Công an Hà Nội lên tiếng vụ hơn 14.000 thuê bao điện thoại bị nghe lén
Nếu những thông tin của các chủ thuê bị cài phần mềm giám sát rơi vào tay kẻ xấu, sẽ có nguy cơ xảy ra các vụ án kinh tế, hình sự, thậm chí là an ninh chính trị và hậu quả là khôn lường”.
Đó là nhận định của đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – Công an TP.Hà Nội khi trao đổi với PV xung quanh vụ việc hơn 14.000 điện thoại di động bị giám sát
Ông cho biết bằng cách nào các đối tượng cài được phần mềm giám sát vào máy điện thoại của người khác?
Đại tá Lê Hồng Sơn.
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
– Kết quả điều tra bước đầu xác định, phần mềm giám sát điện thoại trên hệ điều hành Android (Ptracker) của Cty Việt Hồng vào được máy điện thoại người cần giám sát theo hai cách: một là, ai đó dùng máy điện thoại cần giám sát tải phần mềm theo địa chỉ trang web o.vhc.vn; hai là, soạn tin nhắn theo cú pháp gửi đến đầu số 8189 để lấy đường link tải phần mềm về.
Sau khi phần mềm được kích hoạt, tất cả các dữ liệu trong máy điện thoại của người bị giám sát sẽ được lưu và đẩy lên máy chủ của Cty Việt Hồng. Người sử dụng phần mềm chỉ cần đăng nhập vào trang web của Cty Việt Hồng là có thể xem lại toàn bộ thông tin của máy điện thoại bị giám sát.
Có cách nào phòng tránh và nhận biết máy điện thoại bị cài phần mềm giám sát thưa ông?
Video đang HOT
- Với những người sử dụng điện thoại smartphone bình thường, khó có thể nhận biết máy mình có bị cài phần mềm giám sát không vì loại phần mềm này được cài ẩn, không hiển thị trên màn hình điện thoại. Chỉ với các thiết bị chuyên dùng của cơ quan chức năng mới có khả năng phát hiện.
Muốn cài được phần mềm giám sát thì cần phải thao tác trực tiếp, do vậy người dân cần quản lý máy điện thoại của mình, tránh để người lạ, người không đáng tin cậy tiếp cận máy điện thoại.
Bên cạnh đó, khi sử dụng không nên truy cập các đường link lạ, trang web đen, trang web không rõ nguồn gốc để tránh bị các đối tượng cài mã độc vào máy điện thoại của mình mà không biết.
Cán bộ điều tra đang kiểm tra trang web của Cty Việt Hồng.
Trong trường hợp máy điện thoại đang dùng bình thường bỗng nhiên có hiện tượng hao pin nhanh, tự động bật – tắt chế độ 3G, GPRS, hoặc tự nhiên xuất hiện những phần mềm mà chúng ta không cài đặt từ trước, hay cước phí điện thoại hằng tháng quá cao… nhiều khả năng máy điện thoại đã bị cài đặt phần mềm Ptracker hoặc phần mềm giám sát nào đó mà chúng ta không biết, và chúng ta nên đi cài lại máy.
Ông đánh giá thế nào về hậu quả của việc sử dụng phần mềm Ptracker?
- Khi bị cài đặt phần mềm Ptracker thì tất cả các dữ liệu trong máy điện thoại như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi, lịch sử truy cập web… đều được lưu lại và đẩy lên máy chủ của Cty Việt Hồng. Điều này đồng nghĩa với việc mọi thao tác về mật khẩu hộp thư, tài khoản ngân hàng, hay các tài khoản khác của chủ thuê bao đều bị lộ.
Do đó, người mua phần mềm cần ý thức được hậu quả do mình gây ra qua việc giám sát điện thoại của người khác. Họ cần phải hiểu người có hành vi giám sát, nghe lén điện thoại của người khác là vi phạm pháp luật, được quy định tại các Điều 224, 226, 226a Bộ luật Hình sự.
Người sử dụng điện thoại smartphone cần cảnh giác với phần mềm nghe lén. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Hiện các mục quảng cáo, rao bán phần mềm giám sát nhan nhản trên mạng internet, phải chăng công tác quản lý nhà nước đang gặp vướng mắc?
- Đúng vậy, hiện có rất nhiều trang web rao bán các phần mềm giám sát; không riêng Ptracker, có rất nhiều phần mềm khác đang được lưu hành bất hợp pháp, không quản lý được. Thời gian qua, chúng tôi cũng đấu tranh làm rõ một số vụ, ổ nhóm cài mã độc vào máy tính để đánh cắp thông tin cá nhân, mật khẩu giao dịch ngân hàng hoặc đe dọa tống tiền.
Việc này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần siết lại điều kiện cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thông tin truyền thông; tránh các quy định chung chung.
Ví dụ như Cty Hồng Hà được cấp phép trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, nhưng không quy định rõ loại sản phẩm phần mềm nào được kinh doanh, loại nào không.
Theo Dân Việt
CA Hà Nội nói về vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén
Theo Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC 50, Công an Thành phố Hà Nội việc cài phần mềm giám sát chỉ thay đổi một phần dung lượng rất nhỏ, lại chạy ẩn nên với người sử dụng bình thường rất khó phát hiện.
Đại tá Lê Hồng Sơn
Để hiểu rõ hơn về thủ đoạn nghe lén 14.000 điện thoại đang xôn xao dư luận, Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng PC50, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, việc cài phần mềm giám sát chỉ thay đổi một phần dung lượng rất nhỏ, lại chạy ẩn nên với người sử dụng bình thường rất khó phát hiện, chỉ có thể phát hiện được nếu sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra.
Đại tá Lê Hồng Sơn cũng cảnh báo, nếu người dùng điện thoại thông minh thấy thiết bị sụt pin nhanh, một số chế độ như GPS tự động bật tắt thì phải kiểm tra ngay.
Trong trường hợp cần thiết, người dùng phải đưa điện thoại đến những cơ sở uy tín, chính hãng để cài đặt lại điện thoại.
Trước câu hỏi, tại sao nhiều người không mong muốn lại vẫn bị cài đặt phần mềm này, đại tá Lê Hồng Sơn cho biết, những người muốn giám sát thường có quan hệ rất gần gũi nên rất dễ dàng cài đặt phần mềm lên điện thoại của những người bị giám sát ví dụ như vợ chồng, bạn bè, cấp trên với cấp dưới...
Việc tải phần mềm cũng rất đơn giản. Với những chiêu thức quảng bá rộng rãi, hệ thống khách hàng của công ty Việt Hồng hiện nay rất đông.
Theo VTV
Dễ dàng lấy cắp thông tin từ phần mềm nghe lén điện thoại - Tất cả những dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc điện thoại, hình ảnh, video... của thuê bao điện thoại bị giám sát sẽ được phần mềm Ptracker lưu lại và đẩy lên máy chủ sau đấy khoảng 5-10 phút... Ảnh minh hoạ Sau một thời gian thực hiện chuyên án điều tra về phần mềm nghe lén điện thoại...