Công an Hà Nội làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng
Chiều 17-7, Đoàn kiểm tra số 1 của Thành uỷ Hà Nội do đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ – Trưởng Đoàn kiểm tra, đã có buổi làm việc với CATP Hà Nội về việc kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình số 07-CTr/TU ngày 24/6/2016 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020″…
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi làm việc
Chủ động “tự phòng”, tăng cường công tác phối hợp
Trong những năm qua, lực lượng Công an Thủ đô luôn quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Thành uỷ – HĐND – UBND thành phố về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là Chương trình số 07 – CTr/TU ngày 24/6/2016 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020″.
Việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình số 07 được gắn với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “ CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”, “Xây dựng người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ được Đảng ủy – Ban Giám đốc chú trọng, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo đa đạng hóa các hình thức, biện pháp thực hiện, lấy phòng ngừa là chính; đồng thời quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả các biện pháp phát hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ của CBCS, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao CATP Hà Nội trong công tác triển khai thực hiện Chương trình 07
Công an thành phố chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng; đã khám phá được nhiều vụ án lớn, được các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân ghi nhận, góp phần giữ gìn ANTT và đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Công tác tiếp nhận, giải quyết các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do các cơ quan Thanh tra chuyển đến đã được lãnh đạo CATP quan tâm, chỉ đạo, giải quyết và báo cáo kịp thời đến các cấp có thẩm quyền. Công tác phối hợp giữa 3 ngành nội chính tiếp tục được duy trì thường xuyên, số vụ án kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố chiếm tỷ lệ cao.
Xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ Công an Thủ đô
Đồng tình với báo cáo tình hình, kết quả nêu trên, đồng chí Phạm Thanh Học – Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ nhận xét, thời gian qua, CATP đã tổ chức triển khai nghiêm túc Chương trình số 07 của Thành uỷ. Cấp uỷ, lãnh đạo các đơn vị trong CATP đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, đạt nhiều kết quả tích cực.
Video đang HOT
Đồng chí Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành uỷ dẫn chứng về hiệu quả công tác tuyên truyền, đó là Báo An ninh Thủ đô. “Báo An ninh Thủ đô là một đơn vị của CATP, trong thời gian qua đã có nhiều bài viết, chương trình tuyên truyền phòng, chống tham nhũng không chỉ riêng trong lực lượng CATP mà rộng khắp cả nước. Báo An ninh Thủ đô thực sự là một mũi nhọn, đi đầu trong công tác tuyên truyền về hoạt động này”, đồng chí Phạm Thanh Học nhấn mạnh.
Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại buổi làm việc
Tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố ghi nhận kết quả, thành tích của CATP Hà Nội trong công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc CATP trong việc triển khai thực hiện nội dung Chương trình số 07 của Thành uỷ Hà Nội.
“CATP trong thời gian qua có nhiều thành tích, giải pháp hiệu quả trên lĩnh vực cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn để giảm thủ tục, tăng sự hài lòng của người dân và đặc biệt ứng dụng công nghệ vào công tác giữ gìn ANTT;, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn chỉ rõ.
Sau phát biểu nhận xét của đồng chí Lê Hồng Sơn, các đồng chí trong Ban Giám đốc gồm: Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng và Đại tá Nguyễn Văn Viện đã trình bày, làm rõ một số liên quan đến nội dung được Đoàn kiểm tra nêu ra.
Thay mặt Đoàn kiểm tra, kết luận buổi làm việc, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những kết quả, thành tích của CATP đã đạt được trong thời gian qua và 6 tháng đầu năm 2019.
“Công an thành phố đã nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 07. Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; làm tốt công tác giữ gìn ANTT. Đây là nhiệm vụ quan trọng luôn được Thành uỷ coi trọng và là nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, CATP cũng đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đến đảng viên, CBCS và đặc biệt gắn với Nghị quyết Trung ương IV, khóa XII; gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá, vì nhân dân phục vụ”, “Xây dựng người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP tiếp thu ý kiến của Đoàn kiểm tra
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP đối với công tác triển khai thực hiện Chương trình số 07, qua đó đạt được nhiều thành tích, kết quả trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Nêu rõ ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đánh giá Báo An ninh Thủ đô là kênh thông tin hiệu quả, có nhiều bài viết tuyên truyền mạnh mẽ về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành chống lãng phí.
Theo đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, thời gian qua, công tác điều tra truy tố xét xử các vụ án lớn của Hà Nội về tham nhũng, kinh tế đều đúng người, đúng tội; 100% tin tố giác tội phạm được giải quyết kịp thời; kết quả xét xử nghiêm minh đúng pháp luật được dư luận đồng tình ủng hộ, củng cố niềm tin cho nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh Công an Thủ đô nói riêng ngày càng đẹp hơn. Đặc biệt, nhiệm vụ giữ vững ANTT đã đạt được kết quả cao, giữ cho Hà Nội luôn luôn là thành phố bình yên…
Thay mặt Đảng uỷ – Ban Giám đốc CATP, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP trân trọng tiếp thu những ý kiến được đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và các thành viên trong Đoàn kiểm tra nêu tại buổi làm việc. Ngay sau buổi làm việc này, CATP sẽ sớm hoàn thiện báo cáo gửi về Ban chỉ đạo; tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng.
Theo ANTD
Phó Chủ tịch Hà Nội nói về lộ trình hạn chế xe máy
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh,:"Việc xây dựng lộ trình hạn chế xe máy phải xác định rất kỹ, nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện hạ tầng, điều kiện khả năng vận tải công cộng và yêu cầu của người dân ở từng khu vực".
