Công an chốt trên bờ, dưới sông ngăn chích điện bắt cá phóng sinh tiễn ông Táo
Lực lượng công an chốt trên bờ, dưới sông Sài Gòn, đoạn qua khu vực người dân hay phóng sinh cá tiễn ông Táo để xử lý, ngăn chặn các đối tượng chích điện, bắt cá.
Sáng 2/2 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), nhiều người dân TP.HCM tổ chức lễ cúng ông Táo chầu trời theo phong tục truyền thống. Trong đó có hoạt động thả cá phóng sinh.
Chùa Diệu Pháp (phường 13, quận Bình Thạnh) là địa điểm quen thuộc được người dân thường xuyên đem cá đến phóng sinh, tiễn ông Táo. Từ sáng sớm, người dân đã đến đây để thả cá chép…
Những năm trước, khu vực này luôn là ‘điểm đen’ mất trật tự do một số đối tượng sử dụng ghe máy, tàu thuyền để chích điện bắt cá gây phản cảm.
Năm nay, tại chùa Diệu Pháp, lực lượng Tàu kiểm ngư TP.HCM, Cảnh sát đường thuỷ Công an TP.HCM, Công an phường 13 được huy động để phối hợp tuần tra, kiểm soát từ dưới sông đến trên bờ. Việc này giúp kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đánh bắt thuỷ sản trái phép.
Do đó, người dân không còn phải lo lắng với tình trạng cá vừa phóng sinh đã bị chích điện, vây bắt nữa.
Trung tá Lê Xuân Thịnh – Phó trưởng Công an phường 13 (quận Bình Thạnh) cho biết: “Năm nay, Chi Cục thuỷ sản TP.HCM đã có văn bản đề nghị Công an phối hợp tuần tra, xử lý. Sáng nay, Công an phường 13 cử 6 cán bộ tham gia cùng lực lượng tàu kiểm ngư tuần tra, kiểm soát để người dân yên tâm thả cá”.
Thả cá chép phóng sinh sau lễ cúng ông Táo là phong tục truyền thống dân tộc.
Video đang HOT
Người dân TP.HCM đổ về khu vực chùa Diệu Pháp để phóng sinh cá.
Lực lượng Công an phường 13, quận Bình Thạnh túc trực trên bờ sông Sài Gòn để bảo đảm an ninh, trật tự.
Dưới sông có lực lượng Tàu kiểm ngư TP.HCM, Cảnh sát đường thuỷ Công an TP.HCM trực chốt, ngăn chặn nạn bắt cá trái quy định.
Một số người thuê ghe, chở cá ra giữa dòng để phóng sinh.
Người dân thả cá chép giữa sông Sài Gòn
Chủ nhân clip thả cá khủng gây xôn xao: Không phải chỉ có 1 con
Cách đây không lâu, đoạn clip ghi lại cảnh phóng sinh cá hải tượng long đã trở thành chủ đề bàn tán của dư luận.
Chứng kiến cảnh một chú cá khổng lồ được thả xuống sông, rất nhiều người đã đưa ra ý kiến trái chiều.
Hình ảnh một nhóm người phóng sinh cá hải tượng long thu hút sự chú ý. (Ảnh: (Ảnh cắt từ clip Infonet)
Tài khoản đăng tải đoạn clip đính kèm dòng trạng thái: "Phóng sanh cá hải tượng 90kg. Hoan hỉ! Hoan hỉ". Nhiều người cho rằng thức ăn của hải tượng long vốn là những loại cá nhỏ hơn, vì thế việc thả nó xuống sông sẽ gây mất cân bằng sinh thái.
Cá hải tượng thường có kích thước rất lớn. (Ảnh: Kiến Thức)
Chủ nhân đoạn clip nói gì?
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã chính thức lên tiếng. Theo đó, Bộ yêu cầu Thanh tra Chi cục Thủy sản TP.HCM vào cuộc xác minh nguồn gốc con cá hải tượng được thả ra môi trường.
Nhiều người cho rằng thả cá hải tượng ra môi trường là không nên. (Ảnh cắt từ clip Infonet)
Trưa ngày 15/8, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) xác nhận trên báo Thanh Niên cho biết sau khi nắm thông tin sự việc, chính ông đã trực tiếp gọi điện cho Thanh tra Chi cục thủy sản TP.HCM đề nghị làm rõ địa điểm cũng như những người tham gia thả cá hải tượng.
Cơ quan chức năng hiện đang làm rõ địa điểm cũng như những người tham gia thả cá hải tượng. (Ảnh cắt từ clip Infonet)
Về phía chủ nhận đoạn clip, thông tin từ báo Thanh Niên được biết đó là anh B.B. Anh B. giải thích, hơn 2 tháng trước anh đi phá từ huyện Bình Chánh, TP.HCM đến Cần Giuộc, Long Anh thì thấy nhóm người đang thả cá nên quay lại.
"Tôi được biết là con cá hải tượng long đó của một anh nào đó, vì nuôi lớn không muốn nuôi nữa nên mới thả đi. Thực ra không phải thả 1, mà có tới tận 6 con xuống sông, mỗi con khá lớn", anh B. nói.
Cá hải tượng vốn là sinh vật ngoại lai. (Ảnh: Khám Phá)
Dù đăng tải đã lâu song đến nay đoạn clip bất ngờ bị "đào" lại và gây tranh cãi vì trùng đúng vào dịp rằm tháng 7. Nhiều người cho rằng, loài cá này có thể gây hại cho những sinh vật khác, từ đó đi ngược lại với mục đích phóng sinh.
Chuyên gia lên tiếng
GS.TS Vũ Ngọc Út, Trưởng khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cũng đồng tình rằng việc thả cá hải tượng ra môi trường là điều không nên, nó sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Một con cá hải tượng có thể lớn bằng người trưởng thành. (Ảnh: NationalGeographic)
Trong khi đó, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản nói trên Infonet, trong danh mục sinh vật được nuôi tại Việt Nam không có cá hải tượng, nó là sinh vật ngoại lai. Bản chất của cá hải tượng khá hung dữ và ăn tạp. Nó ăn tất cả các loài nhỏ hơn.
Cá hải tượng có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu thả không hợp lý. (Ảnh: NationalGeographic)
Do đó, việc thả các loài ngoại lai nhập khẩu là vi phạm quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
"Việc thả vào tự nhiên không phải loài nào cũng được thả và ở đâu cũng thả được. Tuỳ theo vùng nước khác nhau mà thả các loài khác nhau và thả các loài nguy cấp, quý hiếm. Còn những sinh vật ngoại lai ăn tạp như cá hải tượng thì không được thả", Infonet dẫn lời vị Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản.
Phóng sinh là điều nên làm nhưng cần hợp lý. (Ảnh: Dân Sinh)
Hiện sự việc vẫn đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Mọi người cũng rất trông chờ vào các kết luận tiếp theo từ phía cơ quan chức năng.
Quảng Ninh: Cá chép chưa kịp 'hóa rồng' đã 'chầu trời' Nhiều người dân Quảng Ninh mang cá chép ra sông hồ phóng sinh sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên cá chép khi vừa được phóng sinh xuống mặt hồ đã chết 'ngửa bụng' hàng loạt. Sáng 14/1( 23 tháng chạp), Theo truyền thống hàng năm, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị lễ vật, làm...