Còn xa vời lắm ngành công nghiệp ô tô mới đạt được mục tiêu cao cả này!
Để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu, việc tạo ra những chiếc xe điện là chưa đủ – các nhà sản xuất còn đang phải thực hiện mục tiêu CO2 trung tính.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, lĩnh vực sản xuất toàn cầu bị đặt dưới một sức ép lớn hơn nhằm thực hiện mục tiêu CO2 trung tính. CO2 trung tính đang là một thuật ngữ khá hot trong những năm gần đây. Hiểu nôm na là lượng CO2 được thải ra phải bằng với lượng CO2 được loại bỏ. Điều đó có nghĩa là CO2 sẽ không thể tích tụ với một lượng lớn trong bầu khí quyển – một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong số các hoạt động thường ngày của nhân loại, giao thông vận tải và sản xuất là hai trong số những nguồn phát thải CO2 nhiều nhất. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô chính là một điểm đen của hoạt động sản xuất. Theo ước tính, trung bình mỗi chiếc xe được tạo ra sẽ đi kèm với khoảng 0,55 tấn CO2 – một con số khiến không ít người phải giật mình.
Thế nên, không thể chỉ dựa vào những chiếc xe xanh không phát thải, các công ty trong lĩnh vực ô tô cũng phải xanh hóa khâu sản xuất của mình để hướng tới mục tiêu CO2 trung tính hoàn toàn. Thực chất, sản xuất ở đây không chỉ gói gọn trong các hoạt động của nhà máy mà còn cả mạng lưới cung ứng cũng như quá trình vận chuyển linh phụ kiện.
Các tên tuổi trong lĩnh vực này đều nhận thức được vấn đề và đã có những nỗ lực để cắt giảm lượng CO2 trong quá trình sản xuất. Điển hình như tập đoàn BMW, bao gồm cả hai thương hiệu Mini và Rolls-Royce, đã giảm được tới 39% lượng khí thải CO2 cho mỗi chiếc xe ra lò trong vòng 5 năm qua, xuống còn 0,4 tấn. Dù vậy, BMW Group sẽ còn rất nhiều việc phải làm để đưa con số này về 0. Trong khi đó, thành tích của Toyota hiện là 0,39 tấn/xe hay Nissan là 0,49 tấn/xe. VW thì cho thấy một kết quả rất u ám khi lượng CO2 thải ra trên mỗi chiếc xe thành phẩm vẫn rất cao, lên tới 0,79 tấn.
Tiến sỹ Jury Witschnig đến từ bộ phận bền vững sản phẩm của BMW Group cho rằng để đạt được CO2 trung tính, tập đoàn này đang cố gắng giúp đỡ các nhà cung ứng của mình. Phần lớn các đối tác cung ứng của BMW đã đồng ý tham gia vào một chương. Theo đó, chương trình này không chỉ mang đến những lợi ích về môi trường hay xã hội từ việc hạ thấp lượng khí thải CO2 mà còn góp phần giảm chi phí hoạt động.
Chiến lược CO2 trung tính tỏ ra dễ thực hiện hơn đối với các khu nhà xưởng được xây mới. Trong năm nay, BMW đã khai trương một nhà máy tại Mexico. Điểm đặc biệt của nhà máy này nằm ở chỗ nó được tích hợp các tấm pin mặt trời ngay từ đầu chứ không phải phương án bổ sung sau khi đã hoàn thiện. Các tấm pin này sẽ trở thành một nhân tố chủ đạo trong mục tiêu cung cấp năng lượng nhưng không phát thải CO2 tại đây, dự kiến sẽ đạt được ngay trong năm sau. Không những vậy, những kinh nghiệm tại nhà máy này cũng đã được áp dụng ở các khu vực bỏ hoang của công ty.
Trong khi đó, Volvo thì đã có một nhà máy sản xuất đạt chuẩn CO2 trung tính và đang ấp ủ kế hoạch làm được điều tương tự trên toàn mạng lưới vào năm 2025. Các hoạt động giảm thiểu CO2 của BMW là một phần nằm trong sáng kiến môi trường. Được khởi xướng từ năm 2012, chương trình của BMW đang hướng đến việc giảm 49% mức sử dụng nước, năng lượng và dung môi cũng như lượng chất thải vào năm 2020 (so với năm 2006). Còn ở thời điểm hiện nay, 79% nguồn cung năng lượng của tập đoàn xe hơi nước Đức đều đến từ các nguồn tái tạo.
