Công an Hà Nội bắt đầu kiểm tra giấy đi đường mới ở các chốt
Sáng 8/9, lượng phương tiện di chuyển qua chốt kiểm soát tại cầu Nhật Tân khá đông. Lượng người có giấy đi đường mới chiếm chưa tới một nửa.
Sáng 8/9, tại chốt kiểm soát dịch cầu Nhật Tân, cán bộ làm nhiệm vụ tất bật kiểm tra giấy tờ của tài xế và phương tiện. Trong đó, có người dùng giấy kiểu mới, người dùng kiểu cũ, do chưa thể đồng bộ hoàn toàn.
Theo thông báo ngày 7/9 của lãnh đạo thành phố, Hà Nội cho phép người dân sử dụng giấy đi đường cũ. Cơ quan chức năng tiếp tục cấp giấy mới kết hợp nhập dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến khi đạt hiệu quả thì mới nhập hai loại giấy thành một. Lực lượng kiểm soát chỉ phạt người ra đường không có lý do thiết yếu theo quy định.
Đối với giấy đi đường kiểu mới (loại có mã QR code), lực lượng chức năng sẽ sử dụng phần mềm để kiểm tra. Màn hình sẽ hiển thị thông tin khai báo của người di chuyển, thời gian được phép đi lại, tuyến đường…
Một trường hợp xe cá nhân có giấy đi đường kiểu mới hợp lệ. Tuy nhiên người đi cùng trên xe không xuất trình được đầy đủ giấy tờ. Sau khi giải thích, đại úy Nhữ Quốc Hội yêu cầu chủ phương tiện quay đầu xe. Đại úy Hội cho biết: “Trong sáng nay, lượng phương tiện sử dụng giấy có mã QR code không nhiều, chỉ chiếm 40% tổng số. Chủ yếu là các phương tiện như taxi, cơ sở kinh doanh thiết yếu, các phương tiện di chuyển trong vùng 1″.
Các phương tiện qua chốt sẽ được kiểm tra giấy thông hành và khai báo y tế và quét mã QR code đối với các xe vận tải thuộc luồng xanh ưu tiên.
Xe vận tải của anh Bùi Quang Hải được yêu cầu dừng lại để kiểm tra trước khi lưu thông vào nội thành Hà Nội. Tuy nhiên khi kiểm tra qua phần mềm, mã QR code luồng xanh của xe anh Hải đã hết hạn. Anh và tài xế được yêu cầu xuống xe để xuất trình giấy tờ. Giấy xét nghiệm Covid-19 của một trong hai người cũng không còn hiệu lực. Xét thấy không đủ điều kiện lưu thông, lực lượng chức năng yêu cầu xe quay đầu để về bổ sung. “Vì nhiều loại giấy tờ quá nên tôi cũng sơ suất không kiểm tra kỹ. Rất may được các cán bộ nhắc nhở và tạo điều kiện để chúng tôi quay về hoàn thiện”, anh Hải nói.
Anh Nguyễn Đăng Đông có đầy đủ giấy đi đường nhưng chưa có khai báo y tế trên hệ thống. Anh Đông được yêu cầu vào chốt để đo thân nhiệt, hoàn thiện khai báo mới được tiếp tục di chuyển vào nội thành.
Một trường hợp di chuyển về hướng cầu Nhật Tân nhưng không xuất trình được giấy đi đường. Tài xế cho biết mình không có ý định vào nội thành mà chỉ qua chốt để vòng về nhà. Tuy nhiên, việc ra đường lúc này của anh là không hợp lý nên được yêu cầu về thẳng nhà và không được tái phạm lỗi.
10h, các phương tiện vẫn liên tục được yêu cầu dừng để kiểm tra tại chốt cầu Nhật Tân. TP Hà Nội tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân được cấp giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.
Tăng cường cảnh sát để tránh ùn tắc tại chốt kiểm tra giấy đi đường .Sáng 8/9, chốt kiểm soát vùng đỏ trên đường Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ để tránh ùn tắc trong quá trình kiểm tra giấy đi đường
Từ 6h ngày 8/9, Hà Nội xử lý nghiêm các trường hợp không có Giấy đi đường mới
Theo Công an TP. Hà Nội, bắt đầu từ 6h ngày 8/9, các chốt kiểm soát của thành phố sẽ kiểm soát người và phương tiện theo Giấy đi đường mới.
Người dân không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, "ai ở đâu thì ở đó", "người ở vùng nào thì ở vùng đó".
Bắt đầu từ 6h ngày 8/9, các chốt kiểm soát của Hà Nội sẽ kiểm soát người và phương tiện ra, vào thành phố, ra vào vùng 1 theo Giấy đi đường mới. Công an thành phố Hà Nội thông báo để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân biết, mong được chia sẻ, phối hợp, đồng hành để lực lượng Công an thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hà Nội yêu cầu người dân không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, "ai ở đâu thì ở đó", "người ở vùng nào thì ở vùng đó", phương tiện "được phép mới ra đường". Lực lượng chức năng sẽ kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Cảnh tượng ùn tắc trong sáng 6/9 khi người dân đi làm đầu tuần (Ảnh: Đinh Huy)
Trước đó, từ ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội lần thứ 4 với phương châm siết chặt hơn, quyết liệt hơn, phương án giãn cách phòng, chống dịch theo ba vùng ở 3 cấp độ khác nhau. Vùng 1 ("vùng đỏ") có nguy cơ rất cao phải tiếp tục thực hiện giãn cách triệt để theo Chỉ thị 16, nhiệm vụ trọng tâm là hạn chế lượng người ra đường tránh lây lan dịch bệnh. Hai vùng còn lại áp dụng Chỉ thị 15 hoặc cao hơn.
Công an thành phố tiếp tục duy trì và tăng cường các lực lượng cắm chốt, các tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gắt gao nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Tiếp tục kiểm soát tại các chốt ra vào thành phố, đồng thời lập thêm 39 chốt kiểm soát người và phương tiện ra, vào vùng 1 theo Giấy đi đường mới.
Để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho công tác cấp Giấy đi đường theo quy trình mới và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp nên trong 2 ngày 6 và 7/9, các lực lượng chức năng chỉ kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền những người ra đường thuộc nhóm được phép nhưng chưa có Giấy đi đường theo quy định mới. Cá nhân và người điều khiển phương tiện tiếp tục được sử dụng Giấy đi đường đã được cấp để phục vụ công tác kiểm tra khi có yêu cầu.
Để chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, TP. Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với Trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19 hoặc liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn.
Đồng thời, khai báo y tế hằng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.
Infographic: Quy trình cấp Giấy đi đường mới của 6 nhóm đối tượng (Thực hiện: Minh Trang)
Vụ cô gái trẻ nhảy cầu Nhật Tân tự vẫn: Thông tin bất ngờ Bất chấp lời khuyên can của mọi người, một cô gái trẻ đã nhảy cầu Nhật Tân (Hà Nội) xuống sông Hồng tự tử. Tuy nhiên may mắn, sau khi nhảy xuống sông, cô gái đã tự bơi vào bờ. Tối ngày 30/8, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một cô gái đứng trên cầu Nhật...