Công an Hà Nội ra quân đảm bảo trật tự giao thông sau Tết
Công an Hà Nội sẽ triển khai lực lượng tại các tuyến đường “ nóng” để đảm bảo giao thông sau nghỉ Tết an toàn, thông suốt.
Sáng 23/2, Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an Hà Nội tổ chức lễ ra quân đầu xuân 2015.
Dự buổi lễ có Bộ trưởng GTVT – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Đinh La Thăng, lãnh đạo Bộ Công an, TP Hà Nội, Công an Hà Nội.
Tại buổi lễ, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội cho biết: Trong 8 ngày nghỉ Tết, tình hình an ninh trật tự giao thông trên địa bàn thành phố được duy trì ổn định, thông suốt, an toàn, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Hà Nội không có tình trạng đốt pháo nổ đêm giao thừa, không có tình trạng đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.
Cảnh sát giao thông Hà Nội ra quân đầu năm mới
Trong 8 ngày nghỉ Tết, toàn thành phố xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người chết, 1 người bị thương. So với năm 2014, số vụ tai nạn giảm 50%, số người tử nạn giao thông giảm 35,5% và số người bị thương giảm 90%.
Với nhiệm vụ năm 2015, ông Thắng cho hay, sẽ tiếp tục triển khai 100% lực lượng tập trung điều hành, hướng dẫn giao thông, tăng cường lực lượng tuần tra lưu động tại 14 tuyến Quốc lộ, trục chính ra vào thành phố nhằm phục vụ nhân dân trở về Hà Nội công tác học tập, đi lễ hội đầu xuân.
Thay mặt Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, ông Đinh La Thăng đánh giá cao công tác đảm bảo an toàn giao thông của Công an Hà Nội. Việc giảm tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí là kết quả đáng khích lệ.
Đánh giá kết quả đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết của Công an Hà Nội, ông Thăng nói: “Trong khi nhân dân nghỉ đón Tết thì các đồng chí phải làm nhiệm vụ. Không những làm nhiệm vụ như ngày thường mà còn làm nhiệm vụ nặng gấp nhiều lần, đây là nỗ lực đáng ghi nhận”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị: Trong ngày nghỉ Tết còn lại, nhân dân sẽ về thủ đô học tập, làm việc đông nên Công an Hà Nội cần tăng cường lực lượng, đảm bảo an toàn giao thông ở các tuyến đường “nóng” như Pháp Vân – Cầu Giẽ, các cửa ngõ vào thủ đô…. Đây là những tuyến đường dễ xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông”.
Ông Thăng cũng cho rằng, Bộ Công an cần chỉ đạo chung để các địa phương cũng ra quân đồng loạt như Công an Hà Nội.
Thanh tra giao thông cùng ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng: Những ngày nghỉ Tết, có thời điểm lưu lượng giao thông của thủ đô tăng 300%-400% ngày thường, nhưng lực lượng cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện bài bản, sáng tạo đảm bảo giao thông an toàn.
“Hình ảnh các lực lượng công an Hà Nội, thanh tra giao thông đứng giữa biển người phân luồng, hình ảnh đẹp”, ông Hùng biểu dương.
Ông Hùng đề nghị, trong ngày nghỉ lễ cuối cùng của năm mới, Công an Hà Nội đảm bảo trật tự tại các bến xe, nhà ga, các tuyến đường trọng điểm, cần xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, nhồi nhét khách của nhà xe để nhân dân về Hà Nội sau Tết vui vẻ, thuận tiện.
Tại buổi lễ, Giám đốc Công an Hà Nội – Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung tuyên bố lễ ra quân đầu năm 2015 của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội.
Thiếu tướng Chung đồng thời cho biết, sẽ chỉ đạo các lực lượng của Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đảm bảo tai nạn giao thông giảm trên 3 tiêu chí.
Ngoài ra, Công an Hà Nội sẽ triển khai lực lượng đấu tranh với các tội phạm liên quan đến bến xe, nhà ga, lễ hội để người dân yên tâm và an toàn./.
Trong dịp nghỉ Tết, lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 718 trường hợp, phạt tiền hơn 294 triệu đồng, tạm giữ 2 ô tô, 92 mô tô, 246 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe 39 trường hợp.
