Công an Hà Nội lên tiếng về thủ đoạn nghe lén điện thoại
Sự việc hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam bị cài phần mềm nghe lén vừa bị phát hiện đã gây xôn xao cho dư luận. Phần mềm nghe lén có thể xem rất nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng, sau đó gửi về máy chủ của công ty vi phạm.
Ảnh minh họa
Mới đây đoàn thanh tra liên ngành gồm thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – PC50 (Công an Hà Nội) đã phát hiện Công ty TNHH công nghệ Việt Hồng (đường Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) kinh doanh phần mềm ptracker, giúp người dùng có thể xem tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh, bật – tắt 3G/GPRS của điện thoại bị giám sát.
Thậm chí người sử dụng còn có thể ra lệnh điều khiển từ xa điện thoại bị cài ptracker bằng cách nhắn tin tới điện thoại này. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu sau khi được lấy từ điện thoại bị cài phần mềm đã được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Tại đây, người của công ty có thể xem, xóa, khai thác nội dung dữ liệu đó. Dù khách hàng có mua phần mềm hay chỉ cài bản dùng thử của phần mềm ptracker thì điện thoại đều bị chiếm quyền điều khiển. Nếu khách hàng nộp tiền cho Việt Hồng công ty này sẽ cấp tài khoản để khách hàng xem, khai thác nội dung dữ liệu đó trên máy chủ.
Theo PC50 – Công an Hà Nội, đã có trên 14.000 tài khoản bị cài phần mềm ptracker. Đến nay Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính từ hoạt động phạm pháp này gần 1 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc nghiêm trọng này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Thượng tá Tạ Văn Biên – Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), công an TP Hà Nội.
Thượng tá Tạ Văn Biên – Phó Trưởng phòng PC50, công an TP Hà Nội.
Thưa Thượng tá, từ những vụ việc đã khám phá, ông đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của việc nghe lén này?
Video đang HOT
Tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian gần đây hoạt động ngày càng tinh vi phức tạp. Qua việc cài đặt phần mềm vào máy, đối tượng có thể khai thác những thông tin đến đời tư cá nhân, ví dụ như biết được các số máy trong danh bạ, kẻ xấu có thể sử dụng để giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hình thức mượn danh…
Hoặc nạn nhân có thể sẽ bị lộ số tài khoản, mật khẩu cá nhân, lộ những thông tin bí mật về riêng tư, công việc… Đây là vấn đề liên quan đến xâm phạm đời tư của cá nhân, vi phạm pháp luật.
Nếu không phải là người thân bạn bè mà là người lạ, lọt vào tay tội phạm hoặc nếu những thông tin đó là của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng lớn đến xã hội thì hậu quả xảy ra sẽ hết sức khôn lường.
Thủ đoạn nghe lén của loại tội phạm này thế nào, thưa ông?
Qua vụ việc phát hiện tại công ty Việt Hồng cho thấy, khi người dùng có nhu cầu nghe lén, theo dõi điện thoại của người khác, công ty này sẽ cài dùng thử 24 tiếng. Người dùng sẽ cầm máy điện thoại cần giám sát và tải theo địa chỉ trang web vhc.vn hoặc soạn tin nhắn với cú pháp đã mặc định để lấy link tải phần mềm về.
Sau khi cài đặt thành công, tất cả các dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi, gọi đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy bị giảm sát sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ của công ty Việt Hồng (đặt tại Việt Nam).
Người sử dụng theo dõi người khác sau đó chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của công ty này là đã xem được tất cả thông tin điện thoại bị giám sát.
Phần mềm này cũng có khả năng ra lệnh điều khiển từ xa như: Ghi âm xung quanh, nghe âm thanh xung quanh, quay video, chụp ảnh, bật tắt 3G/GPRS.
Phần mềm này chạy ngầm trong hệ điều hành của chiếc điện thoại nên người sử dụng sẽ không biết hoặc khó phát hiện được di động của mình đang bị theo dõi. Còn việc có phát hiện hay không thì phải do chủ thể người dùng, nếu họ có dùng phần mềm bảo vệ thì cũng có thể phát hiện được.
Ai có thể là nạn nhân của hoạt động nghe lén này? Ông có cảnh báo gì?
