Công an Hà Nội sẽ nghiên cứu quy định mới về giấy đi đường
Ngoài việc tăng cường kiểm soát việc đi lại khi giãn cách xã hội, Hà Nội giao Công an thành phố nghiên cứu, quy định rõ đối với từng loại hình (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị) được cấp giấy đi đường.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 2801/UBND-NC về việc triển khai các nhiệm vụ tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
UBND TP Hà Nội giao Công an thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, quy định rõ đối với từng loại hình được cấp giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội (Ảnh minh họa).
Theo đó, UBND thành phố giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô và các lực lượng siết chặt kiểm soát tại 23 chốt ra vào thành phố, kể cả xe công vụ, xe cứu thương, xe “luồng xanh”. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm, lợi dụng xe ưu tiên để đưa người vào thành phố không đúng quy định thì phải xử lý nghiêm.
Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn giãn cách xã hội và dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đặc biệt, Hà Nội giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát việc đi lại của người dân theo đúng quy định về giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ việc cấp và sử dụng giấy đi đường.
Video đang HOT
Trong đó, nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố quy định rõ đối với từng loại hình (đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung ứng các mặt hàng thiết yếu; đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực không thiết yếu; các cơ quan, đơn vị) trên nguyên tắc thực hiện theo đúng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Công an Hà Nội tham mưu các quy định, phương án cụ thể và chủ trì tổ chức triển khai thực hiện nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm giãn cách xã hội của tổ chức, cá nhân; kiểm soát hiệu quả việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển…); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, tổ chức khi tham gia lưu thông…
Đồng thời, Công an TP Hà Nội phải thường xuyên đánh giá, phân tích, tổng hợp, báo cáo và đề xuất các giải pháp xử lý đối với các trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng; các đơn vị, tổ chức cấp giấy phép đi đường không đúng quy định; tăng cường kiểm tra, siết chặt công tác quản lý và cấp phép cho các phương tiện giao thông được phép lưu thông (kể cả xe chuyên dụng) để phục vụ phòng, chống dịch.
Thành phố cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ động tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, chấn chỉnh việc cấp giấy phép đi đường của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức; các phương tiện lưu thông, kể cả xe cứu thương, xe công vụ, xe container… được cấp phép “luồng xanh”, không để lợi dụng, vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Đối với các doanh nghiệp không thuộc nhóm sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc cấp giấy đi đường và phê duyệt phương án sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng, chống dịch; kiên quyết xử lý và cho tạm dừng hoạt động những đơn vị không chấp hành nghiêm quy định.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm phòng, chống dịch dịp Quốc khánh 2/9
Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố về giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố và thực hiện nghiêm giãn cách xã hội trong dịp Quốc khánh 2/9, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành thành phố chỉ đạo các lực lượng thực hiện nghiêm việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch.
Các lực lượng chức năng duy trì công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn, xử lý những tình huống phát sinh, không để xảy ra đột biến, bất ngờ, đặc biệt là bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm trong dịp Quốc khánh 2/9.
Bên cạnh đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố về giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Khoe giấy đi đường được 'chạy vòng vòng' lên Facebook, tình nguyện viên bị thu hồi giấy
Sau khi nhận giấy đi đường để tham gia phòng chống dịch, trong một chút hưng phấn, chị M. (tình nguyện viên) ở phường An Phú, TP Thủ Đức đã đăng lên mạng xã hội kèm nội dung nhạy cảm nên bị phường thu hồi giấy.
Chị M. đăng tải hình ảnh giấy đi đường kèm nội dung "nhạy cảm" lên mạng xã hội - Ảnh chụp màn hình
Trưa 28-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Phạm Thanh Phương - chủ tịch UBND phường An Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết phường đã nắm được vụ việc trên sau khi nhận được thông tin phản ảnh.
Ngày 27-8, đại diện phường An Phú đã mời chị V.N.T.M. (tình nguyện viên) - người đã đăng tải hình ảnh giấy đi đường lên mạng xã hội - lên làm việc và tịch thu giấy đi đường của chị này trong đêm.
Theo ông Phương, tối 27-8, phường An Phú nhận được thông tin phản ảnh chị M. đã đăng tải hình ảnh giấy đi đường mẫu mới của phường An Phú cấp cho chị, giấy do thẩm quyền trưởng Công an phường An Phú ký và đóng dấu, số thứ tự 077.
Sau khi được cấp giấy, chị M. dùng tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân tên "T.M." đăng tải hình ảnh giấy đi đường kèm nội dung: "cuối cùng e cũng được ra đường, được chạy vòng vòng... Cảm ơn ông anh trai của em...".
Trong giấy đi đường nêu nơi làm việc "UBND phường An Phú, TP Thủ Đức", vị trí công tác "tình nguyện viên", mục đích tham gia giao thông "phòng chống dịch COVID-19".
Ông Phương cho biết đợt vừa rồi phường tăng cường lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở các chung cư nên thiếu lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, phường đã vận động, tuyển tình nguyện viên tham gia chống dịch. Chị M. đã đăng ký tham gia nhóm tình nguyện viên của phường An Phú đến nay.
Khi TP chỉ đạo các lực lượng tham gia phòng chống dịch cũng phải có giấy đi đường nên phường đã cấp cho chị M. với mục đích tham gia chống dịch.
"Tuy nhiên, trong một chút quá hưng phấn, chị này không kiềm chế được nên đăng lên mạng, không biết như vậy là nhạy cảm. Phía phường đã nhanh chóng chỉ đạo thu hồi lại giấy trong đêm 27-8 và tạm thời không để chị M. tham gia nhóm tình nguyện viên tại phường" - chủ tịch UBND phường An Phú nói.
Doanh nghiệp than khó với giấy đi đường Doanh nghiệp phản ánh số lượng giấy đi đường được cấp quá ít và thiếu nhất quán trong kiểm soát tại các chốt khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn. Trưa 27/8, sau hơn ba ngày TP HCM đổi mẫu giấy đi đường mới, trước Sở Công thương trên đường Hai Bà Trưng, quận 3, nhiều người tập trung chờ...