‘Công an Hà Nội không bao giờ chấp nhận cán bộ bảo kê, tiếp tay cho cát tặc’
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định, không bao giờ chấp nhận cán bộ thực thi nhiệm vụ mà làm ngơ, tiếp tay, bảo kê cho ‘cát tặc’.
Chiều 3/10, tại buổi họp báo thường kỳ do UBND TP Hà Nội tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trả lời vấn đề báo chí quan tâm về nạn “cát tặc” trên sông Hồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Bộ Công an, lãnh đạo thành phố giao lực lượng Công an TP Hà Nội làm chủ công phối hợp với các đơn vị đưa ra nhiều kế hoạch, giải pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm tình trạng bến bãi không hợp pháp.
Theo đó, Công an TP Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch và giao Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp với Công an các quận, huyện để đấu tranh với tội phạm này.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: Quang Phong
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, Công an TP Hà Nội đã quyết liệt xử lý vấn đề này. Ông dẫn chứng, ngày 17/7/2024, Công an TP đã xác lập chuyên án để bắt giữ toàn bộ số đối tượng khai thác cát và đem đi bán tại địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Video đang HOT
“Vụ án này đang được điều tra mở rộng để xét xử điểm. Các công ty và các đối tượng này đều ở Vĩnh Phúc, là người Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Không có đối tượng nào liên quan đến Hà Nội”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói.
Cụ thể, với chuyên án trên, Công an TP Hà Nội đã bắt, khởi tố và tạm giam 9 đối tượng; thu 2 tàu hút, 2 máy xúc và 9000 m3 cát trị giá hơn 700 triệu đồng và một súng thể thao.
Với thông tin báo chí phản ánh về việc khai thác cát trái phép trên sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín và Thanh Trì, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đây là địa bàn giáp ranh với tỉnh Hưng Yên.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, bên kia sông Hồng thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) cũng có mỏ cát nên các đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh để “chạy sang” địa bàn tỉnh khác khi bị truy quét. Trong khi việc định vị cụ thể hành vi vi phạm trên sông, lực lượng Công an phải mời Sở Tài nguyên Môi trường xác định.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, thời gian qua Công an TP Hà Nội đã quyết liệt đấu tranh với “cát tặc”, được lãnh đạo Bộ Công an ghi nhận.
“Công an Thủ đô không bao giờ chấp nhận cán bộ thực thi nhiệm vụ mà làm ngơ, tiếp tay, bảo kê”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói và cho biết, bất kỳ trường hợp nào vi phạm cũng phải xử lý nghiêm.
Kịp thời ngăn chặn nhiều vụ giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, người dân đã nâng cao tinh thần cảnh giác nên kịp thời ngăn chặn các vụ giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 13/6, ông K, sinh năm 1945, ở quận Long Biên (Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là cán bộ "Công an Hà Nội", thông báo ông liên quan đến đường dây buôn ma túy và rửa tiền.
Qua điện thoại, đối tượng tự xưng Công an yêu cầu ông K cung cấp thông tin số căn cước công dân và kê khai số tiền trong sổ tiết kiệm, nói phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm về, chuyển ngay tiền đó vào một tài khoản do người này cung cấp để "đảm bảo việc điều tra".
Nghe theo đối tượng, ngay sau đó, ông K đã rút toàn bộ 500 triệu đồng trong sổ tiết kiệm tại ngân hàng, cùng vợ cầm đến trụ sở Phòng giao dịch Đức Giang của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô (địa chỉ 122 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên) để chuyển số tiền theo yêu cầu của đối tượng. Tiếp nhận yêu cầu của ông K, cán bộ phòng giao dịch đã cảnh giác, báo ngay đến cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Đức Giang cử cán bộ đến phòng giao dịch của ngân hàng, gặp gỡ, giải thích, tuyên truyền để ông K hiểu rõ phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi các cán bộ, chiến sĩ Công an phường Đức Giang đang hướng dẫn ông K về chiêu thức lừa đảo của tội phạm, đối tượng giả danh Công an vẫn gọi điện thúc giục ông K chuyển tiền.
