Con vít gắn lò xo này mang lại phương pháp cách âm giá rẻ, lắp đặt dễ dàng chẳng khác gì vít thường
Thử nghiệm cho thấy khác biệt của độ lớn âm thanh ở trong và ngoài phòng cách âm là 9 decibel.
Âm thanh phát ra từ gia đình sát vách hay phòng kế bên thường không được chào đón; tiếng nhạc, tiếng TV hay tiếng “tranh luận” có thể phá hỏng một buổi tối yên tĩnh của bạn. Nếu tường nhà lắp thêm tấm thạch cao, chúng có thể truyền âm chẳng khác gì những chiếc trống.
Có một nhóm các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng một con ốc vít gắn lò xo có thể đánh tan nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn của bạn, cũng như cách nó đánh tan sóng âm truyền qua tường vậy.
Có tên đầy đủ là Vít Hấp thụ Âm thanh Mang tính Cách mạng (hay gọi tắt là Vít Âm – Sound Screw), những con vít nằm gọn trong lòng bàn tay trông không khác mấy một con vít thường được lồng lò xo vào giữa. Thế nhưng sau thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Malm đã chứng minh khả năng của thiết bị thô sơ nhưng hiệu quả.
Khi bắt vít vào tấm thạch cao ép vào tường, người lắp đặt có thể vặn vít như bình thường; để phần nhọn bắt vào tường và phần đầu vít vẫn lộ diện trên bề mặt tấm thạch cao. Lò xo nằm giữa sẽ tạo ra một khoảng trống nhỏ khoảng vài milimet giữa tấm thạch cao và phần tường bên dưới.
Sóng âm, hay cụ thể hơn là rung động, truyền qua tường, tới lớp thạch cao sẽ bị các Vít Âm đánh tan. Thử nghiệm cho thấy người ngồi trong phòng được bảo vệ bằng Vít Âm nghe thấy ít âm thanh bên ngoài hơn; khác biệt giữa tiếng động trong và ngoài phòng có thể lên tới 9 decibel.
Video đang HOT
Vít Âm thay thế được vít thường, lắp đặt dễ dàng, mang lại giải pháp cách âm giá rẻ hơn những phương pháp khác. Bên cạnh đó, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, Vít Âm giảm lượng vật liệu cần trong xây dựng khi vít giảm được độ dày của tường và trần.
” Bằng vít của chúng tôi, bạn có thể treo tấm thạch cao trực tiếp lên tường [...] Sự linh động của con vít làm giảm tác động của sóng âm “, Hkan Wernersson nhận định. Anh là nhà nghiên cứu công tác tại Khoa Khoa học Vật chất và Toán học Ứng dụng, đã cộng tác với một chuyên gia âm học để thiết kế nên Vít Âm.
Sản phẩm vẫn chưa chính thức ra mắt. Hiện tại, công ty Akoustos chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối con vít này vẫn đang tiếp tục thử nghiệm ở quy mô lớn hơn, nhằm thu thập đủ dữ liệu thực tế và thu hút được nhà đầu tư lớn. Vì cấu trúc phức tạp hơn vít thường, Vít Âm sẽ có chi phí sản xuất cao hơn, tuy nhiên đây vẫn là giải pháp cách âm giá rẻ.
” Giá thành sẽ giảm khi số lượng vít được sản xuất tăng lên “, nhà nghiên cứu Hkan Wernersson nhận định.
Nỗi niềm có hàng xóm đam mê hát karaoke trong lúc nghỉ dịch
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người vẫn phải làm việc hoặc học tập tại nhà.
Thế nhưng, một số người than phiền rằng, việc làm tại nhà khiến họ "rối trí" vì ô nhiễm tiếng ồn.
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một số người không từ bỏ được việc hát karaoke tại nhà. (Ảnh minh họa: Sức Khỏe Đời Sống)
Chia sẻ trên trang Zing, bạn Đ.P (25 tuổi, nhân viên văn phòng, trú tại Gò Vấp) cho biết, dù là ngày Chủ nhật nhưng vẫn không được nghỉ ngơi trọn vẹn. Theo cô chia sẻ, hàng xóm thường bật nhạc bolero vào buổi trưa, sau đó chiều đến lại kéo loa hát karaoke cùng nhau. Không gian hẹp làm tiếng hát vang khắp xóm, khiến khá nhiều người khó chịu.
Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra liên tục nhiều ngày, từ thời điểm thực hiện các đợt giãn cách trước đó. Chịu áp lực công việc và vấn đề ô nhiễm tiếng ồn khiến P. bực bội, hiệu suất làm việc giảm và tinh thần cũng sa sút.
