Confession của chị gái kể về em trai Bách khoa khiến CĐM dậy sóng: ‘Mọi người vẫn tự hào như vậy cho đến khi nó sắp tốt nghiệp…’
Đại học luôn là một trong những môi trường đầy rẫy những thách thức, chông gai.
Thế nên mới đây, một câu chuyện đầy xúc động về chàng nam sinh của ĐH Bách khoa Hà Nội đã được cộng đồng mạng thay nhau chia sẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh thậm chí còn phải suy nghĩ lại.
Nhắc đến ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhiều người chắc chắn phải nghĩ ngay đến những cô cậu suốt ngày chỉ biết cặm cụi với đống sách vở, bài tập trên lớp,… Thế nhưng không chỉ vì thế mà nhiều bậc cha mẹ cũng như học sinh từ bỏ ước mơ, khát khao được theo học tại ngôi trường danh giá bậc nhất Vịnh Bắc Bộ này.
Tuy vậy, vào được chưa hẳn đã ra được, và những trường hợp như rớt môn, nợ môn của sinh viên Bách khoa xuất hiện với tần suất dày đặc chẳng khác nào như “ăn cơm bữa”. Và từ những điều tưởng như đơn thuần ấy đã kéo theo những hệ lụy không đáng có, tiêu biểu như confession của một bạn sinh viên có nội dung “Em trai mình đến ngày ra trường bố mẹ mới biết bị đuổi học” mới đây đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội luôn là điểm đến ao ước của nhiều bạn trẻ
Nguyên văn câu chuyện được đăng tải trên HUST Confessions như sau:
Video đang HOT
“Mình học Y quốc gia, em con nhà dì ruột mình học Bách Khoa. Mình kém tuổi nó. Mình hay theo dõi confession của Bách Khoa và có nhận thấy chuyện học lại, nợ môn, bị đuổi là thường xuyên và mọi người coi đó như 1 kì tích vậy. Mình biết Bách Khoa và Đại học Quốc gia học lí thuyết và thi cử áp lực nhất vịnh Bắc Bộ này, Quốc gia thì áp lực sau xíu xíu. Nhưng có những khi thấy cả lớp được 0,1,2,.. thì không hiểu do đề thi quá khó hay do các bạn quá lười học. Và các bạn sẽ làm thế nào để trả nợ hay là học lại càng nhiều thì càng có kinh nghiệm và điểm càng cao.
Nói đến đứa em mình, đằng ngoại nhà mình chỉ có mình và nó là đỗ được đại học thuộc top cao, nó thậm chí vào ngành hot nhất Bách Khoa. Nó vốn ít giao tiếp, ít các mối quan hệ xã hội, thậm chí nó còn chưa chắc đã nhớ mình là ai. Mọi người đều nói nó giỏi và ngáo ngơ như vậy thì học ngành đó là phù hợp rồi… nó không biết ăn nói thì không phù hợp với các ngành cần sự năng động. Mọi người vẫn tự hào như vậy cho đến khi nó sắp tốt nghiệp.
Mình nghe mẹ nó nói chuyện điện thoại với mẹ mình là nó bỏ học 1 năm nay rồi, 1 năm vẫn xin tiền đều đều và chơi điện tử trên đó. Ấy vậy mà khi gần tốt nghiệp mọi người bảo nó chụp ảnh làm hồ sơ xin việc nó vẫn chụp. Khi ấy cả nhà mình đang ngồi ăn cơm mà nghẹn ngào. Ai cũng sock, không ai có thể tin được chuyện động trời ấy. Tại sao nó bị cảnh cáo mà bố mẹ không được thông báo, tại sao nó có thể dối trá được như vậy. Thú vui cá nhân đã làm mờ mắt rồi mất tất cả. Không lẽ nó thích tiếp nối truyền thống Bách Khoa. Bách Khoa thật đáng sợ. Mẹ mình bảo số dì mình khổ, khổ vì chồng, khổ vì con. Nếu mẹ mình rơi vào hoàn cảnh đó chắc mẹ mình điên luôn mất.
Nỗi ám ảnh của nhiều cô cậu học trò luôn là rớt môn, thi lại. Điều này đã dẫn đến sự chán trường của nhiều bạn trẻ, dẫn tới hệ lụy là bỏ học, buông xuôi
5 năm ăn học bao nhiêu tiền của, công sức, thanh xuân chứ ít ỏi gì. Với mình, mình còn thấu hiểu hơn cái cảm giác nợ môn và điểm thấp vì mình học ĐHQG điểm mình cũng thấp, chỉ chưa đến mức nợ nhiều môn như ở Bách Khoa thôi. Mình cũng đang trong thời kì ôn thi, mình bị stress nặng vì phải học thuộc khối kiến thức khổng lồ. Không biết đối với mọi người việc học lại nó như thế nào nhưng đối với mình đó là 1 điều kinh khủng và sợ hãi. Mình cũng rất sợ điểm thấp nhiều như vậy rồi cũng sẽ đến một ngày như em mình. Bây giờ mình là niềm hi vọng cuối cùng bên ngoại rồi. Mọi người có thể cho mình lời khuyên không chứ mình cũng rất mệt mỏi.”
Có thể thấy được rằng áp lực mà các ngôi trường đại học lớn dành cho sinh viên là khủng khiếp đến nhường nào. Thế nên quyết định lựa chọn ngôi trường nào, ngành học gì, có đam mê hay không trước khi bắt đầu luôn là một trong những bước đi quan trọng nhất. Đừng như nam sinh trong câu chuyện trên, chỉ vì những sa đà trong học tập, thi cử mà đánh mất luôn cả một tương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước.
Theo saostar
Giữa cơn bão thịt lợn tăng giá, ông bố quyết định trao tặng 300 con lợn cho bất kì ai kết hôn với cô con gái xinh đẹp của mình
Đến tuổi cập kê nhưng cô con gái vẫn chưa có ý định yêu ai, ông bố liền đưa ra một quyết định lớn.
Con cái đến tuổi cập kê mà vẫn chưa có một mối tình nào luôn là một nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Vì vậy, đôi khi phụ huynh thường giục giã suốt ngày khiến cho ai nghe cũng cảm thấy sốt ruột.
Mới đây, theo Sin Chew Daily đưa tin, một người cha ở Trung Quốc đã trao phần thưởng là 300 con lợn cho bất kì ai kết hôn với cô con gái của mình. Được biết, Zhang Zhiyuan mới 25 tuổi, sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tốt nghiệp Đại học được khoảng 3 năm và quyết định trở về quê nhà để chăn nuôi 2000 con lợn đen.
Với giá lợn đang tăng vọt tại Trung Quốc, sở hữu 2000 con lợn được coi là cả một gia tài lớn. Vào các ngày trong tuần, Zhiyuan sẽ dọn chuồng lợn và cho lợn ăn. Vào buổi sáng, cô sẽ ra chợ bán thịt lợn. Khi nhu cầu về thịt lợn tăng, Zhiyuan trở nên vô cùng bận rộn.
Zhiyuan chia sẻ rằng: "Mọi người nghĩ rằng nuôi lợn không phải là một công việc tốt và đó cũng là một công việc đơn giản nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý. Trên thực tế, tôi đã và đang áp dụng những gì mà mình học ở trường đại học vào công việc này."
Zhiyuan giải thích rằng cha mẹ và anh chị em của cô rất miễn cưỡng khi để cô làm việc trong chuồng lợn sau khi cô tốt nghiệp đại học. Họ mong đợi Zhiyuan sẽ sống tại một thành phố lớn và làm một công việc trong văn phòng với mức lương cao. Tuy nhiên, cô đã quyết định làm việc ở nông trại để trút bỏ một phần gánh nặng khỏi vai bố mẹ.
Khi được hỏi về tiêu chí chọn bạn đời, Zhiyuan nói rằng cô không có nhiều kì vọng, nhưng cô ấy mong muốn một người ít nhất có thể nâng được trọng lượng của một nửa con lợn.
Cha mẹ cô cũng cảm thấy khá lo lắng khi con gái chỉ tập trung vào chăn nuôi lợn mà không nghĩ đến chuyện kết hôn. Cha của Zhiyuan đã từng tuyên bố: "Nếu ai cưới con gái tôi, tôi sẽ cho 300 con lợn làm của hồi môn."
Theo WOB
Kèm con học bài, bố cầm hẳn cái chày ngồi cạnh "Không tập trung là bố gõ cho boong đầu", cha mẹ xem xong phì cười đồng cảm Dù ở đất nước nào thì việc kèm con học đều là thử thách khó nhằn với các bậc phụ huynh. Kèm con học bài chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng với các bậc cha mẹ. Nếu con ngoan ngoãn, có năng khiếu tiếp thu tốt thì còn đỡ. Con mà vừa nghịch ngợm vừa tiếp thu kém thì bố mẹ...