Công an Hà Nội thông tin việc một người tự thiêu trước trụ sở tiếp công dân
Chiều ngày 3/7, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội – thông tin về việc người đàn ông tự thiêu vào ngày 2/7 tại cổng trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Cụ thể, vào khoảng 11h25 ngày 2/7, tại cổng trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương xảy ra việc một người đàn ông tự thiêu.
Ngay sau sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an cơ sở cùng bảo vệ trụ trở và người dân đã nhanh chóng tiếp cận, áp dụng các biện pháp chữa cháy kịp thời, đưa người tự thiêu đến bệnh viện gần nhất để cứu chữa ( Bệnh viện bỏng Lê Hữu Trác).
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội
Sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc Công an TP đã chỉ đạo Công an quận Hà Đông phối hợp với bệnh viện nhanh chóng tổ chức cứu chữa người tự thiêu, phong tỏa thông tin, bảo vệ hiện trường.
Giám đốc Công an TP Hà Nội cũng chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP (PC44, PC45) vào cuộc phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố và Công an, Viện Kiểm sát nhân dân quận Hà Đông, cùng các lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người làm chứng để điều tra, làm rõ nguyên nhân sự thiêu.
Qua xác minh ban đầu, Công TP Hà Nội xác định người tự thiêu là ông Bùi Hữu T. (SN 1960, ngụ Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội) – nguyên Trưởng thôn Đạo Ngạn.
Sáng ngày 2/7/2018, ông Bùi Hữu T. cùng ông Lương Công Tính (cùng thôn Đạo Ngạn) đến trụ sở tiếp công dân Trung ương đề nghị xem xét lại Bản án hình sự phúc thẩm số 98 ngày 7/3/2018 của Tòa an nhân dân TP Hà Nội xét xử ông T. về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và đề nghị hoãn thi hành Quyết định số 41 ngày 22/6/2018, của Tòa an nhân dân huyện Chương Mỹ “về thi hành án hình phạt tù đối với người bị phạt tù đang tại ngoại”.
Video đang HOT
Sau khi được cán bộ Thường trực Ban dân nguyên Quốc hội tiếp, hướng dẫn, ông T. và ông Tính đã ra về. Đến khoảng 11h25, ông Bùi Hữu T. đã dùng một chai nhựa đựng xăng (dung tích 0,5 lít) đổ vào người và châm lửa tự thiêu ngay tại cổng trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, theo chuẩn đoán ban đầu của các bác sĩ bệnh viện, ông Bùi Hữu T. bị bỏng sâu khoảng 25%, bỏng toàn diện 77%, tiên lượng nặng.
Hiện Công an TP Hà Nội đang chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP, Công an quận Hà Đông tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Đồng thời phối hợp với Viện bỏng Lê Hữu Trác gặp gỡ, động viên gia đình ông Bùi Hữu T. tập trung cứu chữa, chăm sóc ông này.
Quang Phong
Theo Dantri
Khó tịch thu đàn hổ 11 con của "trùm" buôn lậu sừng tê giác
Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đề xuất tỉnh Thanh Hóa cần tịch thu 11 chú hổ của Nguyễn Mậu Chiến (xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân) được nuôi sát khu dân cư. Tuy nhiên cơ quan chức năng Thanh Hóa đánh giá khó có thể thực hiện.
Mới đây ENV lại tiếp tục đề xuất tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng tịch thu 11 cá thể hổ tại trại nuôi của Nguyễn Mậu Chiến (vừa bị kết án 13 tháng tù giam về tội "Vận chuyển hàng cấm" và "Tàng trữ hàng cấm"). ENV cho rằng, việc nuôi nhốt hổ tại cơ sở của Chiến không những thiếu căn cứ pháp lý mà còn không có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.
ENV nghi ngờ, trang trại nuôi nhốt hổ của Nguyễn Mậu Chiến không những không có ý nghĩa bảo tồn như mục đích thành lập mà nhiều khả năng còn là "vỏ bọc" cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hổ và các loài động vật hoang dã khác.
Hơn chục chú hổ hung dữ được nuôi sát khu dân cư
Về việc này, ông Thiều Văn Lực, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, rất khó khăn trong việc tịch thu 11 cá thể hổ tại trại nuôi của Nguyễn Mậu Chiến.
Ông Lực cho biết, trước đó, liên quan đến khuyến nghị tịch thu của ENV, ngày 18/7/2017, Sở NN&PTNN Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Cục Kiểm lâm, cơ quan quản lí CITES Việt Nam, Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) và các ban ngành địa phương để bàn luận về số phận của trại nuôi này, cũng như xem xét ý kiến của ENV.
Kết thúc cuộc họp, các bên đi đến thống nhất rằng không thể tịch thu 11 cá thể hổ theo đề nghị của ENV bởi thời điểm đó chưa có kết luận của cơ quan điều tra chứng minh Chiến có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp tại trại nuôi hổ này.
Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh cũng thống nhất chưa cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cấp giấy phép nuôi trồng loài ưu tiên bảo vệ cho trại nuôi theo đơn đề nghị của gia đình.
Cũng theo ông Lực thì cùng thời điểm đó, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã gửi văn bản cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đề nghị tiếp nhận 11 cá thể hổ này, phía gia đình Chiến cũng đồng ý chuyển giao. Tuy nhiên các trung tâm cứu hộ đều gửi văn bản trả lời không thể tiếp nhận do không đủ điều kiện.
Nguyên nhân chính là do các trung tâm này không đảm bảo về cơ sở vật chất, chuồng trại, nhân viên chăm sóc, ngoài ra còn thiếu kinh phí hỗ trợ cho gia đình Chiến.
Dù nuôi sát khu dân cư nhưng tường rào bao quanh rất sơ sài
Đại diện Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa cũng cho hay vẫn đang chờ nhận được nội dung bản án của TAND quận Hà Đông (Hà Nội) về tội "Vận chuyển hàng cấm" và "Tàng trữ hàng cấm" để làm căn cứ có quyết định tịch thu hay tiếp tục cấp phép cho trại nuôi của Chiến.
"Trong trường hợp không có trung tâm nào tiếp nhận 11 con hổ trên. Đồng thời, cơ quan điều tra kết luận ông Nguyễn Mậu Chiến không có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến trại nuôi, các cá thể hổ có đủ cơ sở khoa học để xác nhận là thuần chủng (giám định gen) trại nuôi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì tỉnh Thanh Hóa sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và cấp giấy phép nuôi loài ưu tiên bảo vệ (loài hổ) cho trại nuôi của gia đình ông Chiến.
Trong thời gian tìm kiếm giải pháp hợp lí nhất cho 11 chú hổ, chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra chặt chẽ, hướng dẫn cho hộ gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho 11 cá thể hổ này" - ông Lực cho biết thêm.
Được biết, trang trại nuôi nhốt hổ của Nguyễn Mậu Chiến hoạt động trái phép từ năm 2006. Ban đầu Nguyễn Mậu Chiến (thường trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) mang về 12 chú hổ con rồi lập trại nuôi nhốt tại cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân. Từ đó đến nay, đàn hổ không sinh sản thêm, chỉ ghi nhận 1 con đã chết, hiện còn tổng cộng 11 cá thể.
Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Mậu Chiến về hành vi nuôi nhốt 12 cá thể hổ trái phép, đồng thời giao cho Chiến tiếp tục nuôi thí điểm 12 cá thể hổ trên tại cơ sở.
Ngày 22/5/2012, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cho trại nuôi của Nguyễn Mậu Chiến được "nuôi sinh trưởng, sinh sản để bảo tồn" 12 cá thể hổ (số lượng hổ thay đổi do sinh sản và chết). Giấy chứng nhận có thời hạn trong thời gian 5 năm, hết hạn vào tháng 5/2017. Đây là trại nuôi nhốt hổ duy nhất tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 27/4/2017, ông chủ trại hổ Nguyễn Mậu Chiến đã bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74) phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Công an quận Hà Đông bắt giữ cùng một số đối tượng khác với tang vật thu giữ khoảng 36kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh, ngà voi, da sư tử và nhiều sản phẩm chế tác từ ngà voi và các loài động vật hoang dã khác.
Ngày 20/3/2018, Tòa án nhân dân quận Hà Đông (Hà Nội) đã kết án Nguyễn Mậu Chiến 13 tháng tù giam về tội "Vận chuyển hàng cấm" và "Tàng trữ hàng cấm".
Vợ của Chiến là Lê Thị Hồng (hiện đang đại diện quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ) cũng bị xử phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách 12 tháng.
Bình Minh
Theo Dantri
Trích xuất camera truy tìm kẻ xịt sơn bẩn vào hàng chục ô tô Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hà Đông đang phối hợp với Công an phường Phúc La, tích cực khai thác tin báo của người dân và tiến hành trích xuất camera, xác định đối tượng xịt sơn bẩn vào hàng chục xe ô tô đỗ ở lề đường rạng sáng ngày 14/1. Liên quan đến vụ việc hàng loạt xe...