Công an Hà Nội mở đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm: Trách nhiệm rõ ràng, biện pháp cụ thể
“Việc bám sát, thực hiện tốt các chỉ tiêu của đợt cao điểm này không chỉ giúp các đơn vị tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu công tác của cả năm, mà còn tạo được sức mạnh đồng bộ trấn áp các loại tội phạm – tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững sự bình yên cho Thủ đô”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc CATP nhấn mạnh tại Hội nghị CATP phát động đợt cao điểm đấu tranh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, tổ chức hôm qua, 29-11.
Mọi hành vi, đối tượng gây mất ANTT sẽ bị xử lý nghiêm
Không chấp nhận sự thờ ơ, thiếu quyết liệt
Hai nội dung quan trọng được đưa ra đánh giá, thảo luận tại hội nghị, để từ đó thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại trong công tác giữ gìn ANCT-TTXH là tình hình, kết quả công tác đảm bảo ANTT tháng 11 của CATP và sơ kết 3 tháng triển khai mô hình liên lực lượng CSCĐ-CSHS-CSGT tuần tra kiểm soát (mô hình 141).
Video đang HOT
Giữ vững ổn định tình hình ANCT; khám phá nhanh các vụ trọng án, song Giám đốc CATP chỉ rõ: “Biện pháp triển khai và kết quả các mặt công tác của các đơn vị chưa đồng đều, chưa thực sự hiệu quả”. Điều này bộc lộ qua số vụ phạm pháp hình sự không giảm, trọng án tăng. Tổng hợp của bộ phận thường trực mô hình “141″ cho thấy, trong 3 tháng lực lượng liên quân triển khai ở các quận nội thành, đã phát hiện, xử lý 381 vụ phạm pháp hình sự, giảm hơn 30 vụ so với 3 tháng trước. Đặc biệt, 2 địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ không xảy ra trọng án. Những kết quả này chắc chắn đã có thể “nối dài”, nếu các quận, huyện cũng chủ động xây dựng, triển khai mô hình liên lực lượng tuần tra mà không chờ “141″ của thành phố.
Sự thiếu chủ động, quyết liệt trong triển khai các chỉ đạo của CATP, cũng như trong công tác nắm bắt, dự báo tình hình là tồn tại đầu tiên mà Giám đốc CATP phê bình đối với một số đơn vị, địa bàn. Tồn tại, khuyết điểm này chính là nguyên nhân khiến phạm pháp hình sự có dấu hiệu gia tăng, nhiều loại tội phạm, vi phạm kinh tế chưa được phát hiện và đấu tranh, xử lý triệt để. “Công tác nắm bắt, dự báo tình hình liên quan mật thiết đến công tác nghiệp vụ cơ bản. Lâu nay, nhiều đơn vị đang rất yếu về công tác này. Trong năm 2012 và bắt đầu từ ngày hôm nay, phải xác định nghiệp vụ cơ bản là công tác trọng yếu, là xương sống của các mặt công tác khác”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh yêu cầu.
Vấn đề trách nhiệm của người chỉ huy một lần nữa được Giám đốc CATP đặt ra với chỉ huy các quận, huyện, thị xã, các phòng nghiệp vụ. Nêu một loạt những tồn tại ở các cấp đơn vị trong đấu tranh tội phạm kinh tế, kiểm soát các cơ sơ kinh doanh có điều kiện, quản lý, giám sát việc thực hiện quy trình công tác của CBCS… Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đã đặt câu hỏi với chỉ huy Phòng CSHS: “Vì sao hiện tượng đánh bạc đang có dấu hiệu nở rộ ở các vùng ngoại thành? Trong gần 1 tháng qua, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn của người dân phản ánh hiện tượng các đối tượng đánh bạc công khai, có tổ chức ở Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thanh Trì… Vì sao dân biết mà CBCS của mình lại không biết hay có biết nhưng chưa có hướng xử lý?”, Giám đốc CATP thẳng thắn.
Trả lời vấn đề người đứng đầu lực lượng Công an Thủ đô nêu, chỉ huy Phòng CSHS nhìn nhận, công tác đấu tranh, bắt giữ các đường dây tổ chức sới bạc không đơn giản. Nhưng bên cạnh đó có cả sự thờ ơ, thiếu quyết liệt của ngay cả công an cơ sở, từ công tác nắm tình hình đến tổ chức đẩy đuổi, vây bắt. “Một vấn đề dù nhỏ nhưng người dân đã phản ánh mà lực lượng công an không phát hiện hay không giải quyết được dứt điểm, uy tín sẽ bị ảnh hưởng. Tôi đề nghị trưởng công an quận, huyện phải xem lại trách nhiệm của mình; phải hứa trước Giám đốc CATP sẽ chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm nói chung”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nói.