Chiều 9/7, một số lãnh đạo UBNB, Sở, ngành của Hà Nội đã trả lời chất vấn của các đại biểu tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.Hà Nội ở những vấn đề quan trọng.
Cấm xe máy vào nội đô phải nghiên cứu rất kỹ
Trả lời tại nhóm nội dung liên quan đến Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố", ông Nguyễn Thế Hùng- Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, đây là công việc được TP xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. TP đã chỉ đạo đồng bộ, giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa phát triển hạ tầng, vừa phải lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch khác.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, lĩnh vực này nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân và quá trình thực hiện phải được lồng ghép, đồng bộ với các chương trình, nhiệm vụ khác của TP.
Đặc biệt là việc phát triển quy hoạch về hạ tầng giao thông phải gắn với quy hoạch đô thị cũng như quy hoạch vận tải; phấn đấu đưa tỷ lệ đất dành cho giao thông lên tiệm cận tiêu chuẩn đặt ra. Tăng cường đầu tư đổi mới phương tiện vận tải theo hướng thân thiện với môi trường và có ứng dụng công nghệ cao.
Ông Nguyễn Thế Hùng- Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Theo ông Hùng, rất đáng mừng, sau 2 năm thành phố đã giảm được 14 "điểm đen", hiện chỉ còn 27/41 điểm cần xử lý.
"Việc giải quyết 1 điểm đen ùn tắc là rất phức tạp, muốn làm được phải đồng bộ rất nhiều giải pháp, cần quyết tâm rất lớn. Vì vậy công tác tổ chức giao thông phải rất hợp lý và linh hoạt" - Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nói.
Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đang là thách thức, diễn biến phức tạp cho thành phố. Đặc biệt mỗi năm Hà Nội tăng 200.000 người, kèm theo phương tiện gây sức ép lớn cho hạ tầng, giao thông của thành phố.
Do đó, các biện pháp giảm phương tiện cá nhân, dù còn có nhiều vấn đề phải tiếp tục hoàn chỉnh thêm, vì là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến hoạt động của người dân và các lĩnh vực khác nhưng vẫn tiếp tục phải làm.
Ông Hùng thông tin, Hà Nội đang tiếp tục xây dựng đề án giao thông thông minh, bản đồ giao thông trực tuyến, trang bị thiết bị đầu cuối giám sát hành trình phương tiện...
"Việc xây dựng lộ trình hạn chế xe máy phải xác định rất kỹ, nghiên cứu kỹ để phù hợp với điều kiện hạ tầng, điều kiện khả năng vận tải công cộng và yêu cầu của người dân ở từng khu vực", ông Hùng nhấn mạnh.
Chưa có giải pháp chặn "xe dù bến cóc"
Liên quan đến việc rà soát, thống kê các phương tiện giao thông trên địa bàn, trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Công an TP.Hà Nội, Trung tướng Đoàn Duy Khương cho biết, kết quả rà soát đối với xe ô tô hết niên hạn cho thấy, hiện nay, TP có 9.036 xe. Lực lượng chức năng đã gửi thông báo đến chủ phương tiện với 7.200 trường hợp.
Đối với xe máy niên hạn 30 năm, hiện TP có 43.446 xe; trên 40 năm là 10.532 xe, trên 50 năm là 479 xe.
Giám đốc Công an TP. Hà Nội -Trung tướng Đoàn Duy Khương trả lời chất vấn.
Trên cơ sở rà soát theo hồ sơ đăng ký, Công an TP. Hà Nội nhận thấy, đối với xe máy, khi chủ phương tiện có vi phạm đến mức phải tạm giữ, với xe có niên hạn 30, 40 năm, đa số chủ phương tiện đều bỏ xe do giá trị phương tiện thấp hơn cả mức phạt.
Từ thực trạng trên, Công an TP. Hà Nội đề xuất với UBND TP tập hợp để thanh lý hoặc hủy đối với những phương tiện này. Đối với 7.200 trường hợp đã thông báo đến chủ phương tiện, hầu hết chủ phương tiện không đến.
Qua nắm tình hình, Công an TP.Hà Nội phát hiện, nhiều trường hợp chủ phương tiện đã bán xe cho người khác, có trường hợp chủ phương tiện mới đã chuyển hóa thành hình thức xe vận tải khác để hoạt động ở các địa bàn khác gây khó khăn cho công tác quản lý.
Liên quan đến tình trạng xe khách tuyến cố định hoạt động sai hành trình, dừng đón trả khách không đúng quy định, ông Khương cho hay, đây là thực trạng nhức nhối trong việc đảm bảo trật tự văn minh đô thị.
"Lực lượng CSGT, phối hợp với Thanh tra GT, an ninh cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đến giáo dục cá biệt đối với cơ sở, xí nghiệp, chủ phương tiện, lái xe để không thực hiện hành vi bắt khách dọc đường, chạy sai luồng, tuyến", ông Khương nói.
Đặc biệt, khi Công an TP. Hà Nội làm ráo riết, xuất hiện hình thức mới là xe chạy tuyến cố định biến tướng thành xe hợp đồng, đón khách tận nhà gây, khó khăn cho cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng CSGT Công an TP. Hà Nội đã phát hiện, xử lý trên 4.000 trường hợp xe khách vi phạm, chủ yếu là dừng, đỗ xe trái quy định, mở cửa khi xe đang chạy, chở quá số người, đón trả khách không đúng nơi quy định...
Theo Danviet
Phải đặc biệt chú trọng khâu giải quyết các kiến nghị của nhân dân Tại Hội nghị giao ban quý II/2019 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tiếp tục phát...