Mercedes-Benz thì đặt mục tiêu CO2 trung tính vào năm 2022 đối với các nhà máy và 2039 đối với những chiếc xe. Được biết, thương hiệu này đang tập trung đào tạo sinh thái cho lực lượng lao động của mình. Theo Mercedes-Benz, đây là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu mà họ đề ra. Còn nếu nhìn vào bản kế hoạch của Nissan, có thể thấy chiến lược CO2 trung tính không hề dễ dàng.
Video đang HOT
Một trong những bước đi đầu tiên của Nissan là giảm 80% (so với năm 2000) lượng phát thải CO2 từ các hoạt động của tập đoàn vào năm 2050. Trong năm ngoái, tập đoàn xe hơi của Nhật Bản đã thải ra tổng cộng 2,6 triệu tấn CO2, cao hơn 0,2 triệu tấn so với năm 2005 dù cho lượng CO2 trên mỗi chiếc xe được sản xuất đã giảm 33,7%. Thực ra, BMW cũng không khá hơn là bao khi mức sử dụng năng lượng của tập đoàn này đã tăng lên trong năm ngoái. Nguyên nhân được Witschnig đưa ra là vì trải qua một mùa hè nóng bất thường.
Đối tác của Nissan là Renault lại đặt ra một mục tiêu khác. Đó là giảm 25% lượng CO2 trong suốt vòng đời của một chiếc xe ở giai đoạn 2010-2022. Nhà máy đầu não của tập đoàn này tại Ma-rốc cũng đang sử dụng năng lượng tái tạo từ công nghệ nhiệt sinh khối. Nguyên liệu đầu vào là gỗ và hạt olive. Tro phụ phẩm sau đó sẽ phục vụ mục đích nông nghiệp. Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những sáng kiến đang được ngành công nghiệp ô tô thực hiện.
Nhưng kết quả chưa thấy đâu thì một thách thức mới đã xuất hiện. Đó là từ chính những khối pin được trang bị trên những mẫu xe không phát thải. Nếu nghe qua, EV hay các sản phẩm tương tự là những chiếc xe không thải ra CO2 trong quá trình vận hành. Nhưng CO2 vẫn được thải ra từ khi chúng được sản xuất, bao gồm cả khâu chế tạo pin. Và để một chiếc EV có thể xanh đúng nghĩa (nếu so với một chiếc xe thông thường), chúng cần phải chạy đủ quãng đường nhất định.
Ví dụ, một chiếc Volkswagen e-Golf cần phải di chuyển 124.000km thì lượng phát thải CO2 của nó mới thấp hơn một chiếc Golf sử dụng động cơ diesel. Còn nếu xét trên cả vòng đời (thu thập nguyên vật liệu, chuỗi cung ứng, sản xuất, sử dụng và tái chế), một chiếc BMW i3 với khối pin 42kWh cũng chỉ xanh hơn 15% so với người anh em 118d. Còn nếu dùng điện có nguồn gốc xanh trong giai đoạn sử dụng, ưu thế của i3 sẽ cải thiện đáng kể. Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là giảm lượng CO2 từ quá trình sản xuất pin.
Có thể thấy, một chiếc xe ra đời là tổng hòa của một chuỗi quá trình. Và cho đến khi tới tay người tiêu dùng, quá trình này sẽ được nối tiếp bằng một series khác, ví dụ như phân phối, vận chuyển và bán hàng. Sau đó mới đến giai đoạn chúng được khai thác bởi người tiêu dùng. Cứ mỗi khâu sẽ đồng nghĩa với một lượng CO2 phát thải được cộng gộp vào vòng đời của chiếc xe đó.
Thế nên, để tạo nên những chiếc xe xanh hoàn toàn trong cả vòng đời, các nhà sản xuất ô tô vẫn còn phải trải qua nhiều phen đau đầu, thậm chí là còn dữ đội hơn. Nói thế để thấy rằng bài toán về môi trường là rất khó, cần tới rất nhiều công sức, tiền bạc, những đột phá và cả thời gian để giải quyết. Người ta vẫn thường nói: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Nhưng trong trường hợp này, câu nói đó không hề đúng.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Xe điện có phải là xu thế? Những con số sau sẽ cho bạn biết sự thật!