Nhờ tinh thần cảnh giác và ý thức trách nhiệm của cán bộ ngân hàng và sự giải thích rõ ràng của Công an phường Đức Giang, ông K đã không mất số tiền lớn, vụ việc được ngăn chặn kịp thời, không xảy ra thiệt hại. Cũng trong tháng 6/2024, Công an phường Đức Giang phối hợp với phòng giao dịch của một ngân hàng trên địa bàn ngăn chặn vụ đối tượng dùng thủ đoạn lừa đảo 3 tỷ đồng nhằm vào 2 người cao tuổi.
Công an xã Tản Hồng, huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, vừa kịp thời ngăn chặn vụ giả danh cán bộ Công an lừa đảo trên không gian mạng, giúp người dân không chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo. Trước đó, sáng 7/6, bà K.T.L (sinh năm 1960, trú tại thôn La Phẩm 2, xã Tản Hồng) đến Công an xã trình báo bản thân nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ Công an, thông báo bà đang liên quan đến một vụ án ma túy lớn, yêu cầu lấy sổ tiết kiệm đi rút và chuyển số tiền 20 triệu đồng vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để chứng minh sự trong sạch.
Bà L nói không có tiền, chỉ có vàng, sau đó đối tượng yêu cầu bà đi bán vàng để chuyển khoản. Do lo sợ, bà L đã lấy 2 chỉ vàng để mang đi bán, trên đường đi, bà vào trụ sở Công an xã Tản Hồng để trình báo. Ngay sau đó, cán bộ Công an xã Tản Hồng đã xác định cuộc gọi trên là hành vi giả danh lực lượng Công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; giải thích rõ phương thức lừa đảo của đối tượng cho bà L hiểu và biểu dương tinh thần cảnh giác của bà.
Công an phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa phối hợp với nhân viên Ngân hàng BIDV ngăn chặn vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh Công an gọi điện thoại đe dọa người dân. Khoảng 13 giờ 30 ngày 5/6, bà T (sinh năm 1944, trú phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) đến Ngân hàng BIDV tại 34D Lý Nam Đế để chuyển số tiền 410 triệu đồng. Khi nhân viên ngân hàng hỏi tài khoản ngân hàng gửi có phải người quen của bà T không, bà không trả lời và đứng lên ra về. Sau đó khoảng mấy phút bà quay lại với biểu hiện bất thường, lo lắng.
Nhân viên ngân hàng gặng hỏi thì bà T bỏ về. Nhân viên ngân hàng nghi ngờ bà T đã bị các đối tượng lừa đảo và có thể bị dẫn dắt ra ngân hàng khác chuyển tiền nên đã tìm đến tận nhà bà cố gắng giải thích cho bà hiểu nhưng bà không nghe hướng dẫn nên nhân viên ngân hàng đã gọi điện báo sự việc cho Công an phường Cửa Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, cán bộ Công an phường Cửa Đông đã có mặt và làm việc với bà T.
Qua trao đổi, bà cho biết đã bị các đối tượng tự xưng là Công an, Viện kiểm sát gọi điện nói bà liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy và yêu cầu bà chuyển toàn bộ số tiền đang có trong sổ tiết kiệm, sau khi chứng minh được nguồn tiền sẽ trả lại cho bà.
Sau khi được cán bộ Công an phường Cửa Đông phân tích, giải thích về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng bà T đã dừng việc chuyển tiền cho các đối tượng. Nhờ sự tận tình của nhân viên Ngân hàng BIDV và sự có mặt kịp thời của Công an phường Cửa Đông, bà T đã không chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo.
Vụ truy bắt "cát tặc", cán bộ Công an bị thương: Xem xét dấu hiệu tội phạm Ngày 25/1, thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Long, Công an huyện Trà Ôn đang xác minh tin báo tố giác tội phạm, xem xét dấu hiệu chống người thi hành công vụ liên quan đến vụ Đại úy Trần Hoàng Ngôi (cán bộ Công an huyện Trà Ôn) bị thương khi truy bắt cát tặc. Cơ quan điều tra đã chứng...