Đối với lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm, cảnh sát xử lý 346 trường hợp, 21 trường hợp đi vượt đèn đỏ, 11 trường hợp đi vào đường cấm, đi quá tốc độ 44 trường hợp…
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, 15 tổ công tác 141/Công an Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 283 trường hợp, tạm giữ 60 phương tiện và 87 bộ giấy tờ. Phát hiện bắt giữ 3 vụ việc, 5 đối tượng.
Điển hình là ngày mùng 3 Tết (tức ngày 21/2), Y14/141 phát hiện đôi nam nữ đi trên xe taxi vận chuyển 200g ma túy đá, 1 viên thuốc dạng nén nghi là ma túy tổng hợp và 86 viên hồng phiến.
Việt Đức
Theo_VOV
Chưa phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn
- Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thời gian đầu thực hiện quy định xử phạt việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng (từ ngày 1/7), lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở và chưa tiến hành xử phạt.
Ảnh minh họa.
Mới chỉ nhắc nhở là chính
Chiều ngày 30/6, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã tổ chức họp báo công bố và triển khai Kế hoạch số 69/KH-UBATGTQG ngày 18/4/2014 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về Tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho hay, bắt đầu từ ngày mai (1/7), các đội CSGT (từ Đội 1 đến Đội 14) của thành phố sẽ ra quân, tập trung xử lý các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai, cài quai không đúng quy cách; chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy.
Tuy nhiên, theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, hiện lực lượng CSGT vấp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện quy định xử phạt người tham gia giao thông sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Đáng chú ý nhất là cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không, đủ điều kiện lưu hành hay không?
Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng rất khó để xử phạt ngay cả khi xác định được người vi phạm sử dụng mũ không đạt chuẩn. Đơn giản vì CSGT không thể để người vi phạm tiếp tục sử dụng chiếc mũ đó lưu hành giao thông trở lại, trong khi chưa có cơ chế thu giữ hay biện pháp đổi mũ đạt chuẩn.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng: "Trước mắt, lực lượng sẽ vẫn tập trung xử lý các trường hợp người điều khiển giao thông vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, đi vào đường cấm... thì sẽ lập biên bản xử phạt. Riêng trường hợp người tham gia giao thông đội mũ không đạt chuẩn theo quy định, thì CSGT chỉ tuyên truyền, nhắc nhở là chính, để người dân nâng cao ý thức và biết cách nhận biết mũ bảo hiểm rởm và mũ bảo hiệm đạt chuẩn".
Đại tá Đào Vịnh Thắng cũng nhấn mạnh, các trường hợp vi phạm được phát hiện sẽ được lập biên bản và xử lý theo Nghị định 171 ngày 13/11/2013 của Chính phủ. Phòng CSGT Hà Nội đã chỉ đạo nghiêm cấm cán bộ chiến sỹ kiểm tra xe tràn lan không lập biên bản hoặc chuyển lỗi, bỏ qua vi phạm.
"Chúng tôi đã nhắc nhở cán bộ chiến sỹ trong quá trình làm việc cần giữ đúng lễ tiết tác phong, văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Trường hợp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát, bỏ chạy mà không có dấu hiệu phạm tội thì thông báo bằng bộ đàm đến các chốt liền kề phối hợp dừng xe, xử lý. Đồng thời tổ chức ghi hình, chụp ảnh, ghi lại biển kiểm soát, tiến hành điều tra xác minh và mời về trụ sở làm việc", Đại tá Đào Vịnh Thắng nói.
Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ
Theo kế hoạch triển khai của Phòng CSGT Hà Nội, thời gian thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy từ 6h tới 22h hàng ngày, bắt đầu từ 1/7/2014 đến hết 31/12/2014.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, việc thực hiện đợt cao điểm chỉ nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe đạp điện, xe máy điện. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
Đối với việc phát hiện người vận chuyển mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết: "Quá trình tuần tra kiểm soát, phát hiện các trường hợp vận chuyển mũ bảo hiểm không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy cán bộ chiến sỹ sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn chứng từ, nguồn gốc, xuất sứ để bàn giao cho đơn vị có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật".
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Hà Nội lắp 450 camera theo dõi, thí điểm "phạt nguội" Với chi phí giai đoạn 1 lên tới 231 tỷ đồng, Cảnh sát Giao thông Hà Nội sẽ lắp đặt 300 camera để đo đếm toàn bộ lưu lượng phương tiện, 50 camera để theo dõi toàn bộ hoạt động về giao thông và 100 camera để xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông. Những trường hợp lấn vạch, vượt...