triệu/ ngày đến 5.000 đồng/ triệu/ ngày.
Tất cả các khách hàng muốn vay tiền đều do Hoan trực tiếp thẩm định bằng cách xem tài sản thế chấp, hoặc những giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô tô… Nếu khách hàng cỏ đủ năng lực tài chính, Hoan sẽ duyệt cho vay.
Khách vay chỉ cần ghi thông tin cá nhân trong giấy tờ do Hoan soạn sẵn, nhưng không ghi tiền lãi suất và thống nhất cứ 10 ngày khách phải đóng lãi một lần. Nếu khách không trả đúng kỳ hạn, Hoan sẽ cộng dồn số tiền lãi vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi của số tiền mới.
Theo quy luật, cứ khoảng 9h hàng ngày, Hoan sẽ đến công ty yêu cầu Hạnh và Là thống kê những khách đã đến ngày trả lãi. Sau đó, các thông tin này sẽ được chuyển đến cho Đạt, Tiến xử lý. Trong trường hợp khách không trả được tiền lãi hoặc gốc thì Đạt và Tiến sẽ báo lại cho Hoan để “xin ý kiến” chỉ đạo.
Tùy vào tình hình mà Hoan sẽ ra lệnh cho Đạt, Tiến nhắn tin hay gọi điện cho khách hàng để đòi nợ. Nếu khách chậm trả hoặc chưa trả được thì Hoan có lời lẽ chửi bới, đe dọa và cho Đạt, Tiến đến tận công ty để thúc ép bắt buộc phải trả lãi. Hoan trả lương cho Triệu Thị Hạnh và Là là 20 triệu đồng/tháng, còn Tiến và Đạt được trả lương 15 triệu đồng/tháng.
Riêng Nguyễn Thị Hồng Hạnh được Hoan trả theo tỉ lệ phần trăm khách hàng đến vay. Đến tháng 3-2018, Nguyễn Thị Hồng Hạnh tách ra làm riêng cùng nhóm Đào Thùy Linh, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Mạnh Thắng và Nguyễn Đức Thắng.
Cơ quan công an cũng thu giữ tang vật của ổ nhóm này gồm hơn 11 tỷ đồng; 3 chiếc Mercerdes Benz các loại; 1 bộ máy tính cùng giấy tờ, sổ sách có liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi cùng nhiều điện thoại di động các loại…
Theo Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng phòng CSHS – CATP Hà Nội, ngay khi nắm được thông tin hoạt động của ổ nhóm tội phạm “tín dụng đen” do Hoan cầm đầu, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị tập trung xác minh, làm rõ và triệt xóa ổ nhóm này, không để hình thành điểm “ nóng”, gây bất ổn về ANTT trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội, tấn công mạnh hoạt động của tội phạm “tín dụng đen” (theo Kế hoạch 231), Phòng CSHS đang phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố mở các đợt kiểm tra, nhằm phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản từ cho vay nợ tiền bạc liên quan đến “tín dụng đen”.
Theo Danviet
Nhân sự mới
Viện trưởng Viện thực hành công tố và kiểm sát xét xử án hình sự và Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính được bổ nhiệm chức vụ phó viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM.
Sáng 14-1, VKSND Cấp cao tại TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2019. Tại hội nghị, đại diện VKSND Tối cao công bố quyết định về nhân sự.
Theo đó, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Văn Tùng - Viện trưởng Viện thực hành công tố và kiểm sát xét xử án hình sự và kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Đức Thái - Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính được bổ nhiệm chức vụ phó viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM.
Sáng 14-1, lãnh đạo VKSND Tối cao đã trao quyết định bổ nhiệm 2 phó viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM. Ảnh: BÙI ĐỨC TÍN
Như vậy, đến nay VKSND Cấp cao tại TP.HCM có 5 phó viện trưởng dù quy định của ngành chỉ có 4 phó viện trưởng. Ông Nguyễn Huy Tiến - Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết việc bổ nhiệm phó viện trưởng thứ 5 là sự cân nhắc, phù hợp với chủ trương của ngành, đáp ứng nhu cầu công việc tại VKSND Cấp cao tại TP.HCM.
VKSND cấp cao là một cấp kiểm sát trong hệ thống VKSND, có nhiệm vụ kiểm sát bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, phát hiện những bản án và quyết định có vi phạm để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; phát hiện những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và cấp huyện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm...
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Ngăn chặn tình trạng xuất cảnh trái phép ở Bắc Cạn Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn, hàng nghìn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc với hy vọng kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả, phần lớn phải trốn chui, trốn lủi, bị quỵt tiền lương, bị nhà chức trách bắt giam, có người bị chết. Tỉnh...