Công an cho biết công ty Alibaba có dấu hiệu vi phạm hình sự
“Theo đánh giá của C46 thì công ty này có dấu hiệu vi phạm hình sự. C46 đang triển khai các thủ tục để điều tra xác minh, có khởi tố hay không thì hiện do công an quyết định”, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn nói.
Chiều 30.11, trả lời báo Dân Việt, giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho biết đã phối hợp với C46 xử lý vụ lùm xùm tại công ty Alibaba.
Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn trả lời vụ Công ty Alibaba (Hồ Văn).
Theo ông Tuấn, về công ty Alibaba, qua rà soát thì có tới bốn công ty được thành lập và đều do người thân đứng tên. Thời gian qua, công ty địa ốc Alibaba công bố, tổ chức các hoạt động tại khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi. Qua xác minh, công ty này chưa sở hữu khu đất trong dự án nhưng đã có những hoạt động chào mời, mua bán là không đúng với thẩm quyền.
“Họ tự đứng ra nhận là chủ đầu tư, nhận tiền đặt cọc và cam kết pháp lý, sổ đỏ thổ cư 100% trên diện tích 97,58ha, thuộc Khu đô thị Tây Bắc, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM là hoàn toàn sai trái”, ông Tuấn khẳng định.
Ông Tuấn cho biết thêm, Sở Xây dựng đã phối hợp C46 xử lý vụ việc. Theo đánh giá của C46 thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, công an đang triển khai các thủ tục để diều tra xác minh, còn có khởi tố hay không thì do công an.
Trước đó, báo Dân Việt đăng tải nhiều bài về việc Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba bán “vịt trời chính chủ” tại Khu đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP.HCM). Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ công an đã làm việc với công ty này.
Video đang HOT
Đại bản doanh công ty địa ốc Alibaba.
Tại cơ quan điều tra, người đại diện công ty Alibaba là bà Huỳnh Tú Trinh, giám đốc pháp lý đã cung cấp giấy chứng nhận thành lập công ty với vốn điều lệ 1 tỷ đồng (ngày cấp 5.5.2016) và giấy chứng nhận được Sở KH-ĐT TP.HCM điều chỉnh lên 1.600 tỷ đồng (ngày 26.9.2017).
Người đại diện pháp lý Alibaba giải thích về dự án Khu đô thị Tây Bắc (thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) rằng: Vào ngày 22.8, Alibaba làm việc với BQL Khu đô thị Tây Bắc đề nghị xin được đầu tư tại khu đô thị này. Sau đó, BQL Khu đô thị Tây Bắc đã nộp hồ sơ đề xuất dự án đầu tư kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư trình UBND TP.HCM,
Bà Trinh thanh minh rằng, công ty chỉ cho lập hồ sơ phân lô dự kiến đối với dự án Alibaba Tây Bắc TP.HCM. Đồng thời, công ty để nhân viên kinh doanh giao dịch với khách hàng với số tiền đặt chỗ là 50 triệu đồng. Công ty dự kiến vào ngày 26.11 sẽ mở bán chính thức, nếu lúc này khách hàng hủy bỏ giao dịch thì công ty trả lại tiền giữ chỗ.
Hiện, công ty địa ốc Alibaba đã nhận giữ chỗ cho 493 khách hàng, số tiền nhận tương ứng là16 tỉ 626 triệu đồng.
Trước đó, tuy dự án chỉ đang trong quá trình kêu gọi đầu tư, nhưng Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP.HCM và Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (thực chất do một đơn vị điều hành) đã đứng ra tự nhận là chủ đầu tư, nhận đặt cọc và cam kết pháp lý, sổ đỏ thổ cư 100% trên diện tích 97,58ha, thuộc Khu đô thị Tây Bắc, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Tuy nhiên ngay sau đó, nhận được những phản ánh từ người dân, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có những khuyến cáo khẩn cấp đến người tiêu dùng và kiến nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời. Đến ngày 21.11, UBND TP.HCM đã có công văn chỉ đạo các sở, ngành xử lý các hoạt động sai phạm của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.
Theo Danviet
Điều tra hoạt động địa ốc của công ty "Thánh Gióng" Alibaba
Hoạt động của công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba đã gây ra nhiều dư luận trái chiều, Bộ Công an đã vào cuộc để làm rõ những vấn đề liên quan đến công ty "lớn nhanh như Thánh Gióng" này.
