Con uống hết sữa mẹ đừng vứt lon: đang rần rần mốt “đồ chơi 0 đồng” bé nào cũng mê
“Thích hơn cả mấy đồ chơi 400-500k mua trong siêu thị!” – chị Nguyễn Linh An đã phải gật gù công nhận khi tái chế thành công đồ chơi cho con từ những vỏ bao bì đã qua sử dụng.
1001 ý tưởng làm đồ chơi cho con từ vỏ lon sữa, hộp bột, chai lọ thủy tinh,… đã qua sử dụng
Không chỉ dùng mỗi vỏ lon sữa, các ba mẹ hiện nay rất sáng tạo khi tái chế vỏ bao bì của nhiều đồ vật cũ khác để tạo thành nhiều món đồ chơi độc lạ. Xu hướng tái chế này đang rất phổ biến và đa phần các em bé còn thích thú với đồ chơi tái chế còn hơn cả đồ chơi đắt tiền mua từ cửa hàng, siêu thị, mặc dù về chi phí thì đồ chơi tái chế rẻ hơn rất nhiều, thậm chí có những món được làm ra theo đúng nghĩa nhà-có-gì-dùng-nấy, chỉ tốn 0 đồng.
Tận dụng lon sữa đã uống hết làm thành thú đồ chơi cho con, thật sáng tạo đúng không các mẹ?
Hai em bé nhà mẹ Vũ Quỳnh Trang rất thích thú với chú cú vọ và voi con xinh xắn làm từ vỏ lon sữa
Chị Vũ Quỳnh Trang (Bắc Giang) có 2 em bé đang độ tuổi uống sữa, số lượng vỏ lon sữa rất nhiều nên chị đã nghĩ cách trang trí, tô vẽ thêm bằng giấy màu, bút dạ và súng bắn keo để tạo thành các con vật dễ thương như cú vọ, voi,… cho bé chơi. Cách làm và nguyên vật liệu cần dùng đến cực kì đơn giản, chi phí để làm nên món đồ chơi này rất ít nhưng kết quả thu được thì tuyệt vời ngoài sức mong đợi. Hai em bé nhà chị Trang thích thú với những con vật xinh xắn này vô cùng. Chị Trang chia sẻ: “Tái chế lại làm đồ chơi cho các con tuy có hơi mất thời gian nhưng bù lại vừa nâng cao tay nghề cho mẹ, vừa hứng thú cho con,vừa bảo vệ môi trường, vừa kích thích sự khám phá của các con nên mình thấy rất bổ ích.”
Vợ chồng chị Phạm Thị Ngọc Mỹ (Khoái Châu, Hưng Yên) còn tận dụng đặc điểm dễ lăn của vỏ lon sữa để tỉ mỉ lắp ráp thành chiếc “siêu xe” 4 bánh cho em bé đang độ tuổi tập đi. Những khoảnh khắc cả nhà hò reo vui cười khi bé “lái” chiếc xe đầu đời do chính tay bố chế tạo chứ không phải mua sẵn từ một cửa hàng đồ chơi nào chắc chắn sẽ là kỉ niệm gia đình quý giá.
“Siêu xe 4 bánh” cho bé tập đi của gia đình mẹ Phạm Thị Ngọc Mỹ. Chồng chị đã tự lắp ráp chiếc xe này cho con.
Tác phẩm đèn Trung Thu cho bé từ vỏ lon sữa đục lỗ của mẹ Trần Thị Nụ
“Thích hơn cả mấy đồ chơi 400-500k mua trong siêu thị!” – chị Nguyễn Linh An (Hà Nội) đã phải gật gù công nhận khi thấy đợt Trung thu vừa rồi, bé Shi con chị thay vì thích đèn ông sao, đèn lồng sặc sỡ mua ở Hàng Mã thì lại mê mẩn mấy cái lọ thủy tinh ăn dặm chị chỉ rửa sạch, lấy cọ vẽ tô màu lên rồi thắp nến bên trong. Có lẽ vì trong quá trình làm “đèn Trung thu tự chế”, chị dụ con cùng mẹ đóng góp vào quá trình tô màu, chọn màu vẽ nên bé thích thú và trân trọng thành quả mình làm ra hơn những chiếc đèn mua sẵn ngoài hàng.