Theo những thông kê vừa được công ty nghiên cứu thị trường Jato Dynamics công bố, xe điện đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt, nhưng vẫn còn nhiều thách thức.
Xe điện là cụm từ đã được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Bởi lẽ, loại xe này được coi là thế lực thống trị trong tương lai, thay thế cho những chiếc xe chạy xăng và dầu.
Khởi đầu cho quá trình chuyển dịch này chính là việc các nhà sản xuất xe hơi đua nhau đầu tư và công nghệ EV. Cùng với, ngày càng có nhiều sản phẩm chạy điện hoàn toàn được bán ra trên thị trường. Dù thị phần vẫn còn rất khiêm tốn nhưng doanh số của xe điện đang không ngừng tăng lên. Đặc biệt, tốc độ tăng trường của xe điện cũng liên tục phi mã. Theo thống kê của Jato Dynamics - một công ty chuyên phân tích thị trường xe hơi, lượng tiêu thụ EV trong nửa đầu năm 2019 đã tăng tới 92% so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, đã có khoảng 765.000 chiếc xe điện tới tay khách hàng trong 6 tháng đầu năm nay. Con số này được thống kê tại 41 thị trường lớn trên toàn cầu. Còn nếu tính tổng cộng mọi thị trường, con số đó có thể đạt tới 780.000 xe. 92% là một mức tăng trưởng rất lớn. Và nếu đặt trong bối cảnh đầy thách thức mà ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt, thành tích đó càng có nhiều ý nghĩa.
Biểu đồ tăng trưởng của thị trường xe điện Thế giới nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ các năm trước
Tất nhiên, EV cũng có những vấn đề nhất định. Đó là giá bán vẫn còn khá cao, kể cả là ở Trung Quốc. Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ vẫn chưa sẵn sàng trong khi mối lo ngại về phạm vi di chuyển vẫn chưa được xóa bỏ trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Đó là lý do vì sao xe điện vẫn chỉ được coi là một phân khúc ngách. Dù đã có nhiều chính sách khuyến khích sử dụng xe điện đã được đưa ra ở một số quốc gia nhưng thị phần của loại xe này mới chỉ ở mức 1,7%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 chiếc xe mới được bán ra trong nửa đầu năm nay thì có chưa tới 2 chiếc EV.
Biểu đồ tỷ trọng lượng xe điện bán ra theo thị trường nửa đầu năm 2019
Nghiên cứu của Jato chỉ ra rằng có 2 lý do chính dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của xe điện trong giai đoạn vừa qua. Một là cam kết của Trung Quốc trong việc thúc đẩy quá trình điện hóa. Hai là sự thành công vượt bậc của Tesla nhờ những chiếc Model 3. Dĩ nhiên, khách hàng ngày nay đã có nhiều lựa chọn hơn. Từ đó, họ sẽ có nhiều động lực cũng như lợi ích hơn từ việc chuyển sang đi xe điện.
Top 10 thị trường xe điện trên Thế giới tính theo lượng xe bán ra
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2019, đã có khoảng 430.700 chiếc xe điện được tiêu thụ tại Trung Quốc - một thành tích chưa từng có. Nếu như doanh số xe mới tại đây giảm 12% thì EV lại cho thấy một bộ mặt khác với nhu cầu tăng tới 111%. Song song với mức tăng trưởng này là chính sách tỷ lệ tín dụng đối với các loại xe năng lượng mới (NEV), bao gồm cả plug-in và mild hybrid. Quy định hiện tại của nước này nêu rõ, tỷ lệ tín dụng cho năm 2019 là 10% và tăng lên 12% vào năm 2020. Trong các năm tiếp theo, mức tăng tỷ lệ tín dụng cũng chỉ là 2%. Đến năm 2023, con số được đưa ra là 18%.
Top 10 thị trường xe điện trên Thế giới, tính theo tỷ trọng của xe điện so với tổng lượng xe hơi bán ra
Chính sách trên đã ngay lập tức cho thấy những tác động tích cực đối với thị phần EV. Nếu như xe điện chỉ chiếm 1,9% tổng số xe được bán ra tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2018 thì sang năm nay, thị phần của chúng đã đạt 4%. Dù vậy, những công ty hưởng lợi lại chủ yếu là các doanh nghiệp nội địa. Trong khi đó, những thương hiệu nước ngoài gần như không chấm mút được gì.