Theo nguồn tin cho biết, trước các hoạt động sai phạm của Công ty CP Địa ốc Alibaba, tổ công tác của Bộ Công an đã vào cuộc và làm việc với các sở, ngành tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu để làm rõ.
Thông tin cho biết, bước đầu nhận thấy doanh nghiệp đã đứng ra rao bán với khái niệm "đặt chỗ dự kiến" với các khu đất chưa giải toả, chưa có chủ đầu tư.
Sự "lớn nhanh" bất thường của Alibaba khiến cơ quan chức năng nghi ngờ vào hoạt động của công ty này. (Ảnh: Zing.vn)
Trước đó, như Dân Việt đưa tin, Công ty CP Địa ốc Alibaba thành lập ngày 5.5.2016 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Đến tháng 9.2017, công ty này đã đăng ký thay đổi thông tin với số vốn điều lệ lên tới 1.600 tỷ đồng.
Sự phát triển chóng mặt của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đã khiến Hiệp hội BĐS và cơ quan chức năng của TP.HCM đưa ra cảnh báo khẩn về hoạt động của hệ thống này trong thời gian qua. Hầu hết cơ quan chức năng đều đưa ra nhận định về sự bất thường từ mô hình đến cách thức hoạt động của "đại gia ảo" này.
Theo đó, chỉ chưa đầy một tháng thành lập, Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc đã có vốn điều lệ quá khủng, số vốn này vượt mặt và gây nên thách thức khong nhỏ cho các đại gia lâu năm trong thị trường địa ốc.Tương tự, với Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP.HCM dù mới thành lập nhưng có số vốn điều lệ đăng ký lên tới 12.000 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Ali chỉ đăng ký vốn điều lệ 100 tỷ đồng mà lại cam kết góp vốn đến 7.800 tỷ đồng
Nếu đem so sánh số vốn này cao gấp đôi Novaland (6.200 tỷ đồng), gấp đôi FLC (6.300 tỷ đồng), gấp 4 lần Đất Xanh (2.800 tỷ đồng), gấp 6 lần C.E.O Group (2.100 tỷ đồng)...
Khởi nghiệp một năm với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, đến một năm sau, Alibaba đã nắm trong tay tới 18 dự án, trong đó đã triển khai 14 dự án, tất cả đều là đất nền, trải rộng trên một địa bàn rộng lớn từ Đồng Nai sang TP. HCM. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu của công ty như: Alibaba An Phước, Alibaba Tây Bắc Củ Chi, chuỗi dự án Alibaba Long Phước 2, 3, 4, 5...
HoREA cho biết Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba đã đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 5.5.2016 với vốn điều lệ chỉ 1 tỷ đồng. Ngày 3.12.2016, công ty này đăng ký thay đổi lần thứ 1 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Tiếp đến 26.9.2017, khi đăng ký thay đổi lần thứ 3, vốn điều lệ lên đến 1.600 tỷ đồng, góp vốn bằng tiền mặt.Việc bán hàng vẫn cứ đều đặn trong vòng một năm qua, khách hàng vẫn xuống tiền, công ty vẫn tuyển thêm nhân viên. Tuy nhiên, dự án mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt là điều khó tin. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì đa phần các dự án này đều được doanh nghiệp "vẽ ra" để bán hàng.
3 cổ đông, gồm ông Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc, là đại diện pháp luật, góp 10% vốn điều lệ; ông Nguyễn Thái Luyện góp 80% vốn điều lệ; bà Võ Thị Thanh Mai, góp 10% vốn điều lệ.
"Với số vốn quá lớn như vậy, không biết các cổ đông đã góp vốn điều lệ đủ hay chưa, đồng thời cũng chưa biết kết quả kinh doanh và quyết toán thuế năm 2016 của công ty này như thế nào", HoREA nghi ngờ.
Theo Danviet
Thành sát thủ vì bị côn đồ đuổi chém Biên đến nhà Long chơi thì A. cũng đến nhà Long đòi nợ. Đòi không được, A. lấy mã tấu chém Long. Long bỏ chạy thì A. quay sang chém Biên. Trong lúc bị đuổi chém, Biên quay lại đâm chết A. Đâm chết người vì bị dồn vào đường cùng Ngày 2/8, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và...