Công an Hà Nội đánh sập đường dây tiền ảo Cashback Pro trị giá hàng nghìn tỷ đồng
Từ năm 2019, Thoại đã mua lại dự án đồng tiền ảo CachBack Pro (CBP) từ nước ngoài về Việt Nam với mục đích kinh doanh tạo nhiều lợi nhuận…
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án vi phạm các quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp xảy ra tại Công ty Cổ phần BBA Toàn Cầu, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can đối với Thân Văn Thoại (SN 1984, trú tại: Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nôi; là Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu) và 7 đối tượng có liên quan.
Hoạt động của cty BBI Việt Nam khi bị tố cáo dấu hiệu bất minh
Theo điều tra, từ năm 2019, Thoại đã mua lại dự án đồng tiền ảo CachBack Pro (CBP) từ nước ngoài về Việt Nam với mục đích kinh doanh tạo nhiều lợi nhuận. Thông qua các đối tượng người nước ngoài, Thoại tạo các giao dịch ảo đồng thời quảng bá đồng tiền ảo được giao dịch trên một số trang web về tiền ảo trên thế giới.
Sau khi quảng bá đồng tiền ảo trên một số trang web, Thoại tạo lập ứng dụng mua bán hàng hóa được thưởng hoa hồng bằng tiền ảo CachBack Pro và trang web ứng dụng Speeding.vip (kêu gọi đầu tư, phát triển hệ thống để hưởng hoa hồng quy đổi ra tiền ảo), CBP Wallet (ví tiền ảo) để cung ứng đồng tiền kỹ thuật số CBP theo phương thức đa cấp.
Video đang HOT
Thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng “hoa hồng” trực tiếp và tiền trả thưởng nếu kết nối được cộng đồng hoặc tự mở tài khoản tham gia vào gói đầu tư trong mạng lưới do bản thân mình xây dựng.
Để phát triển hệ thống, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, Thoại chia các nhóm, cấp các tài khoản tiền ảo và chỉ đạo, hướng dẫn các đối tuợng là thủ lĩnh lãnh đạo (leader) các nhánh (team) gồm: Vũ Phong; Đinh Văn Tuệ; Lê Thị Xiềm… đi lôi kéo, thu hút người tham gia.
Thoại đã thành lập Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu để tổ chức các sự kiện đào tạo quảng bá, lấy trụ sở công ty. Mặc dù Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu và bản thân Thân Văn Thoại không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp, Thoại chỉ đạo các đối tượng: Tuệ, Xiềm, Phong, Yến… tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm tại trụ sở Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu (địa chỉ: Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) để rao giảng về quản lý tài chính, học làm giàu, từ đó quảng bá, giới thiệu về lợi ích của đồng coin CBP và việc tham gia cộng đồng Speeding.vip.
Nhóm đối tượng cũng đưa ra các chính sách để thu hút nhà đầu từ như: trả thưởng hoa hồng, sinh lợi hấp dẫn (lãi 0,5%/ngày, hoa hồng 12%-50% khi phát triển được nhánh trong hệ thống, hưởng lãi từ 29 cấp dưới, giá trị đồng CBP trong speeding.vip gấp hàng trăm lần giá trị ngoài thị trường); tặng một số lượng đồng coin nhất định khi nhà đầu tư mở tài khoản, chia nhà đầu tư thành nhiều tầng nấc, tổ chức du lịch 5 sao cho các nhà đầu tư nạp tiền vào hệ thống với số lượng lớn; chia thành nhiều gói đầu tư từ 1.000USD – 100.000USD, tham gia gói đầu tư càng cao “hoa hồng” càng lớn; lãi suất liên tục được thể hiện cộng vào tài khoản; có thể lập một lúc nhiều tài khoản tham gia hệ thống… để kích thích, thu hút nhà đầu tư tham gia tham gia;
Ngoài ra, Thoại cũng đặt quy ước khi tham gia cộng đồng: khóa chiều nạp CBP vào trong nền tảng Speeding.vip nên khi nhà đầu tư muốn tham gia bắt buộc phải mua số lượng coin của người thuộc tuyến trên (là thành viên trong cộng đồng Speeding). Mỗi người sẽ được kết nối hoặc giới thiệu cho 2 người hoặc tự mở cho bản thân được 2 tài khoản dưới chân, không hạn chế số tầng, lớp người tham gia, nhưng số “hoa hồn trả cho các nhà đầu tư sẽ dừng lại ở tầng thứ 29.
Với các thủ đoạn như trên trong khoảng thời gian từ tháng 3-2021 đến 11-6-2024, thông qua trang web ứng dụng Speeding.vip, Thân Văn Thoại cùng các leader đã tạo ra cộng đồng đầu tư với hàng trăm ngàn tài khoản tham gia với giá trị các gói đầu tư được thể hiện trên hệ thống lên đến hàng chục tỷ USD, xây dựng được nhiều tầng, mỗi tầng có nhiều nhánh nhỏ, kết nối hệ thống và hưởng lợi số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 25-6-2024, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án tố bị can đối với Thân Văn Thoại và 7 đối tượng liên quan.
Trước đó, ngày 22-8-2022, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Internet BBI Việt Nam.
Ngày 20-5-2024, Cơ quan CSĐT CATP đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Hồ Quốc Anh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Internet BBI Việt Nam và Thân Văn Thoại về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Công an Thành phố đề nghị những người đã tham gia vào các dự án BBI Mall, CashBackPro, tiền ảo CBP, SVIP, VNDO, Ví điện tử CBP Wallet, Future City… và các dự án khác có liên quan đến Công ty cổ phần Internet BBI Việt Nam, Công ty cổ phần BBA Toàn Cầu, các dự án do Thân Văn Thoại, Hồ Quốc Anh điều hành phát triển, đến trình báo và phối hợp với Cơ quan điều tra để xác minh làm rõ.