Top 10 thương hiệu xe điện lớn nhất về lượng bán, tính theo đơn vị hàng nghìn xe
Còn nói về lý do thứ 2 cho sự nhảy vọt của thị trường xe điện, Jato đã có một nhận định rất cô đọng: Tesla Model 3 là minh chứng cụ thể cho một chiếc EV có sức tiêu thụ tốt dù giá bán không mấy dễ chịu. Sau 6 tháng nửa đầu năm, đã có khoảng 134.300 chiếc Model 3 được bán ra. Nhờ đó, nó đã trở thành mẫu EV bán chạy nhất trên thế giới. Ngoài thành công tại Mỹ với 57% tổng lượng Model được tiêu thụ, sản phẩm này còn cho thấy sức hút tại châu Âu và Trung Quốc.
Lượng xe điện bán ra tại các nước châu Âu
Với 37.500 xe đã bán tại lục địa già, Model 3 đã vượt qua thành tích của Renault Zoe. Không những vậy, chiếc xe này còn dẫn đầu về mặt doanh số tại Na-Uy và đứng thứ 3 tại Hà Lan. Còn ở Trung Quốc, với 16.300 xe, Model 3 đã lọt vào top 10 mẫu xe điện bán chạy nhất. Đồng thời, kết quả trên đã biến quốc gia đông dẫn nhất thế giới trở thành thị trường lớn thứ hai của sản phẩm này.
Sự thành công của Model 3 cũng đã giúp cải thiện phần nào tình hình tài chính tại Tesla, dù cho công ty này vẫn chịu lỗ trong quý II năm nay. Để thoát khỏi tình cảnh trên, cần có thêm nhiều chiếc Model 3, S hay X nữa được bán ra. Ngoài ra, hãng này cũng phải dựa vào các thị trường nước ngoài bởi nhu cầu tại Mỹ được cho là đã gần đạt đỉnh.
10 mẫu xe điện bán chạy nhất
Không chỉ Trung Quốc, EV cũng ăn nên làm ra tại châu Âu. Thống kê của Jato cho thấy doanh số xe điện tại đây đã tăng tới 84% so với cùng kỳ năm 2018, đạt khoảng 173.200 xe. Mấu chốt dẫn đến kết quả này được cho là nằm ở những vấn đề liên quan đến động cơ diesel cũng như sự ra mắt của các model mới có giá thành hợp lý hơn.
Trong bức tranh tích cực nêu trên, Tesla Model 3 không phải là nhân tố chủ đạo duy nhất. Bởi nếu không tính đến chiếc EV đến từ Mỹ, lượng tiêu thụ xe điện tại châu Âu vẫn tăng tới 45%. Những model như Renault Zoe, BMW i3 hay VW e-Golf đều cho thấy tăng trưởng tốt. Ngoài ra, cũng phải nhắc đến sự xuất hiện của các sản phẩm mới như Hyundai Kona, Jaguar I-Pace, Audi E-Tron hay Kia Niro - tất cả đều thuộc phân khúc SUV crossover.
Cũng theo Jato, sự khởi sắc của thị trường xe điện sẽ tiếp tục được duy trì, thậm chí là còn có thể tăng cao hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Bởi lẽ, giai đoạn này sẽ chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu EV mới nữa. Có thể kể đến I.D 3 của VW, Mercedes-Benz EQC, biến thể EV của Fiat 500 và Peugeot 208 cũng như hàng loạt model sắp ra lò tại Trung Quốc. Vừa mới đây thôi, Porsche cũng đã chính thức công bố phiên bản sản xuất của Taycan với rất nhiều điều hấp dẫn. Tuy nhiên, chiếc xe điện đầu tay của Porsche lại sở hữu một mức giá không hề dễ tiếp cận, cao hơn nhiều so với Tesla Model S.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Trung Quốc tham vọng đưa xe điện đạt 60% doanh số ô tô năm 2035 Một trong các thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới đang lên nhiều kế hoạch đầy tham vọng cho tương lai ngành công nghiệp ô tô. Theo Bloomberg, nhiều nguồn thạo tin cho biết Bắc Kinh hiện cân nhắc mục tiêu 60% ô tô bán ra tại Trung Quốc chạy bằng động cơ điện vào năm 2035. Bộ Công nghiệp và...