Công an dùng nhục hình đối với ông Nguyễn Thanh Chấn
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong cho biết phát hiện điều tra viên đã dùng nhục hình trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn.
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong – Ảnh: Việt Dũng
Báo cáo của đại diện VKSND tối cao tại phiên giải trình về việc thu thập đánh giá chứng cứ, chống bức cung nhục hình do Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội tổ chức ngày 11-9 tại Hà Nội cho thấy điều tra viên đã dùng nhục hình đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (53 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang).
Bà Lê Thị Nga, phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư pháp của Quốc hội đặt vấn đề tại phiên chất vấn tháng 11-2013, đại biểu có hỏi 3 người đứng đầu ngành tư pháp rằng vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn có bức cung nhục hình hay không, Chánh án tòa án nhân dân tối cao đã trả lời các đại biểu hãy chờ cơ quan tư pháp điều tra, xem xét mới có câu trả lời. Tôi muốn hỏi đến giờ này, Viện kiểm sát điều tra có việc bức cung nhục hình không, kết quả điều tra đến đâu?
Video đang HOT
Trả lời vấn đề này, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong cho biết vụ ông Nguyễn Thanh Chấn chưa phát hiện bức cung nhưng phát hiện điều tra viên phạm tội dùng nhục hình theo điều 298 Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, điều tra viên trong vụ án ông Chấn là Nguyễn Hữu Tân đã chết nên không xử lý được.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: “Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, điều tra viên có thiếu sót lớn trong thu thập và đánh giá chứng cứ. Hai việc đã rõ là lời khai của nhân chứng, họ nói rõ thời điểm xảy ra vụ án, ông Chấn đang gọi điện thoại. Chứng cứ thứ hai là kết quả khám nghiệm hiện trường có vết bàn chân được cơ quan điều tra lưu giữ đến nay đã hơn 10 năm. Năm 2013, giám định lại thì thấy đó là dấu vết chân của Lý Nguyễn Chung. Các điều tra viên rất yếu kém”.
Theo ông Nguyễn Hữu Phong, sau vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, có nhiều đơn gửi đến lãnh đạo ngành tư pháp trung ương. Bộ Công an, VKSND tối cao, Tòa án ND tối cao đã lập tổ xác minh các vụ án có đơn kêu oan kéo dài.
Kết quả đã ban hành kháng nghị đối với hai vụ án ở Bắc Giang là bà Đỗ Thị Hằng và ông Hàn Đức Long, vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận cũng đã có kháng nghị, vụ án Lê Bá Mai ở Bình Phước cũng đã giao cho liên ngành nghiên cứu xác minh thêm, 4 vụ có đơn kêu oan khác cũng đang được xem xét giải quyết.
Theo Tuoitre
Ông Nguyễn Thanh Chấn đòi tiền bồi thường cho cả người thân
Sau khi được TAND tối cao hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường, ông Nguyễn Thanh Chấn (53 tuổi, trú tại Thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) vừa gửi đơn lần hai tới TAND tối cao đòi bồi thường tổng cộng 9,3 tỉ đồng. So với đơn gửi lần trước, ông Chấn yêu cầu bồi thường thêm khoảng 100 triệu đồng.
Ông Chấn yêu cầu tòa bồi thường cho vợ mình, bà Nguyễn Thị Chiến khoản tiền 1 tỉ đồng - Ảnh: Hoàng Anh
Theo đơn, ông Chấn yêu cầu khoản tiền bồi thường đối với 3.699 ngày bị tù oan là hơn 584 triệu đồng. Ngoài mức quy định của pháp luật, ông và gia đình yêu cầu được bồi thường thêm 2 tỉ đồng để bù đắp thiệt hại về danh dự, nhân phẩm mà ông phải chịu. Đáng chú ý, trong đơn ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu TAND tối cao bồi thường hơn 3,6 tỉ đồng cho người thân là mẹ, vợ và con của ông. Đơn nêu rõ, mẹ ông là vợ liệt sĩ và ông là con trai duy nhất, trong suốt 10 năm đi tù mẹ ông không ai chăm sóc, nương tựa nên ông yêu cầu bồi thường cho mẹ ông 1 tỉ đồng. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Chiến trong 10 năm suy sụp tinh thần nhưng vẫn bỏ công sức đi điều tra, tìm tung tích hung thủ để cung cấp cho cơ quan điều tra, ông Chấn yêu cầu bồi thường vợ 1 tỉ đồng. 4 người con không được học hành, bị bạn bè khinh bỉ, mẹ đi kêu oan, không ai chăm lo nên ông đề nghị tòa bồi thường 1,6 tỉ đồng.
Với thiệt hại về sức khỏe, ông Chấn yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội bồi thường hơn 83 triệu đồng. Về thu nhập thực tế bị mất, ông Chấn yêu cầu được bồi thường hơn 1,6 tỉ đồng. Ngoài ra, còn một số chi phí khác như: tiền thuê luật sư bảo vệ, chi phí trước đây những người trong gia đình ông đi dự tòa, tiền để vợ chồng ông mua thuốc bổ, chi phí vợ ông đi kêu oan, chi phí gia đình thăm nuôi ông tại trại giam.
Ngoài bồi thường vật chất, trong đơn ông Chấn cũng yêu cầu TAND tối cao phải tổ chức công khai cải chính, xin lỗi ông theo đúng quy định của pháp luật vì đã kết án oan cho ông.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, luật sư Vũ Thị Nga, người trợ giúp pháp lý cho ông Chấn, cho biết việc yêu cầu bồi thường đối với người thân của ông Chấn được căn cứ theo luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước gồm các khoản về chi phí hợp lý và thiệt hại thực tế.
Theo_Vietbao
Ông Chấn đòi 9,3 tỷ tiền bồi thường và chiếc xe đạp cũ Lần 2 gửi đơn cho TAND Tối cao, ông Nguyễn Thanh Chấn muốn được Tòa bồi thường tổng cộng 9,3 tỷ đồng và trả lại chiếc xe đạp thống nhất cũ. Theo tin tức nhận được, ngày 9/9, ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) - người bị án oan phải ngồi tù 10 năm cho...