Nạn nhân của những vụ nghe lén là người sử dụng điện thoại smartphone bị cài đặt phần mềm theo dõi, nghe lén. Nếu không bị cài đặt phần mềm thì không bị theo dõi.
Tôi cho rằng, người dùng cần phải thận trọng khi có những nội dung tin nhắn có nội dung không mong muốn, với những tin nhắn mời cài đặt phần mềm mà không rõ ràng… Nâng cao ý thức sử dụng điện thoại của mình như kiểm soát phần mềm, cài đặt các phần mềm bảo vệ có uy tín, tránh người lạ tiếp xúc và sử dụng điện thoại cá nhân của mình…
Trước sự việc này, công an Hà Nội sẽ có phương án đấu tranh thế nào trong thời gian tới đây?
Sự việc không chỉ dừng lại ở những vụ việc đã phát hiện, tới đây Phòng PC50 công an Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện điều tra mở rộng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm đã bị phát hiện.
Phòng PC50, công an TP Hà Nội cũng sẵn sàng tiếp nhận những thông tin phản ánh từ các nạn nhân và người dân để phục vụ công tác điều tra, phá án.
Xin cảm ơn ông!
Theo VTC
Tải phim 'đen', 800.000 người bị móc sạch tài khoản
Thêm một thủ đoạn chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người sử dụng điện thoại di động thông qua địa chỉ website "Chợ nội dung số mmoney.vn".
Nhóm đối tượng "móc túi" tiền tỷ thông qua thủ đoạn cài đặt ứng dụng điện thoại
Loại tội phạm này vừa bị lực lượng CS PCTP sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội lật tẩy, với con số gây sốc: khoảng 800.000 người bị lừa với số tiền trên dưới 9 tỷ đồng.
Mồi câu hấp dẫn
Đối tượng vừa bị Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam để điều tra về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" (theo Điều 226b BLHS), là Nguyễn Tuấn Anh (SN 1985), Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP IMMC (địa chỉ phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Khoảng cuối tháng 5/2014, qua công tác nắm tình hình, trinh sát Đội 3 của Phòng CS PCTP sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội phát hiện việc nhiều người sau khi tải các ứng dụng cho điện thoại di động từ website "Chợ nội dung số mmoney.vn", đã bị mất sạch tiền trong tài khoản. Cụ thể, khi khách hàng nhấn vào các ứng dụng tải hình sex, phim sex, ghi rõ là "miễn phí", nhưng sau đó chỉ nhận được những hình ảnh phụ nữ mặc bikini, sau đó tài khoản điện thoại hết sạch tiền. Trên cơ sở thông tin thu thập, Đội 3 đã lập tức vào cuộc điều tra, phát hiện chủ mưu của thủ đoạn "móc túi" tài khoản thuê bao điện thoại là Nguyễn Tuấn Anh.
Tài liệu cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 7/2013, Tuấn Anh đề xuất với lãnh đạo Công ty cho triển khai kinh doanh dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động. Tuấn Anh chỉ đạo Đoàn Việt Dũng (SN 1986), là cộng tác viên kỹ thuật của Công ty IMMC lập trình, xây dựng hệ thống "Chợ nội dung số mmoney.vn", viết trên 300 ứng dụng dùng trên điện thoại di động có chức năng tự động gửi tin nhắn ẩn đến đầu số định sẵn. Theo đó, các đầu số này sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản của thuê bao di động rồi chuyển đến tài khoản của Công ty IMMC, mà chủ điện thoại không hề hay biết.
Nhằm mở rộng mạng lưới phát tán ứng dụng, các đối tượng còn lập một trang facebook có tên "Mmoney.vn - Dịch vụ kiếm tiền online hàng đầu Việt Nam", trong đó quảng cáo tỷ lệ chia sẻ "hợp tác - làm giàu" cho thành viên lên tới 85%. Chính vì vậy, trong vòng chưa đầy 1 năm từ khi website "Chợ nội dung số mmoney.vn" hoạt động, đã có trên 2.400 thành viên tham gia. Các thành viên này đảm trách phát tán các ứng dụng vi phạm, và đã khiến trên 800.000 thuê bao di động bị mắc bẫy, với số tiền bị "móc túi" khoảng trên 9 tỷ đồng.
Làm rõ trách nhiệm các nhà mạng
Để trò "móc túi" không bị phát hiện cũng như có thể chiếm đoạt được nhiều tiền của người sử dụng, Tuấn Anh chỉ đạo Đoàn Việt Dũng lập trình và thiết kế website mmoney.vn có các chế độ hoạt động mang tính đối phó cao với cơ quan chức năng. Theo đó, ban ngày các đối tượng sẽ bật chế độ thể hiện trên màn hình dòng cảnh báo tải ứng dụng mất tiền. Tuy nhiên vào buổi tối và đêm khuya, khi số lượng người có nhu cầu tải ứng dụng xem phim sex tăng, các đối tượng tắt chế độ cảnh báo đi, và người tải ứng dụng sẽ bị trừ tiền mà không biết.
Theo phân tích của chỉ huy Đội 3, "mmoney.vn" đã sử dụng gần 10 đầu số dịch vụ để trừ tiền. Do đã lập trình chức năng tự động gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ để trừ tiền trong tài khoản nên khi người sử dụng tải ứng dụng quảng cáo miễn phí vẫn bị trừ 15.000 đồng. Còn khi tải ứng dụng mất phí 15.000 đồng, người tải ứng dụng đinh ninh chỉ mất tiền cho một đầu số dịch vụ, song thực tế đã bị phần mềm tự động chuyển tin nhắn đến tất cả các đầu số dịch vụ mà mmoney.vn sử dụng. Hậu quả là nhiều chủ thuê bao "trót dại" tải ứng dụng xem phim sex đã bị trừ sạch tiền trong tài khoản mà không thể biết nguyên nhân. "Việc quảng cáo ứng dụng tải clip sex chỉ là trò lừa đảo, bởi thực tế khi mở ứng dụng, người tải chỉ nhận được ảnh hay clip phụ nữ biểu diễn bikini. Có thể chính từ sự gian dối này, nhiều người dân mới ý thức được họ đang bị rơi vào bẫy lừa", chỉ huy Đội 3 nhận định.
Một vấn đề trọng tâm trong vụ án này đang được CQĐT xác minh, xử lý, là dấu hiệu vi phạm của nhà mạng và công ty đầu số có liên quan. Theo khai nhận của các đối tượng, số tiền "móc túi" thuê bao điện thoại tải ứng dụng được chuyển cho nhà mạng viễn thông 55%, công ty đầu số 45%, sau đó sẽ chuyển tiếp cho Công ty CP IMMC 85% số tiền nhận được từ nhà mạng. Trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức này đến đâu? Câu hỏi này chắc chắn sẽ sớm được trả lời. "Còn với người dân, để phòng tránh bị mất tiền oan bởi các thủ đoạn lừa đảo "tải ứng dụng", chỉ nên tải ứng dụng phổ biến từ các trang web chính thức, hoặc các cửa hàng ứng dụng, không nên tải về từ các nguồn không rõ", chỉ huy Đội 3 khuyến cáo.
Đầu tư 50 triệu, kiếm trên 2 tỷ Trước vụ án giăng bẫy bằng trò tải clip sex nêu trên, lực lượng CS PCTP sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội đã triệt phá ổ nhóm 4 đối tượng chiếm đoạt tiền của người sử dụng điện thoại khi cài đặt các ứng dụng di động. Các đối tượng đã lập tài khoản "Tiensoloha" trên trang web adrocket.vn; đồng thời đầu tư 50 triệu đồng thuê máy chủ, xây dựng 2 trang web clickdi.com, soundfest.com.vn để phát tán ứng dụng đã qua chỉnh sửa tại adrocket.vn. Khi người dùng cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động, ứng dụng sẽ tự động gửi tin nhắn đến một số đầu số dịch vụ với mức phí 15.000 đồng và không thông báo cho chủ sở hữu thiết bị biết. Cơ quan công an xác định số tiền các đối tượng đã chiếm đoạt của trên 100.000 thuê bao ước tính trên 2 tỷ đồng. Liên tiếp những vụ việc liên quan đến tội phạm công nghệ đã cho thấy, hiện nhiều người dân thích sử dụng thiết bị công nghệ cao nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, hiểu biết và sự cảnh giác của nhiều người cao như vậy!
Theo Xahoi
Theo dõi điện thoại trái phép sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Như BBT đã đưa, vừa qua Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông và Công an thành phố Hà Nội phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp pháp vào điện thoại thông minh của người dùng, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin......