Công an Đà Nẵng được đào tạo ngoại ngữ
Hơn 2.500 lượt cán bộ, chiến sĩ công an Đà Nẵng sẽ được đi học ngoại ngữ để thuận lợi hơn khi giao tiếp, làm việc với khách nước ngoài.
Theo kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng công an thành phố, người được đào tạo là cảnh sát giao thông, xuất nhập cảnh, quản lý hành chính, cán bộ điều tra, cảnh sát khu vực, an ninh quận, huyện…
Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng làm thủ tục nhập cảnh, tháng 1/2020. Ảnh: Nguyễn Đông.
Từ năm 2020 đến 2024, thành phố sẽ tổ chức 48 lớp căn bản cho 1.440 cán bộ, chiến sĩ; từ năm 2025 đến 2030 đào tạo 36 lớp nâng cao cho 1.080 cán bộ, chiến sĩ đã qua lớp căn bản. Tổng kinh phí hơn 14,1 tỷ đồng từ ngân sách.
Video đang HOT
Ở giai đoạn 1, chứng chỉ tiếng Anh được cấp cho những người đạt trình độ bậc 2/6; tiếng Trung và tiếng Hàn đạt trình độ 1/6. Giai đoạn 2, chứng chỉ tiếng Anh sẽ đạt trình độ 3/6; tiếng Trung và tiếng Hàn đạt 2/6.
Công an thành phố đã ký biên bản ghi nhớ việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ chiến sĩ với Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, thời gian 10 năm. Các lớp sẽ được sắp xếp cho phù hợp với thời gian làm việc của từng cán bộ, chiến sĩ.
Khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng ngày càng nhiều, năm 2019 là 3,7 triệu lượt. Nhiều du khách vi phạm pháp luật, năm 2019 có gần 700 người. Do trình độ và năng lực giao tiếp ngoại ngữ của cán bộ, chiến sĩ công an còn hạn chế, việc thụ lý, giải quyết các sự việc mất nhiều thời gian.
Thống kê hiện nay Đà Nẵng chỉ 38 cán bộ được đào tạo cơ bản ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung.
Bộ Y tế sẽ có kênh thông tin về dịch Covid-19 cho người Hàn Quốc
Đại diện Bộ Y tế cho rằng khi người Hàn Quốc nắm bắt đầy đủ thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, họ sẽ hiểu và hợp tác với phía Việt Nam.
Trao đổi với Zing.vn ngày 25/2, ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), cho biết trong vài ngày tới, Bộ sẽ bổ sung kênh thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 bằng tiếng Hàn Quốc. Việc này nhằm giúp du khách, người lao động nước Hàn Quốc tại Việt Nam tiện theo dõi.
"Chúng ta mới có kênh thông tin tiếng Việt khiến người ngoại quốc khó nắm bắt tình hình. Trong ít ngày tới, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường sẽ bổ sung tổng đài, kênh thông tin bằng tiến Hàn Quốc, có thể cả tiếng Trung Quốc", ông Doãn Ngọc Hải thông tin.
Ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế). Ảnh: Quang Huy.
Ông Hải nhận định do chưa nắm bắt thông tin, biện pháp cách ly phòng dịch tại Việt Nam nên vụ việc 22 du khách Hàn Quốc tại Đà Nẵng từ chối vào khu cách ly, phòng dịch do virus corona mới xảy ra. Khi họ hiểu và hợp tác với phía Việt Nam, sự việc tương tự sẽ không còn.
Ngoài ra, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đang nghiên cứu các biện pháp cách ly, khử khuẩn mới như thiết bị khử trùng tại chỗ không cần dùng dung dịch, các cổng ra vào phun thuốc khử khuẩn toàn thân cho nhiều người cùng lúc.
"Ngoài đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm trực chiến với dịch bệnh, các nhà khoa học cũng làm việc không ngừng để đưa ra đóng góp ứng phó dịch Covid-19", Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường chia sẻ.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, TP.HCM hiện có hơn 90.000 người Hàn Quốc sinh sống, làm việc và học tập. Trong đó, nơi tập trung nhiều người Hàn Quốc nhất là quận Tân Bình, quận 2, quận 7.
Theo Zing
Trắng đêm trông cây ở chợ hoa Tết Dưới trời đêm lạnh, những người dân bán cây cảnh trên đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu - Đà Nẵng) thay nhau thức đêm để trông coi tài sản lên đến hàng trăm triệu những ngày cận tết Canh Tý. Mỗi dịp tết đến xuân về đó cũng là lúc những tiểu thương từ khắp các tỉnh thành miền Trung đổ về...