Công an Hà Nội giảm 50% đầu mối cấp phòng
Công an TP. Hà Nội đã cắt giảm từ 70 đầu mối cấp phòng xuống còn 35, từ 713 đầu mối cấp đội xuống còn 631.
Ngày 26/10, Công an TP. Hà Nội tổ chức triển khai Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức bộ máy Công an TP. Hà Nội và các Quyết định của Giám đốc Công an TP. Hà Nội về công tác cán bộ.
Cụ thể, ngoài công an các quận, huyện và thị xã, Công an TP. Hà Nội có 35 đơn vị cấp phòng và tương đương. Điều này cho thấy, so với trước đây, Công an TP Hà Nội đã cắt giảm từ 70 đầu mối cấp phòng xuống còn 35 đầu mối; từ 713 đầu mối cấp đội xuống còn 631 đầu mối.
Chỉ huy 10 phòng nghiệp vụ mới thành lập trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập từ nhiều đơn vị. (Ảnh: CAND)
Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP. Hà Nội khẳng định, việc cơ cấu lại tổ chức, bộ máy của Công an TP. Hà Nội sẽ giúp đơn vị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong thời gian tới, Công an Thành phố cũng sẽ triển khai mạnh mẽ đề án đưa Công an chính quy về làm trưởng Công an xã ở các địa bàn trọng điểm, góp phần xây dựng thế trận an ninh trật tự tại cơ sở.
Các đơn vị được thành lập mới trên cơ sở hợp nhất bao gồm: Phòng An ninh Đối ngoại; Phòng An ninh Đối nội; Phòng An ninh Kinh tế; Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao; Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Phòng Cảnh sát giao thông.
Sáp nhập Phòng Viễn thông tin học, Phòng Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp vào Phòng Tham mưu; Phòng Hồ sơ; Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị; Bệnh viện Công an TP. Hà Nội trực thuộc Phòng Hậu cần; Giải thể Phòng truy nã tội phạm, chuyển giao nhiệm vụ truy nã tội phạm sang Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; giải thể Ban Quản lý dự án xây dựng chuyển giao các dự án xây dựng về Phòng Hậu cần.
XUÂN TRƯỜNG
Video đang HOT
Theo VTC
Hà Nội sắp xếp hơn 100.000 "ghế" cán bộ, công chức ra sao sau mở rộng?
"Chúng tôi lo vì không biết cơ chế chính sách tới đây sẽ thay đổi như thế nào, đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến xã có đáp ứng được nhiệm vụ mới hay không" - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nói.
Tháng 5.2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1.8.2008. Theo nghị quyết, Thủ đô Hà Nội sẽ rộng gấp 3,6 lần diện tích khi đó, bao gồm: TP.Hà Nội trước hợp nhất, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Tổng diện tích của Thủ đô mới là 3.344,7 km2. Đến nay, sau 10 năm hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã ổn định, diện tích được xác định là 3.358,92km2, dân số 7,7 triệu người (gấp 1,24 lần năm 2008), có 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 584 xã, phường, thị trấn.
Cán bộ vừa mừng vừa lo
Nhớ lại thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Tây cũ), ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, cán bộ, công chức huyện vừa mừng vừa lo.
Người dân làm thủ tục hành chính tại Hà Nội. Ảnh: T.An
Theo ông Mỹ, trước khi hợp nhất, cơ sở hạ tầng ở hầu hết các huyện của Hà Tây hết sức khó khăn. Hệ thống cơ sở vật chất, trường học từ tiểu học đến trung học xuống cấp, không có kinh phí để đầu tư. Ví như ở Phú Xuyên có 58 trường, không có trường nào đạt chuẩn, nhiều nơi học sinh phải đi học nhờ. Toàn huyện có 29 trường mầm non nhưng chỉ có 80 viên chức, còn lại là giáo viên hợp đồng, đời sống giáo viên thời điểm đó hết sức khó khăn do lương được trả theo công điểm....
Ông Nguyễn Công Soái - nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội kể: sau khi hợp nhất, số lượng cán bộ, công chức của Hà Nội lên đến hơn 100.000 người, trong đó có 1.000 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý. Tuy nhiên, chất lượng trình độ cán bộ khi đó không đồng đều, thậm chí có những người ở cấp huyện không có bằng cử nhân, nhiều cán bộ sở ngành chưa được đào tạo cao cấp, trung cấp chính trị dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của TP gặp nhiều khó khăn.
"Việc này sẽ động chạm đến tư tưởng của hàng trăm con người. Một việc lớn, quan trọng như vậy ở thời điểm đó nhưng cũng không có hướng dẫn bước đi, cách làm..." - ông Soái nhớ lại khoảng thời gian khó khăn mà Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ gặp phải.
Những năm đầu mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng chính quyền và người dân đã vượt qua. Ảnh: T.A
Tuy nhiên, theo nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 15, Bí thư Thành ủy Hà Nội (ông Phạm Quang Nghị - PV) đã chủ động triệu tập cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Hà Tây để thống nhất nguyên tắc, thời gian sắp xếp cán bộ Thành ủy Hà Nội (mở rộng) và nhận được sự thống nhất rất cao.
Sau hợp nhất, hai Ban chấp hành đảng bộ được giữ nguyên với tổng cộng 99 người; hai Ban Thường vụ cũng được giữ nguyên với tổng cộng 33 người. "Vượt lên tất cả, với sự tôn trọng lẫn nhau, nhường nhịn nhau, nên các tầng lớp cán bộ, công chức đã cùng chung tay xây dựng Thủ đô mở rộng có kết quả như ngày hôm nay" - ông Soái bày tỏ.
Bài học đầu tiên là tinh thần trách nhiệm, đoàn kết
Là một trong 54 người được luân chuyển đợt đầu, ông Khuất Văn Thành - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, từng là Giám đốc một sở của tỉnh Hà Tây cũ cho rằng: "việc sắp xếp này rất lớn, ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm tư cán bộ đảng viên lúc bấy giờ. Tuy nhiên, việc luân chuyển rất nhẹ nhàng, thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao và kết quả đã rất thành công" - ông Thành cho hay.
Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính TP.Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội bày tỏ: Bài học đầu tiên là phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác để giải quyết công việc chung. Sáu từ "Đoàn kết - Hợp tác - Trách nhiệm" đã được Ban Chấp hành Đảng bộ 2 tỉnh/thành ngay sau khi hợp nhất thống nhất lựa chọn, trên cơ sở đó tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương, triển khai thực hiện khối lượng công việc đồ sộ ngay khi hợp nhất.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hợp nhất, phát triển. Ảnh: T.A
Có những công việc rất phức tạp, kể cả thực hiện khi chưa có sự hợp nhất đã phức tạp, như sắp xếp tổ chức bộ máy với yêu cầu đi vào hoạt động ngay, không để gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cả hệ thống. Bài học thứ hai là nỗ lực chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm với các công việc.
"Nhờ vậy mà trước nhiều việc khó, việc mới, chưa có tiền lệ, Hà Nội đã xử lý và đạt kết quả tốt trong 10 năm qua. Đó cũng là tinh thần không ỉ lại, trông chờ mà chủ động giải quyết mọi yêu cầu, công việc đặt ra" - ông Phong nhấn mạnh.
Theo ông Phong, các bài học tiếp theo đó là chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của trung ương; tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ, phối hợp của bộ, ngành, đoàn thể trung ương và tỉnh, thành bạn trong tổ chức thực hiện công việc.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã tạo được mối quan hệ gắn bó khăng khít máu thịt với nhân dân. "Trong mọi việc tạo được sự đồng thuận của nhân dân thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ví dụ, việc xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa... là những việc lớn, việc khó, nếu không thực hiện trong dân chủ, tranh thủ sự đồng tình, đồng thuận của nhân dân thì khó thực hiện đạt kết quả tốt" - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.
Nêu bật những kết quả cũng như bài học kinh nghiệm trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, chủ trương hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô là hết sức đúng đắn. "Chủ trương đúng, cùng với sự sát sao trong chỉ đạo, hỗ trợ của T.Ư, Hà Nội cũng rất chủ động, bài bản, khoa học trong tổ chức thực hiện.
Quan trọng hơn là tinh thần đoàn kết trong tập thể lãnh đạo, sự chấp hành, hy sinh, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã giúp Hà Nội thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Quốc hội. Đây là những bài học kinh nghiệm để Hà Nội làm tốt trong 10 năm qua và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới"- nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
Chia sẻ với PV, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Bùi Thị Thu Hiền cho biết, sáng 28.7 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm này, TP sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng và dự kiến sẽ có khoảng 2.500 đại biểu tham dự.
Theo Danviet
Chuyện hòm thư thời đại 4.0 và niềm tin người dân trao gửi Tin ở dân, lo cho dân, luôn lấy nhân dân làm mục tiêu phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ, nhiều năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Công an Hà Nội đã thực sự phát huy hiệu quả. Trong số nhiều sáng kiến được người dân hết sức đồng tình ủng hộ, phải kể đến "Hộp...