Cùng tình cảnh trên, T.V (24 tuổi, nhân viên quảng cáo, sống ở quận Bình Thạnh) bày tỏ sự khó chịu vì hàng xóm suốt ngày hát hò ồn ào. Khó khăn hơn, người hát lại chính là chủ trọ của cô nàng. Chia sẻ với Zing, người này nói: " Tiếng hát không chỉ khiến mất tập trung mà còn gây ra đau đầu, dễ cáu gắt. Về đến nhà, mình chỉ muốn nghỉ ngơi thư thái, dọn dẹp thay vì cảm thấy căng thẳng, ức chế vì những tiếng ầm ĩ từ người khác gây ra. Mình là người đi thuê nên khó có thể bảo chủ nhà chấm dứt, chỉ biết góp ý họ vặn nhỏ âm lượng hay tắt máy hát sớm khi đã về khuya ".
Được biết, căn phòng này V. đã chọn lựa rất kỹ càng nên việc hủy hợp đồng rồi chuyển sang phòng trọ mới thì hơi tiếc. Ngoài ra, dịch bệnh đang phức tạp, vấn đề chuyển trọ cũng không hề dễ dàng.
Một số bạn trẻ phải làm việc tại nhà trong giai đoạn giãn cách xã hội. (Ảnh minh họa: Tinh Tế)
Theo như chia sẻ của một số bạn trẻ chịu ảnh hưởng từ việc hàng xóm mở nhạc lớn, hát karaoke "xuyên suốt ngày đêm", mặc dù đã nhắc nhở nhưng chuyện đâu rồi lại đấy. Thậm chí, có người đã nhờ tới ban quản lý khu vực can thiệp nhưng chỉ được một thời gian ngắn.
Trước câu chuyện ô nhiễm tiếng ồn trong những ngày giãn cách xã hội, nhiều dân mạng đã bày tỏ quan điểm. Vài cộng đồng mạng cho rằng, việc giải trí trong ngày giãn cách xã hội giúp mọi người bớt áp lực vì phải ở nhà nhiều ngày, tuy nhiên, âm lượng nên hạn chế để tránh ảnh hưởng hàng xóm. Một số khác lại nhận định, đối với trường hợp nhắc nhở nhiều lần không nghe thì nên báo cơ quan chức năng và xử phạt.
Tài khoản T.Q chia sẻ: " Chắc họ nghĩ bản thân hát hay lắm nên hát hoài. Ví dụ có giải trí thì cũng một vừa hai phải thôi chứ nhỉ? Mình vừa phải học online, vừa họp trực tuyến với sếp rồi chạy deadline,... Có hôm muối mặt với đồng nghiệp vì mở voice đúng lúc hàng xóm hát Duyên Phận. Trời ơi là trời! Ai cũng ở nhà, nên ý thức một tý, vặn nhỏ loa lại hộ ".
Tài khoản Y.N bình luận: " Phòng mình sát bên cũng thế. Nhắc mãi không được, mình báo cơ quan chức năng luôn vì tội ăn nhậu hơn 2 người, lại còn hát với hò. Mệt người khác, ý thức để đâu chẳng biết ".
Nhiều người tranh thủ mua "đồ nghề" để hát karaoke tại nhà. (Ảnh: Lao Động)
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Nghị định 167 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; hành vi gây tiếng ồn lớn, làm ồn ào huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau thì xử phạt từ 100.000 - 300.000 đồng.
Ngoài ra, nếu có dấu hiệu tụ tập nhiều người nơi công cộng gây mất trật tự cộng đồng sẽ bị xử phạt lên tới 1.000.000 đồng. Trường hợp dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép thì xử phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng; phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP cũng quy định nếu hành vi hát karaoke xuyên đêm của các hộ gia đình, cá nhân trong xóm gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính thì có thể bị xử phạt cảnh cáo nếu vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA (đơn vị đo cường độ âm thanh, tính theo decibel), phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 2 dBA đến 40dBA.
Bên cạnh đó, nếu vi phạm trong thời điểm đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ, mức phạt này cho thể tăng cao hơn (chiếu theo luật phòng chống dịch trong lĩnh vực y tế).
Đối với những hành động thiếu ý thức, hát hò hoặc mở nhạc lớn ở khu dân cư trong thời gian giãn cách xã hội, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Góc khuất nghề telesale: Ngày 200 cuộc gọi, bị suy giảm thính lực Mỗi một nghề sẽ có những loại áp lực riêng, với nghề telesale thì điều đó đến từ vô số các cuộc gọi. Nghề này được những người trong giới gọi với cái tên hài hước là "nghề nghe chửi", bởi đa số sẽ bực mình khi phải nghe vài cuộc gọi chào hàng mỗi ngày. Thế nhưng, nếu biết được góc khuất...