Công an được quyền tự tiện đòi vào nhà kiểm tra cư trú, giấy tờ?
Mới đây, mạng xã hội xôn xao về đoạn video công an khu vực Q.Đống Đa, Hà Nội đi kiểm tra cư trú vào giữa đêm nhưng không được chủ nhà mở cửa vì cho rằng không có lệnh khám xét hoặc giấy tờ liên quan.
Theo nội dung đoạn video, người mặc sắc phục công an yêu cầu kiểm tra cư trú và tranh cãi với người dân tại đây. Mới chỉ đăng tải 1 ngày nhưng video đã có gần 700.000 lượt xem, và gần 10.000 lượt chia sẻ.
Như vậy, người thực thi công vụ đi kiểm tra hộ khẩu, căn cước cần trình những văn bản nào để có thể vào nhà dân kiểm tra? Người dân cần làm gì khi được kiểm tra?
Luật quy định việc kiểm tra cư trú
Luật sư (LS) Lê Việt Hùng (Hãng luật Minh Mẫn, TP.HCM) cho biết, Khoản 2, Điều 9, Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định: cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát CMND của công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý.
Ngoài ra, Quyền kiểm tra cư trú của công an được quy định tại Khoản 4, Điều 26, Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an như sau: “Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia”.
Trung úy công an tên Bắc đi kiểm tra cư trú giữa đêm – Ảnh cắt từ clip
Cần những giấy tờ gì thì mới được vào nhà người dân?
Nếu không có “Văn bản” thì người dân có quyền không chấp hành việc cho kiểm tra cư trú. “Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Theo LS Nguyễn Văn Quynh (Đoàn LS TP Hà Nội), chưa có quy định cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật cư trú về người kiểm tra phải chứng minh những giấy tờ gì khi yêu cầu kiểm tra nhà dân.
Video đang HOT
Trong khi tại Điều 26 Thông tư 35/TT – BCA chỉ quy định về hình thức kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra cư trú mà không quy định về quy trình kiểm tra cán bộ, người có thẩm quyền, phải chứng minh có những giấy tờ gì.
LS Quỳnh giải thích: Khoản 1 có quy định “Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự” như vậy điều luật này quy định đương nhiên muốn kiếm tra định kỳ thì phải có thông báo, đột xuất thì phải có văn bản là đương nhiên.
Nếu không có “văn bản” thì người dân có quyền không chấp hành việc cho kiểm tra cư trú.
“Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”, LS Quýnh nhận định.
Ngoài ra, LS Quynh cũng cho rằng việc khám xét chỗ ở do luật định. Do đó, để tránh trường hợp gây khó khăn, mạo danh, xâm phạm chỗ ở, khi thực hiện việc kiểm tra cư trú thì Bộ công an cần ban hành, bổ sung và làm rõ quy định này để mọi người dân biết chấp hành.
Trụ sở công an phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội). ( Ảnh PhapluatPlus)
Dễ dẫn đến lạm quyền
LS Lê Việt Hùng ý kiến, không có quy định về giờ giấc đi kiểm tra trong các văn bản pháp luật về cư trú. Cụ thể, Khoản 1, Điều 26, Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Do đó, Công an có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào.
Theo đánh giá của LS Lê Việt Hùng đây là một quy định mà có thể dẫn đến sự lạm quyền của ngành công an.
Tuy nhiên, theo LS Hùng, Điều 8, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) quy định rằng không ai được xâm phạm chỗ ở, việc khám xét chỗ ở khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này.
“Điều 140 bộ luật này quy định việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”, LS Hùng nói.
Kiểm tra chỗ ở không đúng theo quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào? LS Lê Việt Hùng cho biết Điều 124 BLHS năm 1999 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân như sau: 1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Theo LS Nguyễn Văn Quynh, trong trường hợp công an đi kiểm tra đúng quy định yêu cầu mà người dân không xuất trình sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; Ngoài ra, nếu không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đối với hành vi không xuất trình CMND, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Theo Thanh Niên
Nguy cơ "trắng tay" từ tài sản thế chấp đồng sở hữu
Sổ hộ khẩu vẫn được coi là căn cứ pháp lý để quản lý hành chính về số lượng nhân khẩu, dù hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định.
