Công an giả từ Trung Quốc tràn sang Đông Nam Á
Những kẻ lừa đảo đã giả làm công an, kiểm sát viên và nhân viên ngân hàng phối hợp lừa tiền của người dân sống tại Trung Quốc.
Những kẻ lừa đảo ở Trung Quốc đang chuyển địa bàn hoạt động đến Đông Nam Á để tránh sự trấn áp của Bắc Kinh, theo cảnh sát Indonesia. Tuần này, cảnh sát ở Jakarta đã bắt giữ 85 công dân Trung Quốc tình nghi điều hành một đường dây lừa đảo bằng cách giả làm công an.
Trong vụ lừa đảo liên quan đến người Trung Quốc mới nhất bị phát hiện tại khu vực, những kẻ lừa đảo đã giả làm công an, kiểm sát viên và nhân viên ngân hàng để lừa tiền của các nạn nhân sống tại Trung Quốc, theo South China Morning Post.
“Chúng bảo với các nạn nhân rằng họ gặp rắc rối về pháp lý và yêu cầu tiền để giải quyết vấn đề”, giám đốc cảnh sát Jakarta Gatot Eddy Pramono nói hôm 25/11.
Một số kẻ lừa đảo giả làm nhân viên ngân hàng để đưa ra các chương trình đầu tư và thuyết phục nạn nhân chuyển tiền vào ngân hàng ở Trung Quốc.
Một số kẻ lừa đảo giả làm nhân viên ngân hàng để đưa ra các chương trình đầu tư. Ảnh: SCMP.
“Lý do chúng đến Indonesia là đang có trấn áp ở Trung Quốc, chúng phải trốn ra nước ngoài vì không thể hoạt động trong nước được nữa”, ông Gatot cho hay.
Video đang HOT
Vụ lừa đảo mới nhất, với tổng số tiền bị lừa lên đến 2,5 triệu USD, tiếp nối một loạt vụ khác trong đó các băng nhóm do người Trung Quốc điều hành ở Đông Nam Á nhắm vào người dân ở Trung Quốc đại lục.
Tuần trước, Malaysia đã bắt giữ 680 người Trung Quốc tình nghi điều hành một đường dây lừa đảo qua mạng ở Cyberjaya. Năm ngoái, một đường dây lừa đảo bằng cách giả làm công an bị phát hiện tại Bali, Indonesia, khiến 103 người Trung Quốc bị bắt. Trong vụ này, một nạn nhân bị lừa số tiền lên đến 500.000 USD.
Hồi tháng 9/2018, cảnh sát Indonesia đã bắt 18 người từ Trung Quốc đại lục và 29 người từ Đài Loan trong một đường dây giả danh công an khác ở đảo Riau thuộc Sumatra. Trong khi đó, cảnh sát Singapore cũng cho biết họ đã thấy sự tái xuất hiện của những trò lừa đảo bằng cách giả làm quan chức Trung Quốc.
Tuần trước, Malaysia đã bắt giữ 680 người Trung Quốc tình nghi điều hành một đường dây lừa đảo qua mạng ở Cyberjaya. Ảnh: AP.
Cơ quan chức năng ở đảo quốc sư tử cho biết các nạn nhân sống tại Trung Quốc đã bị lừa tổng cộng ít nhất 3,5 triệu USD trong 65 vụ trong khoảng giữa tháng 1 và tháng 4 năm nay. Những kẻ lừa đảo thậm chí còn cải tiến hoạt động để có thể phục vụ việc chuyển giao tiền Bitcoin.
Ông Gatot nói các nghi phạm trong vụ mới bị phát hiện đã bị bắt tại 6 địa điểm ở Jakarta, bên cạnh một người bị bắt ở Malang, phía đông đảo Java.
Họ đều đến Indonesia bằng visa du lịch và đã ở tại đây từ 3 đến 4 tháng. Tất cả nạn nhân đều ở Trung Quốc và chiến dịch bắt giữ được thực hiện với thông tin từ chính phủ Trung Quốc.
Ông Gatot nói các nghi phạm là một phần của mạng lưới lớn hơn mà cảnh sát hy vọng sẽ triệt hạ được trong 2 tuần tới.
Theo news.zing.vn
Kiến nghị xử lý ông Lê Hoàng Quân: Ông Quân nói gì?
Bị cơ quan công an kiến nghị xử lý, ông Lê Hoàng Quân cho biết "cảm thấy mệt và không muốn thanh minh".
Cụ thể, trên tờ Thanh Niên ngày 29/8 dẫn lời ông Lê Hoàng Quân - nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ: "Ở thời điểm này, tôi cảm thấy mệt và không muốn thanh minh nhiều".
"Điều gì tới sẽ tới thôi!", ông Quân nói thêm
Ông Lê Hoàng Quân, 66 tuổi, là Chủ tịch UBND TP HCM từ năm 2011 đến 2016, đồng thời là Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước (Ban chỉ đạo 09).
Ông Quân trong buổi trả lời chất vấn các đại biểu HĐND thành phố năm 2014. Ảnh: VnE
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực xây dựng và quản lý đất đai là ông Nguyễn Hữu Tín, còn Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hồng phụ trách kinh tế.
Ông Lê Hoàng Quân - được xác định là người có liên quan trong vụ giao khu đất 15 Thi Sách (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) trái pháp luật cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") làm chủ tịch HĐQT.
Theo cơ quan điều tra, vào giữa năm 2015, TP HCM nhận được công văn của Bộ Công an đề nghị cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "Nhôm" làm giám đốc) thuê khu đất rộng 2.300 m2 tại 15 Thi Sách (quận 1). Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Tín không báo cho Chủ tịch TP HCM Lê Hoàng Quân, Ban chỉ đạo 09 tham mưu, mà tự ý bút phê "giao Sở Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn thủ tục".
Ông Tín và 4 người khác đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Khoản 3, Điều 219 BLHS 2015. Ông Tín bị cho là biết rõ khu đất là tài sản của Nhà nước nhưng vẫn giao cho Vũ "Nhôm" trái quy định.
Với ông Lê Hoàng Quân, bà Nguyễn Thị Hồng và các thành biên Ban chỉ đạo 09 khác là Đào Thị Hương Lan (nguyên Giám đốc Sở Tài chính), Trần Nam Trang (nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính) có trách nhiệm về sai phạm của ông Tín.
Bởi ông Quân và Ban chỉ đạo 09 nhận được các công văn do ông Tín ký, có nội dung chấp thuận cho công ty của Vũ "Nhôm" được ký hợp đồng thuê đất, khấu trừ tiền thuê đất nhưng không có ý kiến gì.
Về việc này, Cơ quan CSĐT nhận thấy chưa đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự cựu Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân và các thành viên Ban 09.
Tuy vậy, CQĐT cũng cho rằng, cần kiến nghị UBND TPHCM có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với ông Lê Hoàng Quân và các cá nhân khác vì đã không có ý kiến gì khi nhận được văn bản quyết định do ông Nguyễn Hữu Tín ký giao đất cho Công ty CP XD Bắc Nam 79.
An An (tổng hợp)
Theo baodatviet
Truy tố anh rể hờ hiếp dâm em vợ là du học sinh Mỹ VKS cáo buộc Lê Phú Cự tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111 BLHS có khung hình phạt từ hai đến bảy năm tù. Mới đây, VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng chuẩn bị hồ sơ chuyển sang tòa cùng cấp để xét xử ông Lê Phú Cự (SN 1968, ngụ quận 1) bị truy tố về tội hiếp dâm. Theo...