Công an Hà Nội giải thích về việc thu thập thông tin dân cư
Chiều 18.10, Công an TP.Hà Nội tổ chức họp báo, trả lời về việc mở rộng thu thập thông tin dữ liệu dân cư, trong đó dư luận cho rằng bao gồm rất nhiều mục thuộc thông tin cá nhân không nằm trong quy định như số điện thoại di động, email, mã số thuế…
Ảnh minh họa
Theo đại tá Lê Học Thu, Chánh văn phòng Công an TP.Hà Nội, đây là việc thu thập thông tin thường xuyên, nằm trong kế hoạch điều tra thông tin và tạo lập dữ liệu điện tử về dân cư trên địa bàn. Ông Thu cho biết thêm, mẫu phiếu thu thập thông tin dân cư gồm 32 danh mục thông tin, trong đó có 31 danh mục trùng với các danh mục đã được quy định tại các biểu mẫu của Chính phủ, Bộ Công an và “Phiếu điều tra nhân khẩu” tại Dự án đầu tư xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
Trước thông tin nhiều người dân nghi ngại “bí mật cá nhân” như: địa chỉ email, số điện thoại di động, số CMND, số hộ chiếu, mã số thuế, số thẻ BHYT, nhóm máu… sẽ không được bảo mật trong quá trình kê khai, đại tá Thu cho biết, trong 32 danh mục của phiếu thu thập thông tin dân cư do Công an TP.Hà Nội ban hành, chỉ có danh mục “Đặc điểm cá nhân” gồm địa chỉ email và nhóm máu là cá nhân chứ “không có gì là quá bí mật”. Ông Thu cũng khẳng định “công dân không phải bắt buộc kê khai” mục này và giải thích thêm: “Công an TP thu thập các thông tin này với nhiều mục đích phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, do không xác định được nhóm máu của nạn nhân nên rất khó khăn trong việc cấp cứu nạn nhân”.
Cũng trong buổi họp báo, ông Lê Học Thu thẳng thắn thừa nhận trong quá trình thực hiện đã xảy ra một số thiếu sót như cảnh sát khu vực không trực tiếp gặp công dân để giải thích, thu nhập thông tin mà giao cho tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin cho các hộ, công dân kê khai, khiến người dân không hiểu đầy đủ về việc này nên kê khai không đầy đủ; đồng thời khiến người dân lo ngại về tính bảo mật thông tin cá nhân. “Vừa qua, có việc tổ trưởng tổ dân phố tham gia quá trình thu thập thông tin dân cư, nhưng chỉ với nhiệm vụ phát tờ khai cho công dân, còn sau đó cảnh sát khu vực sẽ trực tiếp lấy tờ khai ấy và đem về trụ sở công an nộp lại cho trưởng hoặc phó công an phường để nhập dữ liệu vào máy tính. Với quy trình như trên, những thông tin trong phiếu thu thập bị rò rỉ là một khả năng vô cùng hiếm”, ông Thu nói và cho biết sau khi dư luận lên tiếng, việc thu thập dữ liệu sẽ do cảnh sát khu vực trực tiếp mang phiếu đến và thu phiếu về.
Video đang HOT
Hà An
Theo TNO
Thu thập thông tin cá nhân: Công an HN lên tiếng
Chánh văn phòng Công an TP Hà Nội cho biết việc thu thập thông tin dân cư nhằm thống nhất hệ thống văn bản về thông tin dân cư và cải cách thủ tục hành chính.
Chiều nay, 18/10, Công an TP.Hà Nội tổ chức họp báo liên quan đến việc "người dân Hà Nội phải kê khai 32 thông tin cá nhân".
Đại tá Lê Học Thu, Chánh văn phòng Công an TP Hà Nội cho biết việc thu thập thông tin dân cư nhằm thống nhất hệ thống văn bản về thông tin dân cư và cải cách thủ tục hành chính.
Căn cứ của việc thu thập dữ liệu dân cư thời gian qua là: Nghị định 90 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia quy định 22 danh mục thông tin công dân; Thông tư 81 của Bộ Công an về biểu mẫu quản lý cư trú gồm bản khai nhân khẩu (có 21 danh mục) và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (có 16 danh mục)...
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội (trái) và Đại tá Lê Học Thu (phải) trong buổi họp báo chiều 18/10
Công an Hà Nội đang thực hiện dự án "Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn 1 tại HN" để phục vụ UBND Thành phố Hà Nội cải cách thủ tục hành chính.
Ông Thu cho biết, việc thu thập này là tổng hợp tất cả dữ liệu với hơn 90 danh mục thông tin nhưng có hơn 30 danh mục trùng nhau. Công an Hà Nội đã tích hợp trong "Phiếu thu thập thông tin dân cư" gồm 32 danh mục thông tin.
Trong 32 danh mục trên có 1 danh mục là địa chỉ e-mail và 1 danh mục nhóm máu không quy định trong các văn bản nói trên. Tuy nhiên, Công an Hà Nội không bắt buộc công dân phải kê khai 2 danh mục này. Việc bổ sung 2 danh mục này nhằm phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Ông Thu nêu ví dụ, trên địa bàn có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, không xác định được nhóm máu của nạn nhân sẽ gây khó cho việc cấp cứu. Khi nắm được thông tin này, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn.
Việc thu thập thông tin được giao cho cảnh sát khu vực thực hiện đến từng người dân. Việc thu thập thông tin công dân này là việc làm thường xuyên của Công an TP Hà Nội.
Bản kê khai thông tin cá nhân
Tuy nhiên, người phát ngôn của Công an HN thừa nhận, quá trình thực hiện, một số cảnh sát khu vực đã thiếu sót khi không trực tiếp gặp công dân để thu thập thông tin, giải đáp thắc mắc mà lại giao cho tổ trưởng dân phố phát tờ khai. Việc này dẫn đến nhiều người không hiểu đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu của việc cung cấp thông tin.
"Công an thành phố đã tổ chức rút kinh nghiệm và chấn chính ngay lập tức những thiếu sót nêu trên" - Đại tá Lê Học Thu cho biết.
Trước câu hỏi "Với những thiếu sót vừa qua, liệu sau này có xảy ra việc một số công dân đã kê khai bị lộ, lọt thông tin, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự?", Đại tá Thu khẳng định sẽ không có chuyện này. Ông Thu cho biết, vừa qua ở một số nơi, tổ trưởng dân phố phát phiếu kê khai cho người dân nhưng tất cả đều đã được nộp về cho cơ quan công an. Công an thành phố vẫn thường xuyên chỉ đạo sát sao.
Theo Khampha
HN buộc dân kê khai 32 thông tin cá nhân làm gì? Bộ Tư pháp đã đề nghị Bộ Công an xem xét việc Công an TP. Hà Nội thu thập 32 thông tin của công dân thời gian qua. "Người dân Hà Nội phải kê khai 32 thông tin cá nhân" là chủ đề được quan tâm nhất tại cuộc họp báo Quý III do Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay (17/10). Công...