Cổng 1022 xử lý nhanh các sự cố điện, đường
Khi gặp các sự cố như cây ngã, ổ gà, bật nắp cống, ngập nước, mất điện…, người dân ở TP.HCM có thể gọi 1022 để được xử lý nhanh nhất.
Cổng 1022 hiện tiếp nhận phản ánh về sự cố hạ tầng của người dân ở TP.HCM lên cơ quan chức năng với các kênh gồm: Tổng đài, Mobile App, cổng thông tin điện tử (https://1022.tphcm.gov.vn), Facebook và email (1022@tphcm.gov.vn).
Phản hồi nhanh chóng
Với tinh thần “Gọi là có mặt – Hư là sửa”, nhiều người dân ở TP.HCM cho biết rất hài lòng khi phản ánh các sự cố điện, đường lên Cổng 1022.
Anh Trần Gia Huy (ngụ quận 2) cho biết anh thường đi làm qua đoạn đường dẫn lên cầu Phú Mỹ, quận 2 và thấy khu vực này thường xuyên ngập. Đặc biệt, những lần mưa lớn ngập đến hơn nửa bánh xe, có nhiều người đi xe số bị chết máy phải dắt bộ rất cực.
Thấy tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng không được xử lý nên giữa tháng 6 anh có gửi phản ánh kèm hình ảnh qua email đến Cổng 1022. “Họ phản hồi nhanh lắm, trong ngày là tôi nhận được luôn. Mai mốt có sự cố gì trên đường tôi cũng sẽ gửi Cổng 1022″ – anh Huy hào hứng.
Anh Tuấn (ngụ quận 9) cũng cảm thấy hài lòng khi gửi phản ánh lên App Mobile của 1022 về tình trạng nắp cống bị sụp trên đường Nguyễn Duy Trinh ( phường Phú Hữu) đã nhanh chóng nhận được phản hồi. Đến hôm sau anh thấy nắp cống đã được sửa sang lại. “Tôi mong kênh phản ánh này sẽ có tương tác trực tiếp với người dân để khi cần thiết tôi có thể báo liền được” – anh Tuấn nêu ý kiến.
Trong khi đó, anh Chiểu (ngụ huyện Bình Chánh) cho biết anh cũng từng phản ánh lên 1022 về việc cây nghiêng nhớm gốc, ngã vào đường dây điện ở khu dân cư Bình Hưng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh). Bởi trước đó anh nhiều lần liên lạc các cơ quan chức năng khác nhưng không được.
“Khi tôi lên trang web 1022 gửi phản ánh và đăng ảnh thì ngay sau đó hệ thống báo đang chuyển cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra, khắc phục. Đến hôm sau đã có lực lượng xuống chặt gọn cây. Chúng tôi mừng lắm!” – anh Chiểu kể và cho biết sẽ phản ánh lên 1022 khi gặp những sự cố tương tự.
TS Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho biết Cổng 1022 đã được tích hợp trên hệ thống Trung tâm Điều hành của đô thị thông minh TP. Ảnh: LÊ THOA
Video đang HOT
Toàn bộ phản ánh của người dân và kết quả xử lý đều được cập nhật trên cổng thông tin điện tử (https://1022.tphcm.gov.vn). Ảnh: LÊ THOA
Khắc phục sự cố trong 2 giờ
TS Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho biết trung bình mỗi tháng cổng thông tin 1022 tiếp nhận khoảng 4.000 tin phản ánh. Trong đó, khoảng 1.500 tin phản ánh về sự cố hạ tầng kỹ thuật, gãy đổ cây, hư hỏng đường, hỏng hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, vào mùa mưa thì các tin phản ánh về sự cố hạ tầng kỹ thuật này sẽ nhiều hơn.
“Mọi thông tin phản ánh hầu hết đều được các đơn vị tiếp nhận và xử lý nhanh chóng. Trường hợp nào chậm trễ chưa tiếp nhận hoặc tiếp nhận, xử lý rồi nhưng chậm kết thúc hồ sơ đều được tổng đài viên gọi điện thoại đốc thúc, nhắc nhở” – TS Cường khẳng định.
Theo ông Cường, hiện nay việc phối hợp trong tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh giữa Cổng 1022 với các đơn vị được thực hiện tương đối tốt. Các đơn vị xử lý đã cử đầu mối tiếp nhận và xử lý phản ánh nên việc cập nhật và kết thúc hồ sơ trên phần mềm được thực hiện nhanh chóng.
Theo quy chế này, thời gian xử lý và phản hồi kết quả đối với các vụ việc không quá năm ngày làm việc. Trường hợp hết thời hạn này mà vẫn chưa thể xử lý xong ý kiến của người dân, doanh nghiệp và tổ chức thì cơ quan xử lý cũng phải phản hồi tiến độ xử lý đến thời điểm hiện tại kèm theo hình ảnh chứng minh và cam kết thời hạn xử lý dứt điểm.Vào tháng 5-2020, UBND TP đã ban hành Quyết định 1478 về quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin trên Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn TP.HCM.
Đối với sự cố bình thường có thể khắc phục ngay thì phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý trong khoảng thời gian không quá 2 giờ. Còn đối với sự cố phức tạp không thể khắc phục ngay thì xử lý tạm thời bằng rào chắn, treo biển cảnh báo và xử lý không quá 8 giờ sau đó.
Riêng việc tiếp nhận, phân loại và chuyển ý kiến thì không quá 5 phút sau khi nhận được thông tin.