Giữ Thủ đô bình yên để nhân dân vui tết
Thay mặt Đảng ủy – Ban Giám đốc CATP, Đại tá Nguyễn Đức Chung – Phó Giám đốc CATP đã quán triệt đến chỉ huy các đơn vị kế hoạch “Mở đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo đảm ANCT, TTATXH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012″. Đây là đợt cao điểm thứ tư và cũng là cuối cùng của năm 2011, có ý nghĩa hết sức quan trọng: giữ vững bình yên địa bàn Thủ đô để người dân yên vui đón tết cổ truyền và tạo sức bật cho các mặt công tác năm 2012 của toàn lực lượng Công an Thủ đô.
Ý nghĩa đó của đợt cao điểm đã được Giám đốc CATP đúc kết bằng mệnh lệnh ngắn gọn: “Biện pháp thực hiện phải cụ thể, phải bám sát các chỉ tiêu, căn cứ đặc thù địa bàn, tính chất công việc để có kết quả, hiệu quả tích cực”. Lần lượt chỉ huy công an thị xã Sơn Tây, CAQ Thanh Xuân, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, Phòng QLHC về TTXH đã được Giám đốc CATP nêu câu hỏi về sự chuẩn bị cho đợt cao điểm, xem đó như “thang điểm” để đánh giá sự chủ động cho “chiến dịch” lớn mà Công an Hà Nội đang chuẩn bị triển khai.
Yêu cầu “biện pháp, hành động cụ thể” trong quá trình thực hiện cao điểm cũng đã được đồng chí Giám đốc gợi mở qua trao đổi với chỉ huy Phòng QLHC về TTXH về một mảng công tác, là phòng ngừa, xử lý các vi phạm về pháo nổ. Đó là cần tăng cường công tác trinh sát; lập hồ sơ, xử lý nghiêm, xử điểm các vụ việc bị phát hiện; thành lập các đoàn kiểm tra công khai, trên cơ sở đề xuất UBND quận, huyện, thị xã tăng cường cán bộ quản lý thị trường vào cuộc. “Không chỉ tạo sức mạnh đồng bộ ở các đơn vị công an, cần xây được thế trận phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội với sự vào cuộc của người dân và cán bộ cơ sở, thông qua công tác tham mưu, tuyên truyền của công an. Chỉ có như vậy, đợt cao điểm mới thành công”, Giám đốc CATP – Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh kết luận.
Theo ANTD
Mở đợt cao điểm xử lý xe khách vi phạm trong dịp Tết
Từ 20-12-2011 đến 28-2-2012, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH, Bộ Công an và Tổng cục Đường bộ VN sẽ phối hợp tăng cường kiểm soát, xử lý đối với xe chở khách vi phạm..
Sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý xe khách vi phạm trong dịp Tết. (Ảnh minh họa).
Đây là nội dung trong kế hoạch phối hợp tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm đối với xe chở khách trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn tới giữa Tổng Cục Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) về TTATXH và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đó, Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương trên tuyến QL1 (từ Hà Nội đến TP. HCM) tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24h để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT.
Đợt cao điểm sẽ tập trung kiểm soát các xe chở khách chạy quá tốc độ quy định; Đi không đúng phần đường, làn đường; Chở quá tải; Sử dụng rượu bia và chất kích thích; Tránh, vượt sai quy định; Đón trả khách không đúng nơi quy định. Không có sổ nhật trình chạy xe, không có phù hiệu hoặc có sổ nhật trình chạy xe; Phù hiệu xe không đúng quy định....
Ngoài mức phạt tiền, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Kiên quyết không cho xuất bến đối với xe chở khách không đảm bảo các quy định TTATGT; Đồng thời giải quyết tình trạng "xe dù, bến cóc"; chèn ép, "bán khách"...
Cùng với việc trên, Công an các huyện dọc theo tuyến đường phải giải quyết tình trạng các quán cơm ép khách ăn uống trên dọc tuyến.
Theo ANTD
Sự trỗi dậy của các băng nhóm kiểu mới Băng nhóm tội phạm, hay còn gọi là tội phạm có tổ chức (TPCTC) những năm trước đây thường chỉ tồn tại tại các thành phố lớn và các khu dân cư đông đúc. Nhưng nay, loại hình tội phạm này đang mọc lên như nấm sau mưa ngay cả tại những vùng quê vốn ngỡ là yên ả. Cùng với sự lan...