Ngân hàng "lờ" đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật
Do đó, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn từ những hợp đồng thế chấp nhà đất nếu "lờ" đi yếu tố "đồng sở hữu"tại sổ hộ khẩu.
Hầu hết nhà băng sẽ ưu ái cấp tín dụng có tài sản đảm bảo và bất động sản là ưu tiên hàng đầu khi nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, dạng tài sản đảm bảo này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là bất động sản đồng sở hữu. Hoạt động xét xử tại tòa án cho thấy, nhiều hợp đồng thế chấp đứng trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Ngân hàng viện dẫn nhiều lý do mong có thể thu hồi vốn, song khó được chấp thuận.
Vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra mới đây mà nguyên đơn là một ngân hàng thương mại chờ xem xét ở giai đoạn phúc thẩm là minh chứng. Do bị tòa cấp sơ thẩm tuyên vô hiệu 3 hợp đồng thế chấp (gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc hộ gia đình), nhà băng này đã kháng án để đòi nợ số tiền hơn 13 tỷ đồng. Trong trường hợp bị đơn không trả được nợ, ngân hàng đề nghị được xử lý toàn bộ số tài sản thế chấp nêu trên.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đã nhận định, tuy không có văn bản pháp luật nào quy định sổ hộ khẩu là căn cứ xác định số lượng thành viên trong hộ, song hiện nay, sổ hộ khẩu vẫn là một loại căn cứ pháp lý đang được áp dụng thống nhất trong cả nước để quản lý hành chính nhằm xác định số lượng hộ gia đình, cũng như các thành viên trong hộ. Con cái được khai sinh nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình đúng thủ tục hành chính đương nhiên là thành viên của hộ gia đình đó. Do vậy, việc ngân hàng "lờ" đi các thành viên khác trong hộ gia đình tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp là vi phạm quy định pháp luật.
Trong khi đó, lập luận của ngân hàng trong đơn kháng cáo thể hiện sự trái chiều.
Ngân hàng cho rằng, giấy cho tặng thể hiện chủ sở hữu được thừa kế quyền sử dụng đất từ đời cha mẹ và không đề cập tới thế hệ sau (tức là đời con cái). Căn cứ vào cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này là việc tặng, cho tài sản. Ngân hàng mặc nhiên rút ra kết luận, nhà đất trên không phải là tài sản đồng sở hữu. Do đó, khi ký hợp đồng thế chấp, ngân hàng bỏ qua những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Trong hợp đồng khác, ngân hàng cũng khẳng định, dựa vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, những người trong hộ gia đình không phải là đồng sở hữu đối với tài sản.
Trong một vụ việc tương tự, ngân hàng đã không đưa người vợ vào hợp đồng thế chấp, dẫn đến hợp đồng không được tòa án chấp thuận. Bản án bị trả lại cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
Khái niệm "hộ gia đình" đã được nêu chi tiết trong Bộ luật Dân sự. Đó là, các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 109, Bộ luật Dân sự cũng quy định, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.
Tại Điều 16, Quy định 217 của Ngân hàng Nhà nước, tài sản thế chấp thuộc sở hữu của nhiều người (từ 2 người trở lên) phải được cam kết bằng văn bản của những người đồng sở hữu đồng ý giao cho người đại diện vay vốn và ký hợp đồng thế chấp. Tài sản thế chấp của hộ gia đình phải có cam kết của những thành viên đồng sở hữu trong gia đình.
Ngân hàng phải đánh giá, kiểm định để xác định số lượng, giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký hợp đồng.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Lỗi thẩm định, chủ nợ lâm "thế bí" Cẩu thả trong khâu thẩm định, thậm chí "phớt lờ" tính pháp lý của tài sản đảm bảo, dẫn đến hợp đồng thế chấp có khả năng bị tuyên vô hiệu. Rủi ro này khiến chủ nợ là ngân hàng lâm vào "thế bí". Tài sản đảm bảo chính là "phao cứu sinh" của ngân hàng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng...