Công an Hà Nội có tân Trưởng phòng Cảnh sát giao thông
Thượng tá Dương Đức Hải được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP. Hà Nội thay ông Đào Vịnh Thắng.
Ngày 26/10, Công an Hà Nội đã công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về tổ chức bộ máy mới.
Theo đó, ngoài việc sáp nhập Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt và Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thành Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội, thì thượng tá Dương Đức Hải (SN 1977, Trưởng phòng CSGT đường thủy) được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Cảnh sát giao thông thay ông Đào Vịnh Thắng nhận quyết định nghỉ chờ chế độ ngày 1/10 trước đó.
Thượng tá Dương Đức Hải, Trưởng phòng CSGT Hà Nội.
Công an TP Hà Nội ngoài các đơn vị quận, huyện và thị xã, thì hiện có 35 đơn vị cấp phòng và tương đương. Có 7 đơn vị hợp nhất, 3 đơn vị sáp nhập, 2 đơn vị giải thể chuyển giao chức năng nhiệm vụ sang các đơn vị khác.
Các đơn vị được thành lập mới trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập gồm: Phòng An ninh Đối ngoại; Phòng An ninh Đối nội; Phòng An ninh Kinh tế; Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao; Phòng CS QLHC về TTXH; Phòng CSGT; sáp nhập Phòng Viễn thông tin học, Phòng Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp vào Phòng Tham mưu; Phòng Hồ sơ; Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị; Bệnh viện CATP Hà Nội trực thuộc Phòng Hậu cần.
Đơn vị giải thể gồm có: Phòng truy nã tội phạm, chuyển giao nhiệm vụ truy nã tội phạm sang Văn phòng Cơ quan CSĐT; giải thể Ban Quản lý dự án xây dựng chuyển giao các dự án xây dựng về Phòng Hậu cần…
Video đang HOT
NGUYỄN PHƯƠNG
Theo VTC
Chuyện hòm thư thời đại 4.0 và niềm tin người dân trao gửi
Tin ở dân, lo cho dân, luôn lấy nhân dân làm mục tiêu phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ, nhiều năm qua, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của Công an Hà Nội đã thực sự phát huy hiệu quả. Trong số nhiều sáng kiến được người dân hết sức đồng tình ủng hộ, phải kể đến "Hộp thư tiếp nhận ý kiến nhân dân".
Đây được coi như một kênh thông tin hữu ích giúp lực lượng Công an cơ sở không những đấu tranh quyết liệt với tội phạm mà còn gắn kết, giải quyết tức thời những bức xúc thường nhật trong đời sống nhân dân.
Trân trọng đón nhận những thông tin từ người dân. Ảnh: Lam Thanh
Hòm thư số hóa thời đại công nghiệp 4.0
"Trước kia và ngay cả bây giờ, nếu không có những hòm thư như thế này thì chúng tôi cũng "gay" đấy" - Trung tá Phan Văn Bốn, Trưởng CAP Ngô Thì Nhậm (quận Hai Bà Trưng) cười khi chỉ vào chiếc hộp tôn treo ngay ngắn ngay bên ngoài trụ sở CAP. Rồi anh tiếp: "Thời đại công nghệ thông tin, nhà nhà, người người đều đã "số hóa" cách thức liên lạc. Thế nên mình không thể đứng ngoài thời cuộc, nhờ đó, sự can thiệp của lực lượng chức năng cũng luôn luôn kịp thời".
Không xa khu vực chợ Hòa Bình (tên thường gọi là chợ Trời) - địa bàn nhiều năm về trước vốn từng được coi là cực kỳ phức tạp bởi nạn trộm cắp và tiêu thụ của gian - phường Ngô Thì Nhậm đã vô tình trở thành vùng đệm an toàn để các đối tượng vi phạm pháp luật tạm lánh mỗi khi bị truy quét. Những ngày ấy, CAP rất vất vả trong việc giải quyết các sự vụ nhằm làm trong sạch địa bàn. Hòm thư tiếp nhận ý kiến nhân dân ra đời đã góp phần không nhỏ giúp lực lượng Công an có thêm một kênh thông tin trực tiếp từ quần chúng tham gia đấu tranh với các loại tội phạm và đến bây giờ vẫn phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, tội phạm ngày càng tinh vi, cách thức gây án cũng ngày càng xảo quyệt, đòi hỏi lực lượng Công an cũng phải có những biện pháp đối phó can thiệp tức thì. Vì vậy, thông tin qua điện thoại được coi như một hòm thư thứ hai mà nhiều năm nay CAP Ngô Thì Nhậm đặc biệt chú trọng. "Ngoài việc theo sát từng khu dân cư mình phụ trách, mỗi khi đi tuyên truyền vận động bà con, lực lượng CSKV còn thông báo số điện thoại đường dây nóng để mỗi khi có sự việc hay vấn đề nghi vấn thì nhân dân có thể thông báo ngay cho chúng tôi. Đặc biệt trong các tờ rơi gửi tới từng gia đình, bao giờ số điện thoại này cũng được CAP in rõ và ai cũng có thể lưu lại trong máy điện thoại di động của mình" - Trung tá Phan Văn Bốn nói.
Chính nhờ sự kịp thời này mà riêng từ đầu năm 2018 đến nay, CAP Ngô Thì Nhậm đã giải quyết hàng chục trường hợp vi phạm hành chính cũng như hình sự khiến người dân vô cùng tin tưởng. Điển hình như, chính nhờ sự thông báo qua điện thoại kịp thời từ người dân mà CAP đã tổ chức mật phục, theo dõi và tóm gọn các đối tượng phạm tội về ma túy là Phùng Minh Cường (SN 1975, trú tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) và Trần Anh Thư (SN 1993, trú tại Bạch Đằng, Ha Bà Trưng, Hà Nội) vào các ngày 9 và 23-8-2018.
Hay như hồi đầu năm, nhờ thông tin quần chúng báo qua tin nhắn, CAP đã tổ chức theo dõi nhiều ngày và bắt quả tang Vũ Trường Giang (SN 1979, ở phường Phúc Xá, Ba Đình) đến địa bàn phường trộm cắp xe máy. Hầu hết những đối tượng này đều từ nơi khác đến và có biểu hiện nghi vấn. Tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền để nhân dân luôn đề cao cảnh giác, phòng ngừa kẻ gian cùng với sự tiếp nhận kịp thời và xử lý có hiệu quả các thông tin từ nhân dân của CAP nên mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý.
CAP Ngô Thì Nhậm luôn phát huy những "kênh" thông tin tố giác tội phạm từ người dân
Khi dân tin thì công việc sẽ thuận
Cũng đề cao việc tiếp nhận thông tin từ nhân dân như CAP Ngô Thì Nhậm, Trung tá Lê Văn Toàn - Trưởng CAP Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, ngoài việc bám sát địa bàn của CSKV và công tác trinh sát của CSHS thì thông tin từ quần chúng là vô cùng quan trọng.
Với đặc thù địa bàn có dân cư trải rộng, CAP Xuân Đỉnh đã duy trì 13 hòm thư tiếp nhận ý kiến nhân dân tại tất cả các vị trí có CSKV phụ trách trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa nguồn lực trong nhân dân thì vị chỉ huy CAP này lại nghĩ, cách tốt nhất để thông tin giữa nhân dân và CAP luôn thông suốt thì Công an phải mang những hòm thư đóng góp ý kiến đến từng gia đình.
"Bây giờ thời đại mới rồi, bảo người dân có ý kiến gì thì viết ra giấy, rồi mang tới bỏ vào hòm thư đôi khi rất lách cách, mất thời gian, thậm chí là... quan liêu. Trong khi đó, chỉ cần một cú điện thoại là Công an có thể có thông tin trong nháy mắt. Mình cần dân thì phải tin và tạo điều kiện tối đa cho nhân dân chứ. Chính vì vậy, tôi luôn khuyến khích bà con khi có bất cứ vấn đề gì chỉ cần nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi" - Trung tá Lê Văn Toàn nói.
Kể từ khi khuyến khích cách "gửi thư" này, số lượng công việc mà CAP Xuân Đỉnh tăng đột biến. Trưởng CAP Xuân Đỉnh cười: "Vợ chồng mâu thuẫn, hàng xóm va chạm, thậm chí kể cả đổ rác làm mất vệ sinh trong khu dân cư, người dân cũng gọi Công an phường. Thành ra, chúng tôi cứ như tổ hòa giải, công việc bận còn hơn con mọn. Nhưng nói gì thì nói, người dân có tin chúng tôi thì họ mới gọi. Và cũng nhờ đó việc đấu tranh với tội phạm trên địa bàn của anh em cũng sẽ được nhàn hơn, bởi đâu đâu cũng có tai mắt nhân dân sẵn sàng giúp đỡ".