Kịp thời ngăn chặn nhiều vụ giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thời gian gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, người dân đã nâng cao tinh thần cảnh giác nên kịp thời ngăn chặn các vụ giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 13/6, ông K, sinh năm 1945, ở quận Long Biên (Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là cán bộ "Công an Hà Nội", thông báo ông liên quan đến đường dây buôn ma túy và rửa tiền.
Qua điện thoại, đối tượng tự xưng Công an yêu cầu ông K cung cấp thông tin số căn cước công dân và kê khai số tiền trong sổ tiết kiệm, nói phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm về, chuyển ngay tiền đó vào một tài khoản do người này cung cấp để "đảm bảo việc điều tra".
Nghe theo đối tượng, ngay sau đó, ông K đã rút toàn bộ 500 triệu đồng trong sổ tiết kiệm tại ngân hàng, cùng vợ cầm đến trụ sở Phòng giao dịch Đức Giang của Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô (địa chỉ 122 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên) để chuyển số tiền theo yêu cầu của đối tượng. Tiếp nhận yêu cầu của ông K, cán bộ phòng giao dịch đã cảnh giác, báo ngay đến cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Đức Giang cử cán bộ đến phòng giao dịch của ngân hàng, gặp gỡ, giải thích, tuyên truyền để ông K hiểu rõ phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi các cán bộ, chiến sĩ Công an phường Đức Giang đang hướng dẫn ông K về chiêu thức lừa đảo của tội phạm, đối tượng giả danh Công an vẫn gọi điện thúc giục ông K chuyển tiền.
Nhờ tinh thần cảnh giác và ý thức trách nhiệm của cán bộ ngân hàng và sự giải thích rõ ràng của Công an phường Đức Giang, ông K đã không mất số tiền lớn, vụ việc được ngăn chặn kịp thời, không xảy ra thiệt hại. Cũng trong tháng 6/2024, Công an phường Đức Giang phối hợp với phòng giao dịch của một ngân hàng trên địa bàn ngăn chặn vụ đối tượng dùng thủ đoạn lừa đảo 3 tỷ đồng nhằm vào 2 người cao tuổi.
Công an xã Tản Hồng, huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, vừa kịp thời ngăn chặn vụ giả danh cán bộ Công an lừa đảo trên không gian mạng, giúp người dân không chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo. Trước đó, sáng 7/6, bà K.T.L (sinh năm 1960, trú tại thôn La Phẩm 2, xã Tản Hồng) đến Công an xã trình báo bản thân nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ, tự xưng là cán bộ Công an, thông báo bà đang liên quan đến một vụ án ma túy lớn, yêu cầu lấy sổ tiết kiệm đi rút và chuyển số tiền 20 triệu đồng vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để chứng minh sự trong sạch.
Bà L nói không có tiền, chỉ có vàng, sau đó đối tượng yêu cầu bà đi bán vàng để chuyển khoản. Do lo sợ, bà L đã lấy 2 chỉ vàng để mang đi bán, trên đường đi, bà vào trụ sở Công an xã Tản Hồng để trình báo. Ngay sau đó, cán bộ Công an xã Tản Hồng đã xác định cuộc gọi trên là hành vi giả danh lực lượng Công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; giải thích rõ phương thức lừa đảo của đối tượng cho bà L hiểu và biểu dương tinh thần cảnh giác của bà.
Công an phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa phối hợp với nhân viên Ngân hàng BIDV ngăn chặn vụ lừa đảo bằng hình thức giả danh Công an gọi điện thoại đe dọa người dân. Khoảng 13 giờ 30 ngày 5/6, bà T (sinh năm 1944, trú phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) đến Ngân hàng BIDV tại 34D Lý Nam Đế để chuyển số tiền 410 triệu đồng. Khi nhân viên ngân hàng hỏi tài khoản ngân hàng gửi có phải người quen của bà T không, bà không trả lời và đứng lên ra về. Sau đó khoảng mấy phút bà quay lại với biểu hiện bất thường, lo lắng.
Nhân viên ngân hàng gặng hỏi thì bà T bỏ về. Nhân viên ngân hàng nghi ngờ bà T đã bị các đối tượng lừa đảo và có thể bị dẫn dắt ra ngân hàng khác chuyển tiền nên đã tìm đến tận nhà bà cố gắng giải thích cho bà hiểu nhưng bà không nghe hướng dẫn nên nhân viên ngân hàng đã gọi điện báo sự việc cho Công an phường Cửa Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, cán bộ Công an phường Cửa Đông đã có mặt và làm việc với bà T.
Qua trao đổi, bà cho biết đã bị các đối tượng tự xưng là Công an, Viện kiểm sát gọi điện nói bà liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy và yêu cầu bà chuyển toàn bộ số tiền đang có trong sổ tiết kiệm, sau khi chứng minh được nguồn tiền sẽ trả lại cho bà.
Sau khi được cán bộ Công an phường Cửa Đông phân tích, giải thích về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng bà T đã dừng việc chuyển tiền cho các đối tượng. Nhờ sự tận tình của nhân viên Ngân hàng BIDV và sự có mặt kịp thời của Công an phường Cửa Đông, bà T đã không chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo.
Lừa giúp khách nhận xe sớm, chiếm đoạt tiền tỉ chơi "tiền ảo" Minh là nhân viên thử việc được phân công tư vấn bán xe ô tô tại các showroom. Dù không có chức năng thu tiền bán hàng, nhưng Minh bịa ra chuyện nhận xe sớm và đề nghị khách hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân anh ta. Sau khi nhận được tiền, Minh sử dụng để chơi "tiền ảo" và bị...