Tác phẩm đèn Trung thu của mẹ Nguyễn Linh An và bé Shi
Một tác phẩm tương tự từ lọ thủy tinh ăn dặm, cũng rất đơn giản, tiết kiệm khi chỉ dùng màu vẽ và nến, mang phong cách chào đón Halloween của mẹ Nguyễn Hà và bé Mỡ (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)
Video đang HOT
Làm ô tô cho bé chơi từ vỏ bìa hộp các tông và nắp lọ dinh dưỡng ăn dặm – sản phẩm của gia đình mẹ Huỳnh Thị Thanh Nhung
Không chỉ là thú vị hơn hay tiết kiệm hơn, tái chế là bảo vệ môi trường
Chưa bao giờ xu hướng tái chế đồ vật cũ để làm đồ chơi cho con lại trở nên hot như hiện nay. Nguyên nhân chính là do cách làm đơn giản, tiết kiệm chi phí mua đồ chơi đắt tiền, các bé cũng thích thú và trân trọng món đồ chơi hơn, gia đình gắn kết hơn hẳn khi cả gia đình cùng bắt tay vào làm khiến tuổi thơ con trẻ càng trở nên ý nghĩa.
Tuy nhiên, phong trào tái chế này còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường rất to lớn trong tình hình hiện nay khi năm 2020 là một năm tràn ngập tin buồn về dịch bệnh, thiên tai. Thiên nhiên nổi giận cũng là kết quả từ những hành động của con người mà ra.
Mỗi người chỉ cần chung tay làm một hành động nhỏ để bảo vệ môi trường cũng sẽ giúp thế giới này tốt đẹp hơn rất nhiều. Hãy bắt đầu từ:
- Không xả rác bừa bãi
- Mua sắm đúng đủ theo nhu cầu (Mỗi một lần chán món đồ đang dùng, vứt đi và mua tiếp cái mới trong thời gian ngắn là một lần chúng ta gia tăng gánh nặng cho môi trường vì phải hứng chịu rác thải)
- Tái chế những đồ vật đã sử dụng để chúng lại được tiếp tục phục vụ con người chứ không phải rơi vào bãi rác.
…
Cuộc thi HiPP – Không chỉ là Organic
Thực phẩm hữu cơ (organic) dành cho trẻ em HiPP đến từ Đức – không chỉ mang đến nguồn dinh dưỡng organic lành mạnh, tốt đẹp nhất cho trẻ em trong hiện tại, mà còn luôn quan tâm đến cuộc sống của các thế hệ tương lai. Trong suốt hơn 120 năm qua, HiPP đã làm gì để bảo vệ môi trường
Lọ thủy tinh HiPP khả năng tái chế lên đến gần 100o bì bột HiPP sử dụng giấy tái chế, mực in trên toàn bộ tem nhãn sản phẩm là loại mực đảm bảo không gây độc hại tới môi trườngQuy trình sản xuất đảm bảo cân bằng cacbon ở tất cả khu vực nhà máy sản xuất của HiPPCác nhà máy của HiPP được cấp chứng chỉ EMAZ
Tất cả những gì mà HiPP theo đuổi với mục đích bảo vệ khí hậu, bảo vệ môi trường để lại thế giới đáng sống và đáng để yêu thương cho thế hệ con cháu.
Cùng lan tỏa thông điệp này tất cả mọi người bằng cách tham gia cuộc thi : HiPP – Không chỉ là organic, nhằm khuyến khích các ba mẹ sáng tạo, tái chế các sản phẩm mẹ và bé đã qua sử dụng để trở thành đồ dùng, đồ chơi cho con.
Tham dự cuộc thi bằng cách chụp ảnh hoặc quay lại video tái chế nhé ba mẹ!
GIẢI THƯỞNG:
1 Giải nhất: 1 Voucher mua sắm các sản phẩm HiPP trị giá 5 triệu đồng
1 Giải nhì: 1 Voucher mua sắm các sản phẩm HiPP trị giá 3 triệu đồng
3 Giải ba: Mỗi giải là 1 voucher mua sắm các sản phẩm HiPP trị giá 1 triệu đồng
Và rất nhiều giải khuyến khích: Mọi bài thi tham gia cuộc thi nếu được BTC lựa chọn để đăng tải trên Fanpage HiPP Việt Nam đều sẽ nhận được 1 voucher mua sắm các sản phẩm HiPP trị giá 500.000 đồng
THỂ LỆ CHI TIẾT XEM TẠI ĐÂY
THỜI HẠN THAM GIA: Đến hết 31/12/2020.
Mẹ Hà Nội tận dụng bìa các tông làm khủng long to bự, con trai thích thú chạy khắp nhà
Với các sản phẩm đồ chơi làm cho con chị Lục Huyền đều tự tay thiết kế và hoàn thành chỉ trong ít ngày.
Ngày nay, các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ nhỏ rất đa dạng, cả về mẫu mã, chất liệu cũng như hình dáng. Tuy nhiên, giá thành của các loại đồ chơi này cũng không hề ít.
Chị Lục Huyền (31 tuổi, Hà Nội) có cậu con trai Khải Anh năm nay mới lên 3 nên thường rất tốn kém trong chuyện chi tiền mua đồ chơi cho con. Điều đáng nói là trẻ nhỏ thường "cả thèm chóng chán", có những món đồ chơi chỉ thích thú ban đầu, sau đó sẽ "vứt xó" không động tới.
Vợ chồng chị Lục Huyền và con trai Khải Anh.
Chị Huyền thường mày mò làm những món đồ chơi độc lạ cho con, bé rất thích.
Với lý do đó, chị Huyền bắt đầu nảy ra ý tưởng tự làm đồ chơi cho con bằng vật liệu tái chế, có sẵn trong nhà, vừa để tiết kiệm chi phí mà lại "đổi mới". Thật ngạc nhiên, các món đồ chơi mẹ tự chế lại nhận được sự phấn khích rất lớn từ bé Khải Anh. Thậm chí con còn chơi rất lâu, lại càng là động lực để bà mẹ trẻ mày mò.
2 món đồ chơi được bà mẹ 8X tự tay làm đó chính là con khủng long và chiếc xe bus, đều được làm từ vỏ thùng bìa các tông nước khoáng và thùng mì tôm.
Con khủng long rỗng phía trong, bé Khải Anh có thể chui vào, đi lại chơi quanh nhà.
" Công việc của mình chủ yếu làm ở nhà, thời gian rảnh cũng nhiều nên có thể tự làm ra những món đồ chơi độc lạ cho con.
Mình bắt đầu bằng việc lên mạng tìm đọc hiểu cách làm. Sau đó cắt thùng bìa các tông ghép lại với nhau tạo thành hình con vật hay chiếc xe mong muốn. Kế đến là lấy giấy A4 dán lên và tô màu nước theo ý thích của mình.
Với xe bus cũng giống như con khủng long đều làm như vậy. Đèn xe bus thì mình cắt giấy cuộn tròn rồi dán cho nó lồi ra. Làm như vậy con sẽ thích hơn là vẽ đèn" - chị Huyền cho hay .
Chiếc xe bus do chính tay chị Huyền thiết kế.
Sản phẩm này Khải Anh cũng có thể tự lái được.
Cũng theo mẹ Lục Huyền, công đoạn cắt ghép xe hay con khủng long thì rất nhanh, chỉ khi dán giấy a4 lên và tô màu thì lâu vì phải đợi màu khô mới làm tiếp, không thì sẽ nhoè.
"Vừa trông con vừa làm nên với mỗi sản phẩm mình phải mất 2 ngày mới hoàn chỉnh".
Ngoài làm đồ chơi, chị Lục Huyền cũng học theo các bà mẹ khác trên mạng xã hội làm nhà cho con bằng bìa các tông. Để ngôi nhà được vững chắc và khi bé chui vào không bị đổ, mẹ Lục Huyền đầu tư tiền mua hẳn loại thùng bìa các tông đựng tủ lạnh ở các siêu thị, còn cứng và khá mới mất 220 nghìn đồng.
Ngôi nhà nhỏ của Khải Anh
"Để làm nhà cho con các mẹ có thể tận dụng các thùng bìa các tông có sẵn trong nhà cũng được nhưng mình muốn ngôi nhà vững chãi nên đi mua thùng bìa còn mới, còn cứng.
Về mẫu thiết kế nhà, mình lấy ý tưởng từ ngôi nhà bằng bìa các tông của một người chị họ (mua sẵn ngoài hàng 900 nghìn). Sau đó mình kẻ vẽ trên thùng bìa của mình, dùng máy cắt của bà nội để cắt.
Để ngôi nhà trông đẹp mắt hơn, mình dùng dao dọc giấy cắt tỉa mái và tường nhà những hình ngôi sao, ông trăng... Nhìn ở phía trong nhà rất đẹp.
Sau khi ngôi nhà thô đã được dựng lên, mình dùng sơn, sơn bên phía ngoài tường nhà, mái nhà các hình thù ngộ nghĩnh để ngôi nhà trông đẹp mắt hơn.
Cũng giống như sản phẩm là chú khủng long hay xe bus, bé Khải Anh rất thích ngôi nhà mẹ làm cho, thường xuyên chui vào trong đó để ngồi chơi (cười). Có hôm cầm chăn gối vào đó ngủ cũng chẳng chịu ra nữa".
Bà mẹ Hà Nội tự làm nhà đồ chơi bằng thùng các tông, các con thích chí dọn luôn vào ở Chỉ cần tận dụng các món đồ cũ trong nhà, chị Tú đã tự sáng tạo ra những món đồ chơi "bền - đẹp - rẻ" cho 2 nhóc tỳ nhà mình. So với việc mua đồ chơi ngoài hàng, nhiều bậc phụ huynh lại thích tự mày mò, làm tặng con các món đồ chơi hơn. Bởi việc này không chỉ giúp...