Còn nhớ hồi tháng 1-2018, qua thông tin từ nhân dân cho biết có một đối tượng khả nghi, CAP Xuân Đỉnh đã kiểm tra hành chính, xác định đối tượng là Cà Văn Hải (SN 1995, trú tại Chiềng Lao, Mường La, Sơn La) đang mang theo 1 con dao bấm. Từ đầu mối này, CAP đã đấu tranh khai thác và làm rõ Hải cùng đồng phạm là Lò Văn Lực (SN 1998, cùng quê Sơn La) đã nhiều lần trộm cắp tài sản trên địa bàn.
Hay như ngày 15-1-2018, nhờ quần chúng báo tin, CAP Xuân Đỉnh đã phối hợp với UBND phường kiểm tra hành chính một cơ sở sản xuất trên địa bàn có dấu hiệu sản xuất hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, lập biên bản xử phạt hành chính. Cũng cách đây không lâu, trên địa bàn phường có một vụ mâu thuân đất đai giữa 2 gia đình ở Tổ dân phố Cáo Đỉnh 3. Sự việc đã âm ỉ suốt nhiều năm và ngày càng trở nên gay gắt, nguy cơ xung đột rất cao do cả 2 không bên nào chịu nhường bên nào. Nhận thấy, mặc dù đây chỉ là sự việc hành chính và không thuộc thẩm quyền của mình, nhưng nếu CAP không trực tiếp can thiệp thì rất dễ xảy ra phức tạp ANTT. Chính vì vậy, Trung tá Lê Văn Toàn đã cử cán bộ xuống giải quyết và cùng UBND phường tháo gỡ xong "ngòi nổ" của mâu thuẫn này. Kết quả là 2 gia đình đã chịu ngồi lại với nhau để hòa giải.
"Việc tiếp nhận thông tin của nhân dân là rất quan trọng, nhưng cách xử lý kịp thời, khách quan và thấu đáo mới là chìa khóa của mọi vấn đề. Do đó, tôi vẫn nói với cán bộ chiến sỹ trẻ rằng, phải luôn coi việc của nhân dân cũng như công việc của chính nhà mình. Sử dụng hòm thư đóng góp ý kiến hay liên lạc qua điện thoại chỉ là phương tiện. Điều quan trọng là, chúng ta có tâm huyết với công việc, với những ý kiến của nhân dân hay không? Đôi khi, sự tận tụy của người chiến sỹ mới chính là thông điệp để nhân dân thương yêu và tin tưởng. Khi có lòng tin thì người dân sẽ luôn ủng hộ chúng ta", Trung tá Lê Văn Toàn chia sẻ.
"Việc tiếp nhận thông tin của nhân dân là rất quan trọng, nhưng cách xử lý kịp thời, khách quan và thấu đáo mới là chìa khóa của mọi vấn đề. Do đó, tôi vẫn nói với cán bộ chiến sỹ trẻ rằng, phải luôn coi việc của nhân dân cũng như công việc của chính nhà mình. Sử dụng hòm thư đóng góp ý kiến hay liên lạc qua điện thoại chỉ là phương tiện. Điều quan trọng là, chúng ta có tâm huyết với công việc, với những ý kiến của nhân dân hay không? Đôi khi, sự tận tụy của người chiến sỹ mới chính là thông điệp để nhân dân thương yêu và tin tưởng. Khi có lòng tin thì người dân sẽ luôn ủng hộ chúng ta"
Trung tá Lê Văn Toàn (Trưởng CAP Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Theo PLO
CSGT Hà Nội giúp bé trai 9 tuổi bị lạc về với gia đình Cảnh sát giao thông Hà Nội trong lúc làm nhiệm vụ đã phát hiện và đưa một bé trai khoảng 9 tuổi đi lạc tại cầu Chương Dương về với gia đình Vào khoảng 20h ngày 19/10, tổ công tác thuộc Đội CSGT số 1 (công an TP Hà Nội) gồm: Đồng chí Lê Quang Dương và đồng chí Đỗ Văn Đại trong...