Còn xem nhẹ việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Sáng 6.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017. Các đại biểu đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa có những giải pháp mang tính đột phá; thể chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở; việc thực thi pháp luật nói chung và pháp luật nói riêng còn chưa nghiêm.
Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua. Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, trong thời gian qua chỉ có 25 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong khi có tới 145 vụ/328 bị cáo bị Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm.
Ông Nguyễn Thái Học – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: T.L
Ông Nguyễn Thái Học – Ủy viên Ủy ban Tư pháp nhận định, nội dung báo cáo của Chính phủ chưa bắt nhịp được với tinh thần của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của người dân về phòng chống tham nhũng.
Video đang HOT
“Báo cáo nói là có một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vậy bộ phận ấy ở đâu, ở tỉnh, thành nào và xử lý ra sao? Báo cáo cũng nêu hiệu quả hoạt động của một số cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng còn chưa đáp ứng yêu cầu, vậy cụ thể là cơ quan nào? Năm nào cũng đưa ra những nhận định chung chung như vậy thì không sai, nhưng chẳng có tác dụng gì” – ông Học nêu quan điểm.
Nhấn mạnh con số 25 người đứng đầu bị xử lý do để xảy ra hành vi tham nhũng là quá ít, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Vũ Trọng Kim cho rằng, đó là do tình trạng né tránh, khâu tổ chức thực hiện còn kém. Từ thực tế này, các đại biểu đề nghị Chính phủ nêu rõ địa chỉ cụ thể của những tồn tại, hạn chế về phòng chống tham nhũng trong ngành, lĩnh vực nào; địa phương nào và trách nhiệm thuộc về cá nhân nào, giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này; đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng cá thể hóa trách nhiệm công vụ, đi đôi với chính sách phù hợp, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để loại khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất.
Theo Danviet
3 trường hợp bị xử lý kê khai tài sản, thu nhập có cả cán bộ cấp cao
Chiều 5.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể để cho ý kiến về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ.
Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Góp ý vào báo cáo, ông Nguyễn Mai Bộ, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đã đặt vấn đề so sánh: Chúng ta đi thanh tra kiểm tra ở đâu cũng "quân hùng tướng mạnh", có ô tô, nhưng có hiệu quả bằng một bài báo, một phóng viên không(?). "Ta phải so sánh như thế về tính hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng", ông Bộ nói.
Ông lấy ví dụ về báo cáo giám sát các công trình giao thông đầu tư theo hình thức BOT của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội công bố vừa qua.
Ông nói: "Báo cáo này không chỉ ra trách nhiệm của Bộ ngành nào cả. Không phải là anh không tìm ra được mà anh không chỉ ra được đáp số. Điều nguy hiểm ở chỗ giờ có cán bộ nào bị phát hiện tham nhũng là dân mừng vui. Giờ phải nhìn rõ vào sự thật, nói thẳng sự thật, không né tránh thì mới chống được tham nhũng".
Góp ý kiến, Phó Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cũng đề nghị nên công khai các kết luận thanh tra, đấu thầu để người dân, cộng đồng tham gia vào giám sát việc phòng chống tham nhũng.
Theo báo cáo Phòng chống tham nhũng năm 2017 của Thanh tra Chính phủ tổng hợp, qua kiểm tra tại 3.622 cơ quan tổ chức đơn vị, đã phát hiện 22 đơn vị có vi phạm về tham nhũng như: Còn tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung cần phải công khai, minh bạch hoặc thu hẹp đối tượng, hình thức công khai, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.
Về minh bạch tài sản, thu nhập, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,1 triệu người, tỷ lệ kê khai và công khai đều trên 99,8%. Qua xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.
Báo cáo cũng cho biết năm 2017, có 25 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật, trong đó nhiều nhất là tỉnh Kiên Giang với 9 người, hay An Giang 4 người, Hậu Giang 3 người, Bộ Tài chính 2 người...
Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành thanh tra đã phát hiện 76 vụ, 141 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2017 gây thiệt hại trên 1.351 tỷ đồng, cơ quan chức năng đã thu hồi, kê biên 158,8 tỷ đồng, 314 nghìn USD, 4 căn nhà, 1 căn hộ chung cư. Tổng Cục thi hành án dân sự đã thụ lý mới 128 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương đương với số tiền hơn 5.110 tỷ đồng, đã giải quyết xong 86 vụ việc, tương đương với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo Danviet
Kê khai tài sản: Còn những trường hợp gây hoài nghi trong dư luận Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết, năm 2016 có 1.113.422 người kê khai tài sản, 77 người được xác minh, 3 trường hợp thiếu trung thực, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Dư luận vẫn đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ về tài sản "khủng" của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc...