Con tử vong vì sai lầm của mẹ khi cho uống thuốc, bác sĩ nói “làm thế là hại trẻ”
Bác sĩ Phương Điền làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Hoa Đô ở Quảng Châu, Trung Quốc đã chia sẻ về một trường hợp đáng tiếc khi người mẹ có hành động sai lầm lúc cho con uống thuốc khiến đứa trẻ nghẹt thở dẫn tới tử vong.
Ở vùng quê phía tây nam Trung Quốc, đứa trẻ 8 tuổi được bác sĩ kê đơn thuốc bắc để chữa bệnh. Tuy nhiên vì thuốc khá đắng, trẻ nhỏ thường không thích uống nên liên tục đẩy bát nước thuốc ra.
Người mẹ ở nhà một mình với con, dỗ dành mãi không được nên đã giữ chặt đứa trẻ trong lòng rồi dùng tay bóp mũi, đồ thuốc vào miệng con. Dù đứa trẻ uống được thuốc nhưng không lâu sau đã tử vong vì ngạt thở. Người mẹ sau đó hết sức hối hận.
Trong cuộc sống thực tế, việc cho trẻ uống thuốc đôi khi giống như một “trận chiến” của bố mẹ với con cái vì trẻ không chịu hợp tác. Chính vì thế có những bậc phụ huynh do mất kiên nhẫn nên đã giữ con rồi bóp mũi, bóp miệng để ép trẻ uống thuốc.
Cách làm này dù khiến trẻ uống được thuốc nhưng sẽ bị tâm lý sợ thuốc, lần sau lại không chịu uống. Hoặc nguy hiểm hơn là khiến trẻ bị sặc dẫn tới nghẹt thở, tử vong. Bác sĩ Phương Điền cũng cảnh báo các bậc phụ huynh hành động này chính là hại trẻ, không nên thực hiện.
Cảnh báo nguy hiểm khi dùng tay bóp mũi, bóp miẹng trẻ để uống thuốc
Khi bóp mũi trẻ và cho uống thuốc, trẻ chỉ có thể thở qua đường miệng, dễ gây ho, sặc dẫn tới nhiễm trùng phổi nghhiêm trọng và thậm chí là nghẹt thở.
Khi chất lỏng xâm nhập vào phổi sẽ rất phức tạp khi khám vì cần phải nội soi phế quản và việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Bóp mũi trẻ có thể gây tổn thương niêm mạc mũi và mạch máu trong mũi nếu lực quá mạnh. Ngoài ra có thể khiến các chất dịch trong mũi chui vào tai, gây viêm tai giữa.
Video đang HOT
Việc ép buộc trẻ uống thuốc bằng cách bóp mũi, miệng sẽ càng làm cho trẻ khó chịu hơn khi uống thuốc và càng chống đối.
Trẻ từ chối uống thuốc, cha mẹ có thể chọn những loại thuốc sau:
Chọn dạng bào chế, cố gắng tránh thuốc có vị đắng: Nhiều loại thuốc có dạng bào chế và một số thuốc hiện còn được bổ sung thêm hương vị trái cây để giảm bớt vị đắng. Phụ huynh có thể hỏi bác sĩ có thể lựa chọn những loại thuốc có hương vị dễ chịu hơn cho trẻ nếu có thể.
Một số loại thuốc có thể uống với sữa: loại nước tốt nhất để uống thuốc là nước lọc nhưng có một số thuốc có thể uống với sữa. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên tham khảo trước ý kiên của bác sĩ.
Khiến cho trẻ thoải mái khi uống thuốc, có thể giả vờ việc uống thuốc là một hoạt động thú vị để trẻ cũng cảm thấy muốn ăn.
Theo eva.vn
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm.
Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Vì vậy, cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những thức ăn cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy:
Sữa chua, váng sữa, phô mai các loại
Sữa chua có nhiều tác dụng mà một trong số đó là kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh. Nhưng trong hoàn cảnh bé đang bị đi ngoài sườn sượt đến ướt sũng quần thì sữa chua lại là thực phẩm rất không thích hợp. Kể cả bạn có mất công lựa chọn loại sữa chua lên men từ Pháp, Ý hay Úc, sữa chua từ sữa bò cao cấp, bổ sung hoa quả hay vi sinh thì việc không thích hợp vẫn là không thích hợp.
Với váng sữa, phô mai uống, phô mai que hoặc phô mai ăn liền. Váng sữa vẫn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể ăn liền giống như sữa chua. Nhưng nếu cho bé đang bị tiêu chảy ăn thì bé sẽ đi ngoài nặng hơn.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này giàu tính axít (với sữa chua), giàu chất béo (váng sữa, phô mai). Những đặc tính này có hiệu ứng kích thích nhu động ruột mạnh làm ruột cử động mạnh hơn. Hậu quả, em bé sẽ bị đau bụng nhiều hơn nếu có đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn nếu phân có nước. Nó kích thích đường ruột tiết ra khá nhiều dịch nên phân lỏng sẽ gần như tóe nước khi bé buồn đi đại tiện.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng các loại
Với các bé khỏe mạnh, nước hoa quả là một loại nước rất tốt. Nhưng với các bé tiêu chảy, chúng tôi khuyên nên cân nhắc loại thực phẩm này. Không phải do các thực phẩm này không tốt. Mà lý do của việc nên cân nhắc là vì các thực phẩm này dễ tiếp nạp thêm vi khuẩn trong quá trình sơ chế.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng có đặc điểm là thơm, nhiều đường. Chúng thu hút các loại côn trùng, nhất là ruồi. Dụng cụ chế biến nước hoa quả hay nước mía như máy xay, máy ép dễ bị bám cặn đường. Dù bạn có che chắn, che đậy thì bạn chỉ che đậy được những côn trùng đại thể như ruồi, muỗi. Bạn không thể che chắn, ngăn cách các vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn. Chúng vẫn bám vào, lên men và đôi khi tiếp nạp thêm ngay bạn chế biến xong.
Nếu làm xong, vì một lý do nào đó, bạn chưa cho bé ăn ngay, chúng đã tiếp nạp thêm các vi khuẩn. Nếu các bé được cho ăn những thực phẩm này thì càng bé dễ bị tiêu chảy nặng thêm. Bạn chỉ cần để đĩa dưa hấu xắt miếng ở ngoài bàn chừng 30 phút là bé đã có thể có nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn thêm rồi.
Cá, tôm và các loại thủy sản
Nếu bé nhỏ bị tiêu chảy, bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi danh sách. Bởi lẽ loại thực phẩm này có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, các nhóm thực phẩm này có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm. Hậu quả của phản ứng này là bé bị đau bụng và nôn trớ.
Một em bé đã bị tiêu chảy không kể nguyên nhân, vốn đã bị đau bụng và mất nước qua phân, nay lại bị thêm đau bụng và nôn trớ thì chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa", bệnh sẽ nặng hơn, mất nước lại càng mất nước.
Thứ hai, các thực phẩm này có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Lỡ dở trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đựng thức ăn, bạn để dây những vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của bé thì coi như bé đã được "tặng" thêm một lượng lớn mầm bệnh vào đường ruột đang yếu ớt. Do đó, những thực phẩm nên đình chỉ, mặc dù nó tốt.
Ngoài ra cần tránh những thực phẩm sau:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...
Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...
Theo Eva
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...