Con tự nhiên kêu đau chân, nhất là vào buổi tối, mẹ tưởng con nói dối nhưng có thể bé đang gặp hiện tượng này
Trong quá trình nuôi con, ngoài các triệu chứng phổ biến như ho, cảm sốt, đôi khi trẻ còn có những biểu hiện lạ khiến bố mẹ hết sức lo lắng.
Chẳng hạn như hiện tượng bé thường xuyên hay thỉnh thoảng có những cơn đau chân, đau đến mức không ngủ được. Có bé kêu đau 1 vài lần, có bé than thở rất nhiều lần, lặp đi lặp lại nhưng lại không đau đến mức không đi được mà có khi hôm trước kêu đau, hôm sau vẫn chạy nhảy bình thường. Bởi thế, nhiều bố mẹ đã nghĩ con chỉ đang kêu giả vờ thôi, không nghĩ rằng con bị đau chân thật.
Theo bác sĩ Nhi khoa Lưu Hồng Vân, người được nhiều mẹ bỉm sữa ở TP. Hồ Chí Minh tin tưởng bởi sự hiền lành và tận tâm khi thăm khám cho trẻ nhỏ, nếu bé nhà bạn từng kêu đau chân với các biểu hiện trên, có khả năng bé đang bị đau tăng trưởng.
Đau tăng trưởng là gì?
Đau tăng trưởng là tình trạng đau như chuột rút ở cơ, đau nhức cơ bắp thường xảy ra ở cả hai chân, gặp ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, trẻ tiểu học. Có thể bắt đầu xảy ra ở trẻ 3-4 tuổi, đỉnh xuất hiện thứ 2 là giai đoạn 8-12 tuổi.
Mức độ đau khác nhau đối với các trẻ. Một số trẻ bị đau rất nhiều, một số trẻ chỉ đau nhẹ. Biểu hiện của đau tăng trưởng là trẻ có cảm giác đau ở cả hai chân, đặc biệt là ở mặt trước của đùi, mặt sau của chân (bắp chân) hoặc phía sau đầu gối.
Bố mẹ cần nghĩ đến hiện tượng đau tăng trưởng khi con thỉnh thoảng kêu đau nhức chân (Ảnh minh họa).
Hầu hết trẻ em không bị đau mỗi ngày. Tuy nhiên, cơn đau có thể xuất hiện tới lui trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hầu hết trẻ em sẽ hết hoàn toàn các cơn đau trong vòng vài năm. Cơn đau thường xuất hiện vào cuối buổi chiều và buổi tối, ngay trước giờ ăn tối và trước khi đi ngủ. Các cơn đau ở chân có thể đau đến mức có thể đánh thức con bạn khi bé đang ngủ.
Nếu con bạn có vẻ hoàn toàn ổn vào buổi sáng, đừng vội nghĩ rằng con bạn đang nói dối, hay đang làm quá vấn đề lên, vì các cơn đau tăng trưởng biến mất vào buổi sáng. Chúng thường không cản trở khả năng chơi thể thao hoặc năng động của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị đau tăng trưởng có thể nhạy cảm hơn với cơn đau. Những bé này cũng dễ bị đau đầu và đau bụng kèm theo.
Mặc dù tên là “đau tăng trưởng”, nhưng hiện không có bằng chứng nào cho thấy cơn đau liên quan đến sự tăng trưởng. Trước đây, các bác sĩ nghĩ rằng do tốc độ phát triển nhanh của xương so với gân cơ dẫn đến tình trạng đau này. Tuy nhiên, với các nghiên cứu hiện nay thì giả thuyết đó không đúng. Thay vào đó, đây chỉ đơn giản là đau cơ do các hoạt động thể lực trong ngày của bé, bao gồm chạy, nhảy, leo trèo…. Trẻ hay bị đau tăng trưởng thường xuyên hơn khi chơi thể thao cả ngày.
Video đang HOT
Làm thế nào để chẩn đoán đau tăng trưởng?
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán các cơn đau tăng trưởng bằng cách khám rất kỹ cho bé và hỏi các câu hỏi về bệnh sử và các triệu chứng. Điều quan trọng là cần phải loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây đau trước khi đưa ra kết luận đau tăng trưởng. Đây là lý do tại sao bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có bé than thở bị đau chân.
Nếu con bạn có những cơn đau tăng trưởng, bác sĩ sẽ không thấy có gì bất thường trong quá trình khám sức khỏe. Xét nghiệm máu và chụp X-quang thường không cần thiết trong trường hợp này.
Điều trị đau tăng trưởng như thế nào?
Điều trị các cơn đau phụ thuộc vào mức độ đau của con bạn. Những việc làm sau đây có thể giảm bớt sự khó chịu và giúp con bạn cảm thấy tốt hơn:
- Massage chân.
- Kéo căng cơ chân.
- Đặt một miếng vải ấm hoặc miếng đệm ấm vào chân bị đau. Lưu ý độ nóng để tránh làm bỏng da của bé.
- Uống thuốc giảm đau: Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Lưu ý liều lượng thích hợp cho con bạn.
Lưu ý: Không bao giờ cho trẻ em uống thuốc Aspirin. Sử dụng Aspirin ở trẻ em có liên quan đến một căn bệnh đe dọa tính mạng được gọi là hội chứng Reye.
Đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng con đang gặp phải (Ảnh minh họa).
Phân biệt đau tăng trưởng với các triệu chứng bệnh lý khác
Bố mẹ cần đưa con đi thăm khám nếu trẻ có biểu hiện đau chân kèm theo xuất hiện các triệu chứng sau:
- Chấn thương.
- Sốt.
- Ăn mất ngon.
- Đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn.
- Phát ban.
- Khớp đỏ, ấm, đau, sưng.
- Mệt mỏi.
- Yếu đuối.
- Giảm cân.
Bác sĩ CKI Lưu Hồng Vân tốt nghiệp Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, có 13 năm công tác tại những bệnh viện lớn như Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, Bệnh viện Nhi đồng 1. Hiện tại, bác sĩ Lưu Hồng Vân đang làm việc tại 1 phòng khám nhi khoa tại TP. Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Lưu Hồng Vân được giới mẹ bỉm sữa yêu thích vì sự hiền lành, tận tâm theo dõi bệnh con sát sao. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thực hành y khoa tại các môi trường công lập cũng như quốc tế, theo phương châm hạn chế tối đa kháng sinh và các can thiệp không cần thiết, bác sĩ Vân là một địa chỉ được nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm.
Những nguyên tắc cần nhớ vào buổi tối để nói không với ung thư
Trên 45 tuổi, nguy cơ mắc ung thư ở cả nam và nữ đều tăng cao. Bác sĩ khuyến cáo những người thuộc nhóm này nên có những thay đổi trong thói quen vào buổi tối, để ung thư tránh xa.
Không hút thuốc, uống rượu vẫn có thể mắc ung thư
Khi đến bệnh viện để nội soi dạ dày, ông Lưu, 55 tuổi, người Trung Quốc bất ngờ phát hiện khối u ác tính dạ dày ở giai đoạn cuối. Khi biết được tình trạng của mình, ông Lưu đã rất ngạc nhiên, bởi ông chưa từng hút thuốc, thậm chí việc uống bia, rượu cũng rất hiếm khi. Trong khi đó, nhiều người bạn thường xuyên nhậu nhẹt của ông lại vẫn đang khỏe mạnh.
Với trường hợp của ông Lưu, bác sĩ điều trị giải thích rằng, mặc dù thuốc lá và đồ uống có cồn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là tác nhân gây ung thư hàng đầu, nhưng vẫn còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh nan y này.
"Thực tế tại khoa Khám bệnh, các trường hợp người không hút thuốc hay nghiện rượu bia mắc ung thư, mà chúng tôi đã gặp không phải là hiếm. Thậm chí, nhiều người dù tuổi còn trẻ nhưng đã mắc ung thư giai đoạn cuối" - BS này chia sẻ.
Những nguyên tắc vào buổi tối để nói không với ung thư
Trên 45 tuổi, nguy cơ mắc ung thư ở cả nam và nữ đều tăng cao. Từ câu chuyện thực tế của ông Lưu, các bác sĩ khuyến cáo những người thuộc nhóm này, kể cả không hút thuốc hay nghiện bia rượu, nên có những thay đổi sau vào buổi tối, để ung thư tránh xa:
Ăn nhạt vào buổi tối: Từ tuổi 45, hãy tập cho mình thói quen ăn nhạt vào buổi tối. Việc tránh lạm dụng các loại gia vị, đặc biệt là muối trong bữa cuối ngày không chỉ giúp giảm gánh nặng cho đường ruột và dạ dày, mà còn tối ưu hóa khả năng hấp thụ vitamin và chất xơ từ thực phẩm, đây vốn là những dưỡng chất hữu ích trong việc ngăn ngừa khối u.
Không ăn vặt: Nếu đã ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, mà vẫn duy trì thói quen ăn vặt vào buổi đêm, đặc biệt là ăn các món nướng, chiên rán hoặc đồ cay thì nguy cơ khởi phát ung thư sẽ tăng lên.
Ngủ sớm hơn: Thức khuya trong một thời gian dài là nguyên nhân làm tăng rủi ro khởi phát ung thư. Cụ thể, thiếu ngủ sẽ làm tăng sự tích lũy của các gốc tự do trong cơ thể. Nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch máu, nó sẽ gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,...; gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc chết tế bào, dẫn đến lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Tập thể dục vào ban đêm: 1-2 tiếng sau khi ăn tối, chúng ta nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Không chỉ cải thiện sức khỏe, tập thể dục còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Các chuyên gia khẳng định, miễn là bạn duy trì đều đặn thói quen tập thể dục, thì nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, điển hình là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng sẽ được giảm xuống đáng kể.
Không chỉ những người từ 45 tuổi trở lên, tập thể dục là giải pháp hiệu quả cho mọi lứa tuổi để phòng chống ung thư. Ở nam giới, tăng cường tập thể dục có liên quan đến việc giảm tới 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ở phụ nữ, hoạt động thể chất nhiều hơn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 10% và nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin, ung thư nội mạc tử cung thấp hơn tới 18%.
Bàn chân là "bộ não thứ 2" của cơ thể: Nếu có 3 sự thay đổi này ở chân, coi chừng nhiều cơ quan nội tạng đang "kêu cứu" Trong nhiều trường hợp, thông qua những sự thay đổi như tê chân, đau chân, sưng chân... cũng giúp chúng ta chẩn đoán những vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải. Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc da, tóc, mũi, miệng... mà ít khi chú ý đến sức khỏe của bàn chân. Thực tế, bàn chân chính...