“Nhờ quy chế này mà trường hợp các đơn vị hạ tầng kỹ thuật liên quan chậm giải quyết phản ánh hay cố tình kéo dài sự việc thì sẽ bị tạm ngừng cấp phép triển khai hạ tầng” – TS Cường nhấn mạnh.
Người dân có thể theo dõi quá trình xử lý phản ánh
Cổng tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng kỹ thuật 1022 được UBND TP chỉ đạo thực hiện và giao Sở TT&TT làm đơn vị chủ trì, cùng 84 đơn vị (sở, ngành, UBND 24 quận/huyện và các đơn vị quản lý/sở hữu/duy tu hạ tầng) tham gia giải quyết, xử lý các sự cố do người dân phản ánh.
Cổng 1022 phục vụ tiếp nhận 24/7 các phản ánh của người dân; cho phép người dân theo dõi được quá trình xử lý, nhận được thông báo về kết quả xử lý sau khi hoàn tất giải quyết xử lý sự cố, người dân đối chiếu thực tế xử lý và tiếp tục phản ánh lại hệ thống trong trường hợp sự cố chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chất lượng.
Cổng thông tin 1022 hiện tiếp nhận thông tin trên các lĩnh vực gồm đường dây nóng, hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, trật tự đô thị, điện lực, viễn thông, giao thông công cộng, COVID-19…
Lần đầu tiên, cán bộ ngành lâm nghiệp đua tài trong cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lâm nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa tổ chức Lễ phát động hội thi "Tìm hiểu pháp luật về lâm nghiệp".
Đây là hội thi dành cho các tập thể, các đơn vị thuộc ngành NNPTNT (trừ các cơ quan, đơn vị có người tham gia Ban tổ chức hội thi).
Phát biểu tại lễ phát động hội thi, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, Hội thi là hoạt động bổ ích đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị trong ngành NNPTNT.
Qua hội thi, giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu rõ hơn pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao kỷ luật, kỷ cương và ý thức chấp hành pháp luật.
Hội thi là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ NN&PTNT lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020-2025; chào mừng 75 năm ngày truyền thống ngành lâm nghiệp Việt Nam (1/12/1945 - 1/12/2020).
Toàn cảnh lễ phát động hội thi: Tìm hiểu pháp luật lâm nghiệp.
Đồng thời, Hội thi là hoạt động bổ ích đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị trong ngành NNPTNT.
Qua hội thi, giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu rõ hơn pháp luật về Lâm nghiệp, nâng cao kỷ luật, kỷ cương và ý thức chấp hành pháp luật.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức cho biết, nội dung của Hội thi gồm tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Đối tượng tham gia dự thi là tập thể các cơ quan, đơn vị thuộc ngành NNPTNT.
Về hình thức dự thi gồm có hai phần (thi qua mạng internet và sân khấu hóa). Hình thức dự thi bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận, nhận bài qua mạng internet. Bài thi đánh máy file word (hoặc file PDF) khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Bài dự thi gửi vào địa chỉ Hội thi "Tìm hiểu pháp luật Lâm nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Lâm nghiệp: http://tongcuclamnghiep.gov.vn.Trong đó, về thi qua mạng internet, vào tuần 3 tháng 6/2020, Ban Tổ chức công bố đề thi trên trang web của Tổng cục Lâm nghiệp.
Tuần 3 tháng 6 đến 15/7/2020, các tập thể làm bài dự thi và gửi về cho Ban Tổ chức. Tuần 1 tháng 8/2020, Ban Tổ chức công bố kết quả cuộc thi.
Với phần thi sân khấu hóa, sẽ được tổ chức trong 2 ngày (tuần 2 tháng 8/2020), bao gồm thi tiểu phẩm và thi tìm hiểu kiến thức.
Về cơ cấu giải thưởng, Ban Tổ chức cho biết, gồm có: 1 Giải Nhất (trị giá giải thưởng 5 triệu đồng), 2 Giải nhì (mỗi giải 3 triệu đồng), 3 Giải ba (mỗi giải 2 triệu đồng); 15 Giải khuyến khích (mỗi giải 1 triệu đồng).
Tại buổi lễ, ông Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch Công đoàn ngành NNPTNT Việt Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành NNPTNT hưởng ứng, tham gia cuộc thi.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Hữu Thế - Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì cho rằng, cuộc thi có ý nghĩa thiết thực đối với những người thực thi pháp luật lâm nghiệp.
Đồng thời, góp ý cho cuộc thi, ông Đỗ Hữu Thế cũng cho rằng, với các vấn đề còn băn khoăn về phát triển rừng bền vững, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên đi cùng phát triển kinh tế - xã hội,...cần được đề cập trong nội dung cuộc thi. Qua đó, nhằm hiểu hơn về pháp luật, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Ông Lê Minh Tuyên, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho rằng, đây là cuộc thi bổ ích, thực sự cần thiết cho những người đang công tác trong ngành lâm nghiệp.
Bởi lẽ ngay trong lực lượng kiểm lâm, một số cán bộ làm công tác quản lý cũng chưa thực sự hiểu sâu về pháp luật lâm nghiệp.
Bộ Công an lấy ý kiến về dự Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Ngày 2/6/2020, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đã chính thức đăng tải dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng để lấy ý kiến Nhân dân trong thời gian 02 tháng. Theo Bộ Công an, việc tách bạch 2 đạo luật giúp tạo hệ